- Trang chủ
- Phác đồ - Test
- Phác đồ điều trị bệnh lý nhi khoa
- Phác đồ điều trị nhiễm ký sinh trùng đường ruột ở trẻ em
Phác đồ điều trị nhiễm ký sinh trùng đường ruột ở trẻ em
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Nhận định chung
Tình trạng nhiễm giun nơi trẻ em thường gặp ở các nước đang phát triển, tỉ lệ nhiễm rất cao có nơi lên đến trên 90%. Có thể gặp những trường hợp nhiễm nhiều ký sinh trùng trên cùng một trẻ (giun đũa, giun móc, giun kim..).
Lây nhiễm chủ yếu qua đường miệng và qua đường ăn uống nấu không chín (giun đũa, giun kim, giun tóc, các loại sán…), qua da (giun móc, giun lươn). Tùy theo vùng sinh sống và điều kiện sống mà chúng ta sẽ gặp trẻ bị nhiễm loại ký sinh trùng nào thường hơn.
Phác đồ điều trị giun đũa (Mebendazole - Vermox, Fugacar)
Trẻ trên 12 tháng
Vermox 100mg 1 viên x 2 trong 3 ngày liên tiếp Hoặc
Fugacar 500mg 1 viên duy nhất. Hoặc
Pyrantel pamoat (Combantrin, Helmintox), viên 125mg, 11mg/kg (tối đa 1g), liều duy nhất.
Trẻ dưới 12 tháng
Pyrantel pamoat (Combantrin, Helmintox), viên 125mg, 11mg/kg (tối đa 1g), liều duy nhất.
Phác đồ điều trị giun kim
Lứa tuổi nhiễm nhiều nhất là 3 - 7 tuổi. Tỉ lệ nhiễm ở trẻ đi mẫu giáo, nhà trẻ rất cao. Bệnh nhiễm giun kim mang tính chất gia đình.
Trẻ trên 12 tháng
Mebendazole (Fugacar) viên 500mg, 1 viên duy nhất, lặp¶ lại sau 2 tuần. Hoặc
Albendazole (Zentel) viên 200mg, 2 viên duy nhất, lặp lại sau 2 tuần. Hoặc
Pyrantel pamoat (Combantrin, Helmintox), viên 125mg, 11mg/kg (tối đa 1g), lặp lại sau 2 tuần.
Trẻ dưới 12 tháng
Pyrantel pamoat (Combantrin, Helmintox), viên 125mg, 11mg/kg (tối đa 1g), lập lại sau 2 tuần. Điều trị cùng lúc cho các thành viên trong gia đình để tránh tái nhiễm.
Phác đồ điều trị giun móc
Thường gặp ở những trẻ em sống trong các vùng làm rẫy, làm ruộng đi chân đất.
Trẻ trên 12 tháng
Mebendazole (Vermox, Fugacar) + Vermox 100mg 1 viên x 2 trong 3 ngày liên tiếp Hoặc
Fugacar 500mg 1 viên duy nhất Hoặc Albendazole (Zentel) viên 200mg, 2 viên duy nhất. Hoặc
Pyrantel pamoat (Combantrin, Helmintox), viên 125mg, 11mg/kg/ ngày trong 3 ngày liên tiếp.(tối đa 1g/ngày).
Trẻ dưới 12 tháng
Pyrantel pamoat (Combantrin, Helmintox), viên 125mg, 11mg/kg/ ngày trong 3 ngày liên tiếp.
Điều trị thiếu máu kèm theo (nếu có).
Phác đồ điều trị giun tóc (Trichuris trichiura)
Nhiễm giun tóc gây ra những rối loạn tiêu hóa không đáng kể nhưng đôi khi có biểu hiện xuất huyết trực tràng và sa trực tràng.
Điều trị: tương tự giun đũa.
Phác đồ điều trị các loại giun khác
Giun chó (Toxocara canis)
Albendazole (Zentel) viên 200mg, 2 viên/ngày trong 5 ngày. Hoặc
Mebendazol 100 - 200mg/ngày, chia làm 2 lần trong 5 ngày.
Giun xoắn (Trichinella)
Corticosteroides khi có triệu chứng nặng 1mg/kg/ngày trong 5 ngày.
Mebendazole 200 – 400mg chia 3 lần x 3 ngày, sau đó 400 – 500mg chia 2 lần trong 10 ngày hoặc
Albendazole 400mg chia 2 lần x 8 – 14 ngày.
Giun lươn (Strongyloides stercoralis)
Ivermectin 200 µg/kg/ngày trong 2 ngày Hoặc
Thiabendazole 25mg/kg, 2 lần/ngày trong 2 ngày.
Giun Angiostrongylus cantonensis
Nâng đỡ, giảm đau, an thần và Corticoides trong những trường hợp nặng.
Giun chỉ (Filarioses)
Có 8 loại gây bệnh cho người, trong đó có 4 loài - Wucherecia bancrofti, Brugia malayi, Onchocerca volvulus và Loa loa – gây ra phần lớn các bệnh nhiễm giun chỉ nặng.
