- Trang chủ
- Phác đồ - Test
- Phác đồ điều trị hồi sức cấp cứu
- Phác đồ điều trị các rối loạn đông máu thường gặp trong hồi sức
Phác đồ điều trị các rối loạn đông máu thường gặp trong hồi sức
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Nhận định chung
Rối loạn đông máu là một vấn đề thường gặp ở người bệnh nặng trong khoa Hồi sức, do nhiều nguyên nhân và biểu hiện lâm sàng đa dạng. Mỗi nguyên nhân cần phải có những biện pháp điều trị đặc hiệu và hỗ trợ khác nhau. Trong những năm gần đây những hiểu biết sâu hơn về bệnh nguyên và điều trị lâm sàng các rối loạn đông máu đã giúp ích cho việc chẩn đoán và xác định chiến lược điều trị tối ưu.
Nguyên nhân
Nhiễm khuẩn (52%): là yếu tố nguy cơ cao nhất của rối loạn đông máu (giảm tiểu cầu do giảm sinh, tăng phá hủy, tăng tiêu thụ tại lách, giảm các yếu tố đông máu).
Đông máu rải rác trong lòng mạch (DIC): chiếm 25%, là biến chứng của rất nhiều bệnh nguyên như nhiễm khuẩn, chấn thương, các biến chứng sản khoa…
Mất máu nặng (8%).
Huyết khối vi mạch (1%): ban huyết khối giảm tiểu cầu tắc mạch (thrombocytopenia thrombotic pupura - TTP ), hội chứng tan máu tăng ure huyết (hemolytic uremic syndrome - HUS) là những bệnh cảnh hiếm gặp.
Giảm tiểu cầu do heparin (heparin induced thrombocytopenia - HIT), bệnh nhân trong hồi sức thường phải dùng heparin (trọng lượng phân tử thấp hoặc không phân đoạn) để dự phòng huyết khối tĩnh mạch sâu, lọc máu…
Giảm tiểu cầu do thuốc (10%): quinine, điều trị hóa chất, thuốc chẹn kênh calci, các thuốc khác.
Giảm tiểu cầu do miễn dịch (3%): hội chứng kháng phospholipid hoặc Lupus ban đỏ hệ thống…
Sau ghép tủy xương (10%).
Mang thai/ sau đẻ (21%).
Các rối loạn khác: ung thư (10%), tăng huyết áp ác tính…
Phác đồ điều trị các rối loạn đông máu thường gặp trong hồi sức
Nguyên tắc xử trí
Điều trị bệnh nguyên là chính.
Điều trị các nguyên nhân rối loạn đông máu.
Điều trị thay thế và điều trị hỗ trợ.
Xử trí ban đầu
Cầm máu, ổn định các chức năng sống, bồi phụ thể tích…
Nhanh chóng chuyển người bệnh đến bệnh viện đủ điều kiện điều trị.
Xử trí tại bệnh viện
(1) Giảm tiểu cầu
Truyền tiểu cầu khi tiểu cầu < 10 G/l hoặc 20 G/l có nhiễm trùng hoặc có nguy cơ chảy máu, hoặc dưới 50 G/l cần tiến hành các thủ thuật, phẫu thuật.
Giảm tiểu cầu do Heparin (HIT):
+ Ngừng ngay heparin.
+ Dùng chất ức chế thrombin trực tiếp: lepirudin, argatropan và bivalirubin.
+ Không được truyền tiểu cầu trừ khi chảy máu đe dọa tính mạng.
+ Khi tiểu cầu > 100.000/µl chứng tỏ bệnh đã hồi phục thì bổ sung thêm warfarin và duy trì chất ức chế thrombin trực tiếp cho đến khi đạt được điều trị bằng warfarin.
(2) Đông máu nội mạch rải rác
Điều trị thay thế.
+ Bổ sung chế phẩm máu: truyền huyết tương tươi đông lạnh 10 -15ml/kg/24h (tương đương 3 – 4 đơn vị/ ngày, truyền 80 - 100 giọt/ phút ngay sau khi rã đông).
+ Truyền yếu tố tủa VIII khi có fibrinogen < 1 g/l.
+ Truyền tiểu cầu.
Thuốc chống đông.
+ Thuốc chống đông được chỉ định khi có D - dimer tăng cao, nghiệm pháp rượu dương tính và thời gian DIC > 6h.
