- Trang chủ
- Phác đồ - Test
- Phác đồ điều trị hồi sức cấp cứu
- Phác đồ điều trị ngộ độc nọc cóc
Phác đồ điều trị ngộ độc nọc cóc
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Nhận định chung
Cóc có thể gây độc trong toàn bộ vòng đời của nó, từ trứng, nòng nọc, cóc nhỏ, cóc trưởng thảnh. Tuyến độc của cóc nằm bao phủ toàn bộ ở da, ở tuyến mang tai. Khi bị đe dọa cóc có thể tăng áp lực trong tuyến và phun nọc thành tia cách xa vài mét. Độc tố của cóc là một phức họp, thay đổi theo loài nhưng chủ yếu được chia thành hai nhóm: các amin (adrenaline, noradrenaline, bufotenin, dihidrobufotenin, bufotionin) và các dẫn suất của steroid (cholesterol, ergosterol, g-sistosterol, bufotoxin, bufadienolid, argentinogenin, bufalin, bafarenogin, bufotalin, bufotalinin…). Trong đó chất bufodienolid và bufotoxin có cơ chế tác dụng giống như digitalis. Tăng kali máu là dấu hiệu nặng và là yếu tố tiên lượng tử vong. Bufotenin, dihidrobufotenin, bufotionin gây ảo giác. Indolealkylamin có tác dụng gây ảo giác, co cơ tử cung và co thắt ruột.
Nọc cóc được hấp thu tốt qua đường tiêu hóa, nồng độ đỉnh đạt sau 6 giờ, thể tích phân bố lớn (5-10l/kg), tăng lên ở người béo và người già. Nọc cóc chuyển hóa ở gan rất ít và đào thải nguyên vẹn qua nước tiểu. thời gian bán thải từ 30-40 giờ và tăng lên khi bệnh nhân suy thận.
Phác đồ điều trị ngộ độc nọc cóc
Bao gồm các biện pháp hồi sức, điều trị đặc hiệu và các phương pháp thải độc.
Các biện pháp hồi sức
Đảm bảo hô hấp, tuần hoàn: thở oxy, đặt nội khí quản, thở máy khi cần.
Điều trị nhịp chậm:
Atropin. Liều người lớn 0,5-1mg tĩnh mạch chậm mỗi 5 phút. Trẻ em 0,02mg/kg mỗi 5 phút, liều tối đa là 1 mg ở trẻ em, 2 mg ở người lớn.
Magie sulfat chỉ định khi nhịp nhanh thất và các loạn nhịp thất ngay cả trường hợp magie máu bình thường. Liều trẻ em: 100-200 mg/kg (dung dịch 50%), pha vào 100 ml truyền tĩnh mạch từ 1-10 phút, tối đa 2g. Người lớn 2g pha trong 100 ml truyền tĩnh mạch chậm từ 1-10 phút. Chống chỉ định: nhịp chậm, block AV.
Điều trị ngoại tâm thu thất bằng Lidocain:
Liều người lớn 1-1,5 mg/kg bolus tĩnh mạch, sau đó duy trì liều 1-4mg/phút, có thể dùng liều bolus lần 2 sau lần một 15 phút. Trẻ em bolus liều 1mg/kg, duy trì 30-50 mcg/phút.
Điều trị các nhịp nhanh thất, loạn nhịp dai dẳng bằng Phenytoin liều:
Trẻ em liều 1,5mg/kg tĩnh mạch chậm trong 5 phút, sau 5 phút có thể nhắc lại, tối đa 15 mg/kg. Người lớn: 100 mg tĩnh mạch chậm trong 5 phút, sau 5 phút có thể nhắc lại, tối đa 15 mg/kg. Chống chỉ định của phenyltoin là bloc nhĩ thất độ II, III.
Không dùng các thuốc chống loạn nhịp nhóm IA và IC do tác dụng trên dẫn truyền nhĩ-thất. Khi có loạn nhịp nặng ảnh hưởng huyết động có thể đặt máy tạo nhịp tạm thời.
