Phác đồ điều trị nhiễm trùng huyết ở trẻ em

2017-06-29 05:15 PM
Nhanh chóng khôi phục thể tích tuần hoàn, bằng dung dịch điện giải, cao phân tử, trong trường hợp sốc nặng đo áp lực tĩnh mạch trung tâm.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Nhận định chung

Nhiễm trùng huyết là tình trạng có sự hiện diện của vi khuẩn trong dòng máu kèm theo biểu hiện lâm sàng của nhiễm trùng. Biến chứng thường gặp và nguy hiểm là sốc nhiễm trùng. Tác nhân thường gặp thay đổi tùy theo tuổi và ổ nhiễm trùng nguyên phát.

Tác nhân nhiễm khuẩn cộng đồng thường gặp

Gram dương: Liên cầu nhóm B, phế cầu, tụ cầu vàng.

Gram âm: Hemophilus influenzae Vi khuẩn thường gặp theo nhóm tuổi:

Sơ sinh: Group B Streptococcus, E.coli, Listeria monocytogene, Stapylococcus aureus.

Nhũ nhi: Hemophilus influenzae, Streptococcus pneumoniae, Stapylococcus aureus, Meningococcus.

Trẻ lớn: Streptococcus pneumoniae, Meningococcus, Stapylococcus aureus, Enterobacteriacae.

Nhiễm khuẩn bệnh viện

Vi khuẩn, Klebsiella, Pseudomonas, Acinetobacter Nấm: Candida albican

Yếu tố nguy cơ

Sơ sinh.

Suy dinh dưỡng, béo phì.

Giảm bạch cầu.

Điều trị corticoide.

Nằm viện.

Thủ thuật xâm lấn.

Phác đồ điều trị nhiễm trùng huyết ở trẻ em

Nguyên tắc điều trị

Điều trị sốc nếu có.

Điều trị kháng sinh ban đầu sớm và phù hợp, tiếp theo tùy đáp ứng lâm sàng và kết quả vi sinh.

Cấy máu trước khi cho kháng sinh.

Điều trị biến chứng.

Bù dịch điều trị sốc nhiễm trùng nếu có

Đưa bệnh nhân ra sốc trong giờ đầu.

Nhanh chóng khôi phục thể tích tuần hoàn bằng dung dịch điện giải, cao phân tử, liều 20ml/kg truyền tĩnh mạch nhanh. Trong trường hợp sốc nặng có thể tối đa 60 ml/kg/giờ và xem xét chỉ định đo áp lực tĩnh mạch trung tâm (CVP).

Cần duy trì CVP ở mức 10 -15 cmH2O.

Nếu không đáp ứng và CVP bình thường hoặc cao thì dùng thuốc vận mạch: Dopamine và Dobutamine. Liều Dopamine 5 - 10 mg/kg/phút tối đa 10mg/kg/phút. Dobutamine 5 -15 mg/kg/phút.

Trong trường hợp thất bại với Dopamin, Dobutamin có thể phối hợp Dobutamin liều 05  g/kg/phút  với Nor-Adrenalin 0,02 - 0,05  mg/kg/phút tối đa 5mg/kg/phút.

Kháng sinh ban đầu trước khi có kết quả phân lập vi khuẩn

Cần dùng kháng sinh đường tĩnh mạch sớm ngay sau khi cấy máu. Chọn lựa kháng sinh tốt nhất là tùy theo tác nhân. Nhưng kết quả cấy máu cho kết quả chậm, do đó trên thực tế chọn kháng sinh ban đầu dựa vào kinh nghiệm. Các yếu tố để chọn lựa kháng sinh ban đầu:

Ổ nhiễm khuẩn hoặc nghi ngờ.

Nhiễm khuẩn cộng đồng hay bệnh viện (nhiễm khuẩn bệnh viện thường do vi khuẩn đa kháng).

Kết quả soi và nhuộm Gram mẫu bệnh phẩm.

Mức độ đề kháng kháng sinh tại địa phương, bệnh viện, khoa.

Dựa vào ổ nhiễm khuẩn tìm thấy hoặc nghi ngờ

Nhiễm trùng tiểu: Vi khuẩn Gr (-), Enterococcus: Cefotaxime hoặc Ceftriaxone.

Nhiễm trùng tiêu hóa - Gan mật: Vi khuẩn Gr (-), Enterbacteriacea: Cefotaxime/Ceftriaxone Hoặc Fluoroquinolone (Ciprofloxacin hoặc Pefloxacine) Hoặc Carbapenem (Imipenem/ Meropenem) khi có sốc nhiễm khuẩn - Cần phối hợp Aminoglycoside (Gentamycin/ Amikacin) - Có thể thêm Metronidazole nếu nghi vi khuẩn kỵ khí.