Bệnh giun chỉ bạch huyết (do Wucherecia bancrofti, Brugia malayi): Diethylcarbamazin (DEC) 6mg/kg/ngày trong 15 ngày Hoặc Albendazole 400mg x 2 lần/ngày trong 21 ngày.
Bệnh Loa loa (do Loa loa): DEC 8 – 10mg/kg/ngày trong 21 ngày. Trường hợp nặng có thể khởi đầu bằng Corticoides: Prednisone 40- 60mg/ngày sau đó giảm liều nếu không có tác dụng phụ.
Bệnh Onchocerca (do Onchocerca volvulus): Ivermectin liều duy nhất 150 µg/kg kết hợp điều trị triệu chứng.
Phác đồ điều trị nhiễm sán ở trẻ em
Bệnh sán máng (Schistosomasis)
Thuốc được lựa chọn là Praziquantel:
S. mansoni, S. intercalatum, S. Haematobium: Prariquartel 40mg/kg/ngày, chia 2 lần trong 1 ngày.
S. japonicum, S. Mekongi: Prariquartel 60mg/kg/ngày, chia 3 lần trong 1 ngày.
Bệnh sán lá gan
C. Sinensis: Praziquantel 75mg/kg/ngày, chia 3 lần trong 1 ngày. Hoặc
Albendazole 10mg/kg/ngày, trong 7 ngày. F. hepatica: Triclabendazole 10mg/kg 1 liều duy nhất.
Bệnh sán lá phổi
Praziquantel 75mg/kg/ngày, chia 3 lần trong 2 ngày.
Bệnh sán dây
Liều duy nhất Praziquantel 5 - 10mg/kg.
Bệnh sán dây heo do Taenia solium và bệnh do Cysticercus
Liều duy nhất Praziquantel 5 - 10mg/kg.
Bệnh do Cysticercus hay có biểu hiện thần kinh, khi có phản ứng viêm quanh ấu trùng trong nhu mô não, thường xuất hiện động kinh. Điều trị triệu chứng động kinh và tràn dịch não thất (nếu có) Praziquantel 50 - 60mg/kg/ngày, chia 3 lần/ngày trong 15 ngày Hoặc: Albendazole 15mg/kg/ngày (tối đa 800mg),chia 2 lần/ngày trong 8 - 28 ngày.
Bệnh nhân bị nhiễm Echinococcus ở gan
Phẫu thuật cắt bỏ nang sán phối hợp với Albendazole Albendazole 15mg/kg/ngày chia làm 2 lần (tối đa 800mg/ngày), bắt đầu tối thiểu 4 ngày trước khi thực hiện thủ thuật, tiếp tục ít nhất 4 tuần sau đối với E.granulosus và 2 năm đối với E. multilocularis.
Bệnh Gnathostoma do Gnathostoma spinigerum hay Gnathostoma hispidum
Albendazole 400mg/ngày chia 2 lần trong 21 ngày Hoặc
Ivermectin 200 µg/kg/ngày trong 2 ngày Có thể kết hợp với phẫu thuật cắt bỏ nang.
Nhiễm đơn bào - Bệnh amip
Metronidazole 15 - 30mg/kg/ngày, chia làm 3 lần trong 5 ngày uống. Hoặc
Tinidazole 50mg/kg, liều duy nhất, (tối đa 2g) Hoặc Furazolidone 6mg/kg/ngày, chia làm 4 lần trong 7 – 10 ngày uống.
Bài viết cùng chuyên mục
Phác đồ điều trị cơn hen phế quản cấp ở trẻ em
Hen phế quản là bệnh hô hấp mạn, có những giai đoạn khởi phát, xen lẫn các thời kỳ thuyên giảm, cơn hen xảy ra vào các thời điểm khác nhau.
Phác đồ điều trị rối loạn tự kỷ ở trẻ em
Nguyên nhân của tự kỷ vẫn chưa được xác định, nhưng được cho là đa yếu tố, với vai trò chính là di truyền.
Phác đồ điều trị hội chứng thực bào máu ở trẻ em
Hội chứng thực bào máu thứ phát, các tác nhân nhiễm trùng, hoặc miễn dịch có thể tác động lên hệ thực bào, gây hoạt tác quá mức.
Tiếp cận một trẻ bị bệnh nặng
Nếu không có bằng chứng chắc chắn, về sự lưu thông của đường thở, thì làm kỹ thuật ấn hàm, và nâng cằm, sau đó đánh giá lại.
Phác đồ điều trị xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em
Hội chẩn tiêu hóa xem xét chỉ định nội soi tiêu hóa điều trị, thời điểm thường là sau 24 giờ nọi soi chích cầm máu Adrenaline, hoặc chích xơ.
Phác đồ điều trị vết thương do người và xúc vật cắn ở trẻ em
Do tính thường gặp, và những biến chứng tiềm ẩn của những vết thương loại này, người thầy thuốc, cần nắm vững cách tiếp cận và xử lý.