Điều trị tăng kali máu:
Lúc đầu có thể kali máu giảm hoặc bình thường, tăng kali có thể xuất hiện muộn tới 12 giờ. Kali máu > 5 mEq/l nên được điều trị bằng kháng thể kháng digoxin. Nếu không có digoxin Fab dùng insulin-glucose ưu trương, bicarbonate, và Albuterol. Không dùng canxi vì có thê gây loạn nhịp.
Insulin nhanh: 10 UI pha trong 50 ml glucose 50% truyền tĩnh mạch nhanh, trẻ em 0,1UI/kg pha trong 5ml/kg glucose 10%, bắt đầu có tác dụng trong 15 phút và kéo dài 6-8 giờ.
Albuterol (salbutamol): 10-20 mg khí dung trong vòng 15 phút hoặc 0,5 mg pha trong 100 ml glucose 5% truyền TM trong 15 phút (sau 15 phút có tác dụng và kéo dài 3-6 giờ).
Natribicarbonate: truyền 2-4mEq/phút.
Natripolystyren sufonate: 25-50 mg pha trong 100 ml sorbitol 20% uống hoặc 50g trong 200 ml sorbitol 30% thụt gữi hậu môn.
Lọc máu: thận nhân tạo nếu huyết động ổn định hoặc lọc máu liên tục nếu huyết động không ổn định.
Điều trị toan chuyển hóa: truyền bicarbonate cho đến khi bình thường hóa nồng độ bicarbonate huyết thanh và cần theo dõi kali.
Đặt máy tạo nhịp trong trường hợp không đáp ứng với thuốc điều trị chống loạn nhịp.
Khi không có kháng thể kháng digoxin, điều trị hồi sức là quan trọng nhất, cần theo dõi chặt chẽ điện tim, huyết áp, điện giải đồ, khí máu động mạch.
Điều trị đặc hiệu - Kháng thể kháng digoxin (Digoxin Fab)
Chỉ định:
Huyết động không ổn định.
Loạn nhịp đe dọa tính mạng, nhịp chậm nặng, nhịp nhanh thất, rung thất, vô tâm thu, bloc nhĩ thất dộ II,III, mobitz II.
Kali máu > 5 mEq/l.
Có bằng chứng của thiếu máu tạng (suy thận, rối loạn ý thức).
Nồng độ digoxin máu sau uống 6 giờ >20 nmol/l (15,6ng/ml)
Liều và cách dùng:
Khi ngộ độc nặng có rối loạn huyết động thì liều từ 10-20 lọ (400-800 mg)). Bắt đầu 10 lọ truyền trong vòng 30-60 phút, nếu cải thiện triệu chứng cho thêm 10 lọ nữa.
Trong trường hợp sắp ngừng tuần hoàn thì cần truyền tĩnh mạch nhanh.
Nhắc lại liều trong vòng vài giờ nếu triệu chứng tái lại hoặc không cải thiện.
Điều trị theo kinh nghiệm: nếu bệnh nhân có huyết động ổn định dùng 5 ống, nếu tụt huyết áp dùng 10 ống. Nhắc lại liều 5 ống mỗi 30 phút cho tới khi ổn định.
Cách pha một liều trong 100 ml natriclorua 0,9% truyền trong 30 phút.
Một số lưu ý: Nếu ngừng tim thì tiêm tĩnh mạch 20 ống digoxin Fab đồng thời với cấp cứu ngừng tuần hoàn.
Nồng độ digoxin sau dùng digoxin Fab trong máu vẫn cao vì các biện pháp đo nồng độ digoxin đều đo cả hai nồng độ digoxin tự do và digoxin gắn Fab Không dùng canci để điều trị tăng kali máu vì digoxin đã làm tăng canci trong tế bào cơ tim.
Các phương pháp tăng thải độc
Than hoạt: 1-2g/kg ở trẻ em, người lớn 50-100g. Có thể cho than hoạt đa liều vì digitalis có chu trình gan ruột và ruột – ruột.
Cholestyramin: có tác dụng làm ngừng quá trình tái hấp thu digoxin tại chu trình trên. Liều 4 gam chia 2 lần.
Đặt xông dạ dày và rửa dạ dày: không dùng nhất là khi có loạn nhịp vì có thể gây ra nhịp nhanh thất và vô tâm thu.
Rửa ruột toàn bộ: không được khuyên dùng.
Mắt: bị nọc cóc bắn vào: rửa bằng nước muối hoặc nước sạch trong 15 phút, sau đó gửi khám chuyên khoa mắt.
Các biện pháp lọc máu ngoài cơ thể không làm tăng đào thải được digoxin bao gồm lọc máu hấp phụ, lọc máu ngắt quãng. Tuy nhiên thực tế cho thấy vài trường hợp thành công khi phối hợp giữa digoxin fab với thay huyết tương ở bệnh nhân suy thận.
Theo dõi
Theo dõi bệnh nhân chặt chẽ điện tim trong vòng 12-24 giờ vì các triệu chứng có thể xuất hiện muộn.
Điện giải đồ: kali máu.
Suy thận.
Đo nồng độ glycosid tim.
Rối loan màu: nhìn thấy màu vàng, màu như cầu vồng.
Bài viết cùng chuyên mục
Phác đồ điều trị sản giật và tiền sản giật
Sản phụ có tiền sử tiền sản giật, hoặc sản giật cần được theo dõi, quản lý thai theo kế hoạch cụ thể tại các phòng khám thai khu vực với các trang thiết bị chuyên khoa.
Phác đồ điều trị cấp cứu kiềm chuyển hóa
Nhiễm kiêm chuyển hoá nặng, với các triệu chứng lâm sàng rõ rệt, nên điều trị bằng liệu pháp toan hoá, đặc biệt nếu có chống chỉ định đưa NaCl vào.
Phác đồ điều trị hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển
Định nghĩa BERLIN có giá trị tiên lượng tốt hơn, và tập trung vào một số hạn chế của AECC, như cách thức loại trừ phù phổi huyết động, và thêm vào tiêu chuẩn thông khí phút.
Phác đồ điều trị hội chứng Guillain Barre
Trong hội chứng Guillain Barré, biểu hiện là yếu cơ tiến triển nhiều nơi, bệnh nặng là khi có liệt cơ hô hấp và rối loạn thần kinh tự chủ.
Phác đồ điều trị ngộ độc nấm độc
Các bệnh nhân đã có triệu chứng tiêu hóa, phải giữ lại tại bệnh viện có điều kiện cấp cứu hồi sức tốt, và thuốc giải độc để điều trị nhanh chóng.
Phác đồ điều trị hội chứng tiêu cơ vân cấp
Tiêu cơ vân ẫn đến rối loạn nước điện giải, toan chuyển hoá, sốc, tăng kali máu, hội chứng khoang, ngoài ra myoglobin còn làm tắc ống thận gây suy thận cấp.
Phác đồ điều trị rắn chàm quạp cắn
Phương pháp băng ép bất động chỉ áp dụng cho các trường hợp rắn cắn thuộc họ rắn hổ, vì gây nhiễm độc thần kinh nên tử vong nhanh.
Phác đồ điều trị cấp cứu kiềm toan hô hấp
Điều chỉnh quá nhanh nhiễm toan chuyển hoá mạn tính, cũng có thể dẫn đến nhiễm kiềm hô hấp, vì nhiễm toan hệ thần kinh được điều chỉnh chậm và lâu hơn.
Phác đồ điều trị cấp cứu toan chuyển hóa
Riêng trong nhiễm toan xeton do đái tháo đường, không nên bù bằng Bicacbonat, chỉ cần truyền đủ dịch nhanh để đào thải axit betahydroxybutyric.