Nhọt da, áp xe, viêm phổi có bóng khí: Tụ cầu Oxacilline hoặc Clindamycin hoặc Cephalosporin thế hệ 1 + Gentamycine - Dùng Vancomycine nếu nghi ngờ MRSA hoặc đang sốc.

Viêm phổi cộng đồng: H.influenzae, S. pneumoniae: Cefotaxime/Ceftriaxone + Aminoglycoside.

Nhiễm trùng huyết não mô cầu: N. meningitidis: Cefotaxime/Ceftriaxone.

Nhiễm trùng ổ bụng sau phẫu thuật: Vi khuẩn Gram (-),Vi khuẩn kỵ khí: Cefotaxime/Ceftriaxone hoặc Fluoroquinolone hoặc Ertapenem khi có sốc nhiễm khuẩn phối hợp với Aminoglycoside thêm Metronidazole khi nghi ngờ vi khuẩn kỵ khí.

Nhiễm khuẩn bệnh viện

Thường do vi khuẩn đa kháng.

Áp dụng liệu pháp xuống thang bắt đầu với kháng sinh phổ rộng. Sau 48 - 72 giờ tùy đáp ứng lâm sàng và kết quả vi sinh sẽ chọn lựa kháng sinh phổ hẹp phù hợp.

Thường kết hợp kháng sinh để tăng mức độ diệt khuẩn.

Kháng sinh: Imipenem/meropenem hoặc Quinolone hoặc Ticarcillin - clavuclinic acid. hoặc Cefoperazone-Sulbactam ± Amikacin.

Phối hợp thêm Vancomycine nếu nghi do tụ cầu.

Nhiễm khuẩn cộng đồng không tìm thấy ổ nhiễm khuẩn

Trẻ < 2 tháng tuổi trước đó bình thường:

Ampicilline + Gentamycine + Cefotaxime.

Nếu có kèm sốc: Quinolone hoặc Ceftazidime hoặc Cefepim hoặc Imipenem/meropenem.

Nếu nghi tụ cầu: Cefotaxime + Oxacillin ± Gentamycine. Nếu có sốc thay Oxacillin bằng Vancomycin.

Trẻ > 2 tháng tuổi trước đó bình thường

Cefotaxime hoặc Ceftriaxone hoặc Quinolone .± Gentamycine.

Nếu có kèm sốc: Quinolone hoặc Ceftazidime hoặc Cefepim hoặc Imipenem/meropenem.

Nếu nghi tụ cầu: Thêm Oxacillin hoặc Vancomycin khi có sốc.

Trên cơ địa suy giảm miễn dịch hoặc giảm bạch cầu hạt:

Cefotaxime hoặc Ceftriaxone hoặc Ceftazidime hoặc Fluoroquinolones ± Amikacin.

Nếu có kèm sốc: dùng Imipenem/meropenem ± Amikacin.

Nghi tụ cầu: thêm Oxacillin hoặc Vancomycin khi có sốc.

Kháng sinh tiếp theo khi có kết quả vi sinh

Sau 48 - 72 giờ đánh giá lại đáp ứng kháng sinh dựa vào lâm sàng và kết quả vi sinh. Phần lớn kết hợp kháng sinh chỉ cần thiết ở 3 - 5 ngày đầu điều trị để tăng khả năng diệt khuẩn, giảm đề kháng. Thời gian điều trị kháng sinh trung bình 10 - 14 ngày hoặc kéo dài hơn tùy ổ nhiễm khuẩn, tác nhân gây bệnh hoặc đáp ứng lâm sàng.

Ngưng kháng sinh sau khi đủ ngày điều trị kèm bệnh nhân hết sốt, tổng trạng tốt, chỉ số xét nghiệm nhiễm khuẩn trở về bình thường.

Cấy máu dương tính

Việc tiếp tục kháng sinh đang dùng hay thay đổi kháng sinh tùy thuộc vào đáp ứng lâm sàng và kết quả kháng sinh đồ, trong đó đáp ứng lâm sàng là quan trọng nhất. - Đáp ứng lâm sàng tốt: tiếp tục kháng sinh đang dùng đủ 10 - 14 ngày. - Lâm sàng không cải thiện: đổi kháng sinh theo kháng sinh đồ.

Cấy máu âm tính

Đáp ứng lâm sàng tốt: tiếp tục kháng sinh đang dùng đủ 10 - 14 ngày.

Lâm sàng không tốt: đổi kháng sinh tùy theo ổ nhiễm trùng nguyên phát nghi ngờ.