+ Heparin trọng lượng phân tử thấp (enoxaparine): 1 mg/kg/12giờ tiêm dưới da. Duy trì anti Xa 0,5 - 1.
+ Ngừng thuốc chống đông khi: nghiệm pháp rượu âm tính, D – dimer giảm và tiểu cầu tăng trở lại.
Thuốc điều trị tiêu sợi huyết.
+ Chỉ định khi có biểu hiện tiêu sợi huyết thứ phát tăng cao, lâm sàng có chảy máu nặng, fibrinogen tiếp tục giảm, D - dimer tăng cao.
+ Transamin tiêm tĩnh mạch 10 mg/kg x 2 - 4 lần/ ngày.
(3) TTP/HUS
Thay huyết tương (PEX) kết hợp hoặc truyền globulin miễn dịch với điều trị hỗ trợ (hồi sức tuần hoàn, hô hấp, thận nhân tạo …).
Thay huyết tương: được chứng minh là biện pháp có hiệu quả để điều trị cứu sống người bệnh.
Phác đồ điều trị TTP.
Chỉ truyền khối tiểu cầu khi có chảy máu nguy hiểm.
(4) Rối loạn đông máu do thiếu hụt các yếu tố đông máu
Điều trị bệnh chính kết hợp với điều trị thay thế các yếu tố đông máu.
Điều trị thay thế:
+ Vitamin K: tiêm đường tĩnh mạch, dưới da, tiêm bắp hoặc đường uống.
+ Truyền plasma tươi đông lạnh 10 – 15 ml/ kg (4 -6 đơn vị), yếu tố tủa lạnh (giàu fibrinogen) và tiểu cầu trong trường hợp có chảy máu hoạt động.
Tiên lượng và biến chứng
Tùy theo biểu hiện lâm sàng, và mức độ thay đổi các yếu tố đông máu.
Bài viết cùng chuyên mục
Phác đồ điều trị ngộ độc rượu Ethanol cấp
Biến chứng sớm, trực tiếp hôn mê, suy hô hấp, tụt huyết áp, hạ thân nhiệt, hạ đường máu, chấn thương, sặc phổi, viêm phổi, tiêu cơ vân, suy thận.
Phác đồ điều trị ngộ độc nấm độc
Các bệnh nhân đã có triệu chứng tiêu hóa, phải giữ lại tại bệnh viện có điều kiện cấp cứu hồi sức tốt, và thuốc giải độc để điều trị nhanh chóng.
Phác đồ điều trị ngộ độc benzodiazepin
Ngộ độc benzodiazepine gây hôn mê không sâu, nhưng kèm theo yếu cơ nên dẫn đến suy hô hấp sớm, cần được phát hiện và điều trị kịp thời.
Phác đồ điều trị sốc giảm thể tích máu
Nếu phát hiện muộn, và điều trị không kịp thời, tình trạng tụt huyết áp kéo dài, dẫn tới suy đa tạng, và tử vong.
Phác đồ điều trị cấp cứu hạ kali máu
Hạ kali máu gây biến chứng nhịp chậm, giảm sức bóp cơ tim, hoặc nhịp nhanh xoắn đỉnh, là một trong những nguyên nhân rối loạn nhịp dẫn đến ngừng tim.
Phác đồ điều trị ngộ độc Aconitin
Aconitin gắn vào kênh natri phụ thuộc điện thế ở vị trí số 2 của thụ thể, làm mở kênh natri kéo dài, và dòng natri liên tục đi vào trong tế bào.
Phác đồ điều trị hồi sức cấp cứu suy thận cấp
Suy thận cấp tại thận, hay suy thận cấp chức năng, điều trị muộn đều có thể dẫn đến tử vong, do các biến chứng cấp tính, chú ý đặc biệt ở giai đoạn vô niệu.
Phác đồ điều trị trạng thái động kinh
Khi có cơn co giật kéo dài trên 30 đến 45 phút có thể gây ra các tổn thương não, di chứng thần kinh, trí tuệ vĩnh viễn, ngoài ra, có thể gây ra nhiều hậu quả khác.
Phác đồ điều trị ngộ độc ma túy nhóm Opi
Naloxon là chất giải độc đặc hiệu, có tác dụng ức chế ở cả 4 loại receptor ôpi, nhanh chóng dùng naloxon thường cