- Trang chủ
- Phác đồ - Test
- Phác đồ điều trị bệnh lý nhi khoa
- Phác đồ điều trị hen phế quản ở trẻ em
Phác đồ điều trị hen phế quản ở trẻ em
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Nhận định chung
Hen phế quản là một bệnh phổi mạn tính được đặc trưng bởi 3 dấu hiệu: Viêm mạn tính của đường thở, tắc nghẽn đường thở có thể hồi phục một cách tự nhiên hoặc do dùng thuốc, tăng tính phản ứng hoặc tăng đáp ứng của đường thở với nhiều loại tác nhân kích thích bên ngoài. Tỷ lệ mắc hen phế quản ngày càng tăng ở trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên chi ếm từ 3 - 7% trẻ em tại các nước. Tỷ lệ mắc của hen ở trẻ dưới 5 tuổi tăng 160% trong vòng 2 thập kỉ qua và 80% bệnh nhân bị hen, biểu hiện triệu chứng bắt đầu trước 5 tuổi. Hen là một trong nguyên nhân kiến trẻ phải đi khám bác sĩ và nhập viện nhiều, ảnh hưởng đến kinh tế và sức khỏe của gia đình và xã hội. Đặc biệt số ca tử vong do hen đã tăng lên gấp đôi trong vòng 2 thập kỉ qua. Hàng năm thế giới có khoảng 25 vạn người tử vong do hen. Nguyên nhân gây hen do sự kết hợp giữa yếu tố gen và môi trường sống. Yếu tố di truyền được cho thấy đến 60% hen phế quản có yếu tố truyền từ cha mẹ. HLA liên quan đến di truyền trong hen như HLA DRB1, DRB3, DRB5, DP1. Các yếu tố tác nhân môi trường thường gặp bao gồm: Nhiễm virus đường hô hấp, luyện tập gắng sức, tác nhân gây kích ứng như khói thuốc lá, các dị nguyên trong nhà hoặc ngoài nhà như lông súc vật, mạt bụi nhà, gián, thức ăn, ẩm mốc. Thay đổi thời tiết, đặc biệt là thời tiết lạnh, xúc cảm: cười hoặc tức giận ho ặc bệnh trào ngược dạ dày thực quản là những tác nhân kích thích đường hô hấp.
Yếu tố nguy cơ hen phế quản:
- Nguyên nhân phổ biến gây khò khè ở trẻ em là nhiễm trùng đường hô hấp.
- Yếu tố dƣ̣ báo diễn biến củ a khò khè chuyển sang hen là bệnh chàm atopi.
- Tiếp xúc với dị nguyên và các yếu tố gây kích ứng làm tăng nguy cơ bị hen.
- Dị ứng với gián ở trẻ em sống ở khu vực thành thị.
- Mẹ hút thuốc lá.
- Đẻ non làm tăng nguy cơ bị hen.
- Các yếu tố nguy cơ củ a hen được các nhà nhi khoa đồng thuận như sau:
+ Tiêu chuẩn chính: bố/ mẹ bị hen; trẻ bị viêm da cơ địa.
+ Tiêu chuẩn phụ: viêm mũi dị ƣ́ng; Khò khè không liên quan đến cảm lạnh, Bạch cầu ái toan ≥ 4% Trẻ có nguy cơ bị hen trong độ tuổi từ 6 đến 13 là những trẻ có k hò khè tái diễn và kèm theo mộ t trong 2 tiêu chuẩn chính hoặc 2 trong 3 tiêu chuẩn phụ.
Yếu tố nguy cơ hen nặng và tử vong do hen bao gồm:
- Tiền sử có đợt cấp đột ngột và nặng.
- Đã từng nhập viện tại khoa hồi sức, đã tƣ̀ng phải đặt nội khí quản do hen.
- Trong khoảng thời gian 12 tháng qua: Có ≥ 2 lần nhập viện hoặc ≥ 3 lần vào khoa cấp cứu, sử dụng >1 hộp thuốc cắt cơn hen ventoline dạng hít trong 1 tháng, sử dụng kéo dài corticoid đường uống.
Phác đồ điều trị hen phế quản ở trẻ em
Điều trị nhằm 5 mục tiêu
Phòng các triệu chứng mạn tính và khó chịu.
Duy trì chức năng hô hấp bình thường hoặc gần như bình thường.
Duy trì mức độ hoạt động bình thường, gồm cả tập luyện gắng sức.
Phòng các đợt hen cấp.
Cung cấp các liệu pháp dùng thuốc tối ưu với các tác dụ ng phụ ít nhất hoặc không có tác dụ ng phụ.
Có 4 can thiệp cần thiết để đạt được các mục tiêu trên
Đo lường khách quan chƣ́c năng phổi: đo chức năng phổi hoặc theo dõi lưu lượng đỉnh.
Liệu pháp dùng thuốc:
+ Thuốc giảm co thắt và giảm nhanh các triệu chứng bao gồm thuốc cường beta tác dụng ngắn, corticoid toàn thân, thuốc kháng cholinergic.
+ Điều trị viêm kèm theo: thuốc cường beta tác dụ ng kéo dài, Corticoid dạng hít, thuốc chống viêm không steroid, thuốc kháng leucotrien, Theophyline.
Kiểm soát các dị nguyên và yếu tố gây kích ƣ́ng trong môi trường.
Giáo dục bệnh nhân.
Điều trị cụ thể
Điều trị cắt cơn
Điều trị cắt cơn phụ thuộc vào mức độ nặng của cơn hen cấp và mức đáp ứng của từng bệnh nhân để xử lý cho phù hợp. Các thuốc thường dùng trong xử lý cơn hen cấp bao gồm:
Cường beta tác dụng ngắn là thuốc được dùng nhiều nhất với tác dụng giãn phế quản, bảo vệ phế quản, phòng co cơ phế quản do tập luyện gắng sức: Thuốc có dạng uống, xịt định liều, khí dung, tiêm truyền tĩnh mạch. Các tác dụng phụ phổ biến: Nhịp tim nhanh, run tay, đau đầu, đánh trống ngực, hạ kali máu, tăng đường huyết.
Một đợt dùng ngắn corticoid đường uống là thuốc giảm triệu chƣ́ng nhanh do tác dụ ng chống viêm rộng rãi, thường dùng trong 3 - 5 ngày ở trẻ em dưới 5 tuổi, 5 - 7 ngày ở trẻ lớn hơn 5 tuổi nhằm đạt được bước đầu kiểm soát hen và giải quyết nhanh đợt cấp của hen nặng và hen vừa dai dẳng. Ví dụ Prednisolone dạng dung dịch: 5mg/5mL hoặc viên, tấn công: 1 - 2 mg/kg/ngày (tối đa 60mg/ngày).
Thuốc kháng cholinergic kết hợp với cường beta giao cảm, có tác dụng tốt trong điều trị đợt cấp của hen. Thuốc phổ biến nhất là Ipratropium. Tại Việt nam hiện có dạng khí dung. Liều 1 ống 4 lần/ngày, 0.25 - 2mg/kg hoặc mỗi ngày với liều đơn khi cần thiết để đạt được kiểm soát kéo dài, tối đa 60mg/ngày.
Điều trị dự phòng hen
Lựa chọn thuốc dự phòng hen dựa theo bậc hen và theo thể lâm sàng, theo nhóm tuổi và mức độ kiểm soát hen.
Nguyên tắc: ở trẻ dưới 5 tuổi hen dai dẳng, điều trị dự phòng bằng antileucotrien (LTRA) hàng ngày đáp ứng kém, có tiền sử dị ứng trong gia đình thì cấn nhắc dùng corticoid đường hít (ICS) liều thấp dùng hàng ngày được khuyến cáo như là điều trị ban đầu để kiểm soát hen ở trẻ dưới 5 tuổi. Điều trị ít nhất 3 tháng để đánh giá hiệu quả kiểm soát hen tốt. Ở trẻ nhỏ khò khè tái diễn do nhiễm virut, không có tiền sử dị ứng có thể dùng LTRA dự phòng.
Lựa chọn khuyến cáo cho điều trị khởi đầu
Triệu chứng hiện tại
Triệu chứng hen hoặc nhu cầu cần thuốc cắt cơn tác dụng ngắn (SABA) < 2 lần/ tháng; không thức giấc về đêm do hen trong tháng qua; và không có nguy cơ cơn kịch phát, bao gồm không có cơn kịch phát trong năm qua => Không cần thuốc dự phòng.
Tần xuất triệu chứng hen ít, nhưng bệnh nhân có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ gây kịch phát; vd chức năng phổi thấp, hoặc cơn kịch phát cần cấp cứu trong năm qua, hoặc đã từng phải chăm sóc đặc biệt vì hen => Liều thấp ICS.
Triệu chứng hen cần SABA từ 2 lần một tháng đến 2 lần một tuần, hoặc bệnh nhân thức giấc vì hen một hoặc nhiều lần một tháng => Liều thấp ICS.
Triệu chứng hen cần SABA từ 2 lần một tuần => Liều thấp ICS. Lựa chọn khác ít hiệu quả hơn LTRA.
Triệu chứng hen ảnh hưởng hầu hết các ngày; hoặc thức giấc về đêm do hen một lần một tuần hoặc hơn, đặc biệt nếu bất kỳ yếu tố nguy cơ nào tồn tại => Liều trung bình ICS. Liều thấp ICS/LABA.
Biểu hiện hen ban đầu triệu chứng hen không kiểm soát nặng, hoặc với đợt hen kịch phát => OCS đợt ngắn và. Bắt đầu thuốc dự phòng; lựa chọn là: ICS liều cao hoặc ICS/LABA liều trung bình.
Trước khi điều trị dự phòng bắt đầu
Ghi lại chứng cứ chẩn đoán hen, nếu có thể.
Ghi lại mức độ kiểm soát triệu chứng của bệnh nhân và yếu tố nguy cơ, bao gồm cả chức năng phổi.
Cân nhắc yếu tố ảnh hưởng lựa chọn điều trị.
Đảm bảo rằng bệnh nhân có thể sử dụng xịt đúng cách.
Lên lịch khám lại.
Sau khởi đầu điều trị dự phòng
Đánh giá đáp ứng của bệnh nhân sau 2 - 3 tháng, hoặc sớm hơn phụ thuộc vào mức độ cần thiết lâm sàng.
Giảm liều một khi kiểm soát tốt đạt được và duy trì trong 3 tháng.
Khi nào cần nhập viện
Nhập viện cần được chỉ định khi: trẻ không đáp ứng với liệu pháp dùng cường beta, trẻ có lưu lượng đỉnh < 50% so với kết quả tốt nhất trước đó sau khi dùng cường beta, trẻ có biểu hiện khó thở, với các bằng chứng:
Co kéo lồng ngực và cổ.
Tư thế rướn người.
Khó đi lại và nói chuyện.
Ngƣ̀ng chơi hoặc không thể chơi lại.
Môi hoặc móng tay tím.
Khi nào cần chuyển bác sĩ chuyên khoa
Chuyển cho bác sĩ chuyên khoa hen khi:
Trẻ có đợt cấp đe dọa tính mạng và nhập viện khoa điều trị tích cực.
Không đạt được kiểm soát sau 3 - 6 tháng điều trị.
+ Dấu hiệu và triệu chứng không điển hình.
+ Biểu hiện hen nặng dai dẳng.
+ Trẻ cần 2 đợt corticoid đường uống trong 1 năm.
Theo dõi và một số yếu tố ảnh hưởng
Các yếu tố ảnh hưởng đến đáp ứng với điều trị: đặc điểm của thuốc như mùi vị, liều dùng và khoảng cách giữa các liều, tác dụng phụ và chi phí.
Những thay đổi về phía bệnh nhân: bệnh nhân quan tâm và tuân thủ điều trị, nhận thức về mức độ nặng của bệnh và không thể dùng được thuốc.
Yếu tố liên quan đến thầy thuốc: thiếu giao tiếp với bệnh nhân, không theo dõi bệnh nhân thường xuyên, dùng thuốc sai về liều và loại thuốc.
Để phát huy thành công trong kiểm soát bệnh:
+ Thầy thuốc cần chu đáo và thân thiện.
+ Người bệnh nên được hỗ trợ và khen ngợi khuyến khích.
+ Phát hiện ra những quan tâm của gia đình và làm dịu đi những nỗi sợ hãi của họ.
+ Tiếp tục giáo dục bệnh nhân để cung cấp thông tin về liệu trình điều trị và kĩ thuật dùng thuốc.
+ Trao đổi với thầy cô ở trường.
+ Xây dựng mộ t kế hoạ ch với từng bệnh nhân bị hen.
+ Trẻ nên được phép mang và sử dụng thuốc cường beta tác dụng ngắn để giảm nhanh triệu chứng.
5 câu hỏi cần hỏi khi bệnh nhân không đáp ƣ́ng với liệu pháp điều trị hợp lý: Bệnh đó có phải là hen không? Tổn thương giải phẫu hoặc các tình trạng bệnh lý khác cần được loại trừ, bệnh nhân có dung nạp liệu pháp điều trị ? kĩ thuật dùng thuốc củ a bệnh nhân có đúng không ? bệnh nhân có hết thuốc hoặc không nhận ra điều đó ? Bệnh nhân có thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố nguyên nhân gây khởi phát cơn hen cấp không?
Bài viết cùng chuyên mục
Phác đồ điều trị rối loạn natri máu ở trẻ em
Rối loạn nước điện giải ở trẻ em, thường do tiêu chảy, nôn ói, hay nuôi ăn qua đường tĩnh mạch, khai thác bệnh sử, khám lâm sàng, xét nghiệm.
Tiếp cận thiếu máu ở trẻ em
Hồng cầu được sinh ra từ tuỷ xương, đời sống của hồng cầu ở máu vi kéo dài 120 ngày, trong điều kiện sinh lý, tốc độ sinh hồng cầu ở tủy xương.
Phác đồ điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu nguyên phát ở trẻ em
Xuất huyết giảm tiểu cầu tiên phát, là tình trạng rối loạn trung gian miễn dịch mắc phải, đặc trưng là số lượng tiểu cầu giảm đơn độc.
Phác đồ điều trị nhiễm kiềm ở trẻ em
Điều trị nguyên nhân ngừng thuốc lợi niệu, dùng thuốc kháng aldosteron, diamox, trường hợp cần thiết phải điều chỉnh tình trạng nhiễm kiềm bằng NH4Cl.
Phác đồ điều trị sốc tim ở trẻ em
Sốc tim là tình trạng suy giảm chức năng co bóp cơ tim, dẫn đến hệ thống tuần hoàn không đáp ứng được nhu cầu chuyển hóa của mô, và cơ quan trong cơ thể.
Phác đồ điều trị dị vật đường thở ở trẻ em
Thường không ở đơn vị chuyên khoa, và không đủ dụng cụ, thường can thiệp khi bệnh nhân đe dọa tử vong do ngạt thở cấp.
Phác đồ điều trị nhiễm ký sinh trùng đường ruột ở trẻ em
Lây nhiễm chủ yếu qua đường miệng, và qua đường ăn uống nấu không chín, qua da như giun móc, giun lươn.
Phác đồ điều trị khó thở thanh quản ở trẻ em
Chống chỉ định dùng Corticoide toàn thân, ví dụ như đang bị thủy đậu, lao, xuất huyết tiêu hóa, loét dạ dày, nôn ói nhiều.
Phác đồ điều trị rắn cắn ở trẻ em
Thường các vết rắn cắn nằm ở chi, đặc biệt là bàn tay và bàn chân, tại miền Nam rắn độc thường gặp là rắn chàm quạp, rắn lục tre, rắn hổ đất.
Phác đồ điều trị nhiễm trùng huyết ở trẻ em
Nhanh chóng khôi phục thể tích tuần hoàn, bằng dung dịch điện giải, cao phân tử, trong trường hợp sốc nặng đo áp lực tĩnh mạch trung tâm.
Phác đồ điều trị liệu pháp nhận thức hành vi tâm lý ở trẻ em
Liệu pháp nhận thức hành vi, là các kỹ thuật tâm lý, trong đó nhà trị liệu sử dụng việc kết hợp lời nói, và mẫu hành vi một cách có mục đích.
Phác đồ điều trị hạ đường máu do rối loạn chuyển hóa bẩm sinh
Khi có các kết quả xét nghiệm đặc hiệu, thì điều trị nguyên nhân cho thích hợp, khi nhu cầu cao truyền glucose, hoặc insulin không bị ức chế hoàn toàn.
Phác đồ điều trị rối loạn tăng hoạt động giảm chú ý ở trẻ em
Rối loạn tăng hoạt động giảm chú ý, là một nhóm những triệu chứng về hành vi, bao gồm những biểu hiện giảm tập trung chú ý, tăng hoạt động.
Phác đồ điều trị đái tháo nhạt trung ương ở trẻ em
Bệnh có thể gặp ở trẻ em, đặc biệt ở những bệnh nhân sau phẫu thuật thần kinh, hoặc có bất thường ở não.
Phác đồ điều trị nguy cơ trẻ nhỏ so với tuổi thai hoặc chậm phát triển trong tử cung
Trẻ nhỏ so với tuổi thai, hoặc chậm phát triển trong tử cung nặng, có thể có nhiều nguy cơ chu sinh, cuộc đẻ nên thực hiện ở gần trung tâm.
Rối loạn toan kiềm ở trẻ em
Cân bằng toan kiềm, có vai trò rất quan trọng, đối với sự sống còn của cơ thể, những biến đổi của nồng độ ion H, dù rất nhỏ cũng đủ gây biến đổi lớn.
Phác đồ điều trị xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em
Hội chẩn tiêu hóa xem xét chỉ định nội soi tiêu hóa điều trị, thời điểm thường là sau 24 giờ nọi soi chích cầm máu Adrenaline, hoặc chích xơ.
Phác đồ điều trị táo bón ở trẻ em
Táo bón do nguyên nhân thần kinh, thần kinh dạ dày ruột, hoặc thần kinh trung ương như bại não, thoát vị màng não tủy, u dây sống.
Dấu hiệu ban đầu trẻ em bị bệnh nặng
Trẻ có dấu hiệu cấp cứu, cần điều trị ngay lập tức, để ngăn ngừa tử vong, trẻ có dấu hiệu cần ưu tiên là những trẻ có nguy cơ tử vong cao.
Phác đồ điều trị tăng áp lực động mạch phổi dai dẳng ở sơ sinh
Sự phân bố hệ cơ bất thường của các động mạch phế nang, gây giảm diện tích thiết diện ngang của giường mao mạch phổi, và tăng sự đề kháng mao mạch phổi.
Phác đồ điều trị hạ đường huyết sơ sinh
Hạ đường huyết, có thể thoáng qua trong giai đoạn đầu sau sinh, hạ đường huyết dai dẳng có thể gây tổn thương não và để lại hậu quả lâu dà.
Phác đồ điều trị bệnh cúm ở trẻ em
Bệnh nhân phải được cách ly, và thông báo kịp thời cho cơ quan y tế dự phòng, dùng thuốc kháng vi rút đơn độc, hoặc kết hợp sớm.
Phác đồ điều trị teo đường mật bẩm sinh
Có nhiều giả thiết gây về nguyên nhân gây bệnh, như sự không thông nòng trở lại của đường mật, sự bất thường của thai kỳ.
Phác đồ điều trị bệnh Thalassemia ở trẻ em
Khiếm khuyết di truyền trong sự tổng hợp chuỗi globin, làm cho hemoglobin không bình thường, hồng cầu bị vỡ sớm gây thiếu máu.
Phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng ở trẻ em
Loét thứ phát gây nên bởi các bệnh lý bên ngoài dạ dày tá tràng như bệnh Crohn, uống chất ãn mòn, viêm dạ dày trong bệnh viêm mao mạch dị ứng.