Phác đồ điều trị sốc nhiễm khuẩn
Sử dụng thuốc vận mạch như noradrenalin, hoặc adrenalin đưỡng truyền tĩnh mạch liên tục, để đảm bảo huyết áp khi đã đánh giá tụt huyết áp.
Phác đồ điều trị các rối loạn đông máu thường gặp trong hồi sức
Giảm tiểu cầu do heparin, bệnh nhân trong hồi sức thường phải dùng heparin để dự phòng huyết khối tĩnh mạch sâu, lọc máu.
Phác đồ điều trị hội chứng HELLP
Hội chứng HELLP thực sự là một cấp cứu cần được chẩn đoán, và xử trí cấp cứu, tại các đơn vị sản khoa và hồi sức cấp cứu.
Phác đồ điều trị ngộ độc cồn Methanol công nghiệp
Khi trong rượu uống có cả ethanol, và methanol thì chuyển hóa gây độc của methanol xuất hiện chậm hơn, và biểu hiện nhiễm độc muộn.
Phác đồ điều trị ngộ độc Barbiturate
Bệnh nhân thường uống để tự tử, vì vậy bệnh nhân uống với số lượng nhiều, uống cùng nhiều loại thuốc khác, nên thường gặp bệnh nhân trong tình trạng nặng.
Phác đồ điều trị tiêu chảy cấp
Tiêu chảy cấp thực sự là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là do khả năng gây mất nước nghiêm trọng và suy dinh dưỡng.
Phác đồ điều trị ong đốt
Ngòi của ong mật có hình răng cưa, do vậy sau khi đốt ong bị xé rách phần bụng, và để lại ngòi ong trên da, và con ong sẽ bị chết.
Phác đồ điều trị tăng áp lực nội sọ
Khi có dấu hiệu nhiễm khuẩn thần kinh, cần phải sử dụng kháng sinh càng sớm càng tốt, lựa chọn kháng sinh dễ thấm màng não, phải đủ liều lượng.
Phác đồ điều trị cấp cứu tăng kali máu
Calciclorua giúp làm ổn định màng tế bào cơ tim, không có tác dụng làm giảm nồng độ kali máu, cần phải kết hợp với các biện pháp khác để điều trị tăng kali máu.
Phác đồ điều trị ngộ độc Aconitin
Aconitin gắn vào kênh natri phụ thuộc điện thế ở vị trí số 2 của thụ thể, làm mở kênh natri kéo dài, và dòng natri liên tục đi vào trong tế bào.
Phác đồ điều trị trạng thái động kinh
Khi có cơn co giật kéo dài trên 30 đến 45 phút có thể gây ra các tổn thương não, di chứng thần kinh, trí tuệ vĩnh viễn, ngoài ra, có thể gây ra nhiều hậu quả khác.
Phác đồ điều trị hội chứng gan thận cấp
Hội chứng gan thận, là một hội chứng đặc trưng bởi tình trạng giảm nặng dòng máu đến thận, do co thắt động mạnh thận, dãn động mạch ngoại vi.
Phác đồ điều trị suy đa tạng do sốc nhiễm khuẩn
Sốc nhiễm khuẩn là một giai đoạn nặng, của quá trình diễn biến liên tục, bắt đầu từ đáp ứng viêm hệ thống do nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn nặng.
Phác đồ điều trị dị ứng dứa
Vì bản chất là protein, nên có thể gây ra phản ứng dị ứng ở một số người có cơ địa dị ứng thông qua IgE, thậm chí có thể sốc phản vệ và nguy hiểm.
Phác đồ điều trị ngộ độc ma túy nhóm Opi
Naloxon là chất giải độc đặc hiệu, có tác dụng ức chế ở cả 4 loại receptor ôpi, nhanh chóng dùng naloxon thường cứu được bệnh nhân ngộ độc ôpi.
Phác đồ điều trị viêm phổi liên quan đến thở máy
Viêm phổi liên quan đến thở máy, được định nghĩa là nhiễm trùng nhu mô phổi xảy ra sau 48 giờ kể từ khi người bệnh được thở máy.