Từ nhiễm trùng tiểu:

Ciprofloxacin / Pefloxacin + Amikacin.

Từ viêm phổi:

Ceftazidime/ Pefloxacin / Ciprofloxacin + Amikacin.

Nếu không đáp ứng: Cefepim/ Imipenem / Meropenem+ Amikacin.

Nếu nghi tụ cầu kháng thuốc: thêm Vancomycin.

Từ nhiễm trùng da:

Vancomycin.

Nếu có ban xuất huyết: Ciprofloxacin / Pefloxacin.

Liên quan đặt catheter tĩnh mạch:

Vancomycin.

Nghi nhiễm trùng bệnh viện:

Nghi do Gr (-): Cefepim / Imipenem/ meropenem ± Amikacin.

Cơ địa suy giảm miễn dịch: Ciprofloxacin / Pefloxacin (nếu chưa dùng) hoặc Cefepim/ Imipenem + Amikacin.

Nghi tụ cầu kháng Methicillin: Dùng Vancomycin.

Nghi nấm: thêm Fluconazole hoặc Amphotericin B.

Điều trị biến chứng

Rối loạn đông máu: truyền tiểu cầu và huyết tương đông lạnh, kết tủa lạnh.

Toan chuyển hóa: thường là hậu quả của sốc nên cần điều trị tích cực sốc nhiễm trùng tránh để sốc kéo dài. Trong trường hợp toan hóa máu nặng cần điều chỉnh bằng Bicarbonate.

Không khuyến cáo.

Dopamine liều thấp để ngừa suy thận cấp vì không tác dụng.

Corticoides tĩnh mạch: nhiều nghiên cứu cho thấy hiệu quả chưa rõ ràng và có thể làm tăng nguy cơ bội nhiễm, xuất huyết.

Immunoglobuline chưa thấy hiệu quả giảm tử vong.

Lọc máu liên tục

Lọc máu liên tục: Ngoài điều trị suy thận cấp lọc máu còn giúp loại bỏ Cytokine và các hóa chất trung gian. Chỉ định:

Suy thận cấp kèm huyết động học không ổn định (suy thận cấp: thiểu  ³ 24 giờ hoặc Creatinin niệu > 0,4 mmol/L hoặc tăng > 0,1mmol/L/ngày) .

Suy đa cơ quan.

Phẫu thuật

Cần có chỉ định sớm phẩu thuật loại bỏ ổ mủ trong trường hợp nặng vừa hồi sức vừa can thiệp ngoại khoa.

Dẫn lưu ổ mủ.

Phẫu thuật loại bỏ ổ nhiễm trùng.

Theo dõi.

Bài viết cùng chuyên mục

Phác đồ điều trị bệnh màng trong trẻ đẻ non

Thở nCPAP để ngăn xẹp phế nang, duy trì dung tích cặn chức năng, và giảm các cơn ngừng thở, thở máy không xâm nhập.

Phác đồ điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu nguyên phát ở trẻ em

Xuất huyết giảm tiểu cầu tiên phát, là tình trạng rối loạn trung gian miễn dịch mắc phải, đặc trưng là số lượng tiểu cầu giảm đơn độc.

Phác đồ điều trị táo bón ở trẻ em

Táo bón do nguyên nhân thần kinh, thần kinh dạ dày ruột, hoặc thần kinh trung ương như bại não, thoát vị màng não tủy, u dây sống.

Phác đồ điều trị suy dinh dưỡng do thiếu Protein năng lượng ở trẻ em

Suy dinh dưỡng hiện nay đang là vấn đề sức khoẻ quan trọng, và phổ biến nhất của trẻ em trong các nước đang phát triển, như ở nước ta hiện nay.

Phác đồ điều trị tăng áp lực động mạch phổi dai dẳng ở sơ sinh

Sự phân bố hệ cơ bất thường của các động mạch phế nang, gây giảm diện tích thiết diện ngang của giường mao mạch phổi, và tăng sự đề kháng mao mạch phổi.

Phác đồ điều trị dị ứng thuốc ở trẻ em

Phản ứng giả dị ứng bao gồm, những yếu tố kích thích trực tiếp tới đáp ứng miễn dịch tế bào, và do vậy nó giống như phản ứng dị ứng.

Phác đồ điều trị thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em

Các nguyên nhân hay gây thiếu máu thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em, chủ yếu do cơ thể trẻ phát triển nhanh, thức ăn có nồng độ sắt thấp, ăn sữa bò hoàn toàn.

Phác đồ điều trị teo đường mật bẩm sinh

Có nhiều giả thiết gây về nguyên nhân gây bệnh, như sự không thông nòng trở lại của đường mật, sự bất thường của thai kỳ.

Phác đồ điều trị viêm phổi ở trẻ em dưới 5 tuổi

Nguyên nhân viêm phổi ở trẻ em dưới 5 tuổi phổ biến nhất là virus, sau đó là vi khuẩn như Pneumococcus và Haemophilus influenzae.

Phác đồ điều trị tồn tại ống động mạch ở trẻ em

Ở trẻ bình thường, ống động mạch tự đóng trong khoảng từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 6 sau khi ra đời, nếu đóng kéo dài hơn thì gọi là còn ống động mạch.

Phác đồ điều trị tăng lactate máu trong rối loạn chuyển hóa bẩm sinh

Khó phân biệt tăng lactate máu tiên phát, hay thứ phát, lactate dịch não tủy nên được định lượng thường qu,y khi có chỉ định chọc dịch não tủy.

Tiếp cận chẩn đoán đái máu ở trẻ em

Đái máu chia làm hai loại đái máu đại thể, và đái máu vi thể, đái máu đại thể hay là đái máu nhìn thấy bằng mắt thường.

Phác đồ điều trị tăng đường huyết sơ sinh

Những trẻ sơ sinh bị tiểu đường, thì sau điều trị ổn đường huyết, chuyển sang điều trị Insulin duy trì, một số trường hợp dùng Sulfonylure.

Dấu hiệu ban đầu trẻ em bị bệnh nặng

Trẻ có dấu hiệu cấp cứu, cần điều trị ngay lập tức, để ngăn ngừa tử vong, trẻ có dấu hiệu cần ưu tiên là những trẻ có nguy cơ tử vong cao.

Phác đồ điều trị các vấn đề thường gặp ở trẻ sinh non

Trẻ đẻ non thường kém dung nạp sữa, và có nhu cầu dinh dưỡng khác biệt với trẻ đủ tháng, do đó cần chú ý đặc biệt đến thành phần, năng lượng.

Dinh dưỡng qua đường tiêu hóa cho trẻ sinh non nhẹ cân

Có nhiều thách thức trong dinh dưỡng cho trẻ sinh non, nhẹ cân, dự trữ hạn chế, hấp thu và tiêu hoá kém, nhiều bệnh lí đi kèm.

Phác đồ phục hồi chức năng trẻ bại não

Bại não là tổn thương não không tiến triển, gây nên bởi các yếu tố nguy cơ xảy ra ở giai đoạn trước sinh, trong khi sinh và sau sinh đến 5 tuổi.

Phác đồ điều trị ong đốt ở trẻ em

Biến chứng nguy hiểm, có thể gây tử vong ở tất cả các loại ong là sốc phản vệ, riêng ở ong vò vẽ, suy thận cấp, tán huyết, tiểu Myoglobin do tiêu cơ vân.

Phác đồ điều trị viêm màng não mủ ở trẻ em

Riêng ở giai đoạn sơ sinh, và trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi, căn nguyên gây bệnh thường gặp nhất là các loại vi khuẩn đường ruột.

Phác đồ điều trị bệnh Kawasaki

Đến nay chưa rõ nguyên nhân gây Kawasaki, nhưng hướng nhiều đến bệnh có nguồn gốc nhiễm khuẩn, nhiễm độc kết hợp với yếu tố môi trường, và chủng tộc.

Phác đồ điều trị cấp cứu các rối loạn chuyển hóa bẩm sinh

Nhiều các rối loạn chuyển hóa bẩm sinh, biểu hiện ở tuổi sơ sinh, hoặc sau đó một thời gian ngắn, bệnh nhân cũng có thể xuất hiện triệu chứng muộn.

Phác đồ điều trị bệnh phổi mãn tính ở trẻ sơ sinh

Bệnh phổi mạn tính làm tăng nhu cầu oxy, và thời gian thở máy, tăng áp lực động mạch phổi, xơ phổi, xẹp phổi, hạn chế chức năng phổi.

Phác đồ điều trị còn ống động mạch ở trẻ đẻ non

Tồn tại ống động mạch sau sinh ở trẻ đẻ non, là do ống động mạch không trải qua tất cả các giai đoạn trưởng thành, về mặt cấu trúc.

Phác đồ điều trị đái tháo nhạt trung ương ở trẻ em

Bệnh có thể gặp ở trẻ em, đặc biệt ở những bệnh nhân sau phẫu thuật thần kinh, hoặc có bất thường ở não.

Phác đồ điều trị sốc giảm thể tích tuần hoàn ở trẻ em

Sốc giảm thể tích tuần hoàn, là loại sốc đặc trưng bởi tưới máu tổ chức không thỏa đáng, do giảm nặng thể tích dịch trong lòng mạch.