Phác đồ điều trị khó thở thanh quản ở trẻ em
Chống chỉ định dùng Corticoide toàn thân, ví dụ như đang bị thủy đậu, lao, xuất huyết tiêu hóa, loét dạ dày, nôn ói nhiều.
Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày do Helicobacte Pylori ở trẻ em
Trẻ có tổn thương trên nội soi, và mô bệnh học có Hp, giải thích cho gia đình và đưa ra quyết định có điều trị diệt Hp hay không.
Phác đồ điều trị tăng amoniac máu ở trẻ em
Điều thiết yếu là phải định lượng ammoniac sớm, ở tất cả các trẻ ốm có nghi ngờ rối loạn chuyển hóa bẩm sinh, nếu không trẻ sẽ bị bỏ sót chẩn đoán.
Phác đồ điều trị viêm não cấp ở trẻ em
Luôn bảo đảm thông đường hô hấp, đặt trẻ nằm ngửa, kê gối dưới vai, đầu ngửa ra sau, và nghiêng về một bên, hút đờm dãi khi có hiện tượng xuất tiết.
Phác đồ điều trị nhiễm trùng tái diễn ở trẻ em
Viêm phổi tái diễn, có thể là kết quả của sự thâm nhập của các kháng nguyên, là qua đường hô hấp, rò khí thực quản, trào ngược dạ dày thực quản.
Phác đồ điều trị ngộ độc cấp ở trẻ em
Không gây nôn, và rửa dạ dà,y khi bệnh nhân đang co giật, và hôn mê, chất độc là chất ăn mòn, chất bay hơi, chất dầu không tan.
Phác đồ điều trị cấp cứu các rối loạn chuyển hóa bẩm sinh
Nhiều các rối loạn chuyển hóa bẩm sinh, biểu hiện ở tuổi sơ sinh, hoặc sau đó một thời gian ngắn, bệnh nhân cũng có thể xuất hiện triệu chứng muộn.
Phác đồ điều trị bệnh Kawasaki
Đến nay chưa rõ nguyên nhân gây Kawasaki, nhưng hướng nhiều đến bệnh có nguồn gốc nhiễm khuẩn, nhiễm độc kết hợp với yếu tố môi trường, và chủng tộc.
Phác đồ điều trị hemophilia ở trẻ em
Hemophilia là bệnh chảy máu do thiếu yếu tố đông máu VIII hoặc IX, thiếu yếu tố VIII là hemophilia A, thiếu yếu tố IX là hemophilia B.
Dinh dưỡng qua đường tiêu hóa cho trẻ sinh non nhẹ cân
Có nhiều thách thức trong dinh dưỡng cho trẻ sinh non, nhẹ cân, dự trữ hạn chế, hấp thu và tiêu hoá kém, nhiều bệnh lí đi kèm.
Phác đồ điều trị rối loạn natri máu ở trẻ em
Rối loạn nước điện giải ở trẻ em, thường do tiêu chảy, nôn ói, hay nuôi ăn qua đường tĩnh mạch, khai thác bệnh sử, khám lâm sàng, xét nghiệm.
Phác đồ điều trị còn ống động mạch ở trẻ đẻ non
Tồn tại ống động mạch sau sinh ở trẻ đẻ non, là do ống động mạch không trải qua tất cả các giai đoạn trưởng thành, về mặt cấu trúc.
Phác đồ điều trị liệu pháp tham vấn tâm lý ở trẻ em
Trong quá trình điều trị, các rối loạn về tâm lý nó được xem như là liệu pháp hỗ trợ rất quan trọng, được phối hợp với các liệu pháp tâm lý khác.
Phác đồ điều trị tăng đường huyết sơ sinh
Những trẻ sơ sinh bị tiểu đường, thì sau điều trị ổn đường huyết, chuyển sang điều trị Insulin duy trì, một số trường hợp dùng Sulfonylure.
Phác đồ điều trị viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ em
Tác nhân vi sinh tấn công vào lớp tế bào biểu mô niêm mạc phế quản, gây phù nề, thoái hóa, hoại tử, tăng tiết dịch, tăng độ nhày.
Phác đồ điều trị đái tháo nhạt trung ương ở trẻ em
Bệnh có thể gặp ở trẻ em, đặc biệt ở những bệnh nhân sau phẫu thuật thần kinh, hoặc có bất thường ở não.
Phác đồ điều trị ong đốt ở trẻ em
Biến chứng nguy hiểm, có thể gây tử vong ở tất cả các loại ong là sốc phản vệ, riêng ở ong vò vẽ, suy thận cấp, tán huyết, tiểu Myoglobin do tiêu cơ vân.
Tiếp cận chẩn đoán Protein niệu ở trẻ em
Có mối tương quan giữa protein niệu, và tiến triển của bệnh thận, protein niệu có thể xuất hiện khi trẻ bị sốt, mất nước, stress liên quan đến bệnh thận.
Phác đồ điều trị bệnh còi xương do thiếu Vitamin D ở trẻ em
Tăng cường tạo khuôn xương, bằng cách tăng hoạt tính của DNA trong nguyên bào xương, kích thích vận chuyển, và lắng đọng Ca vào khuôn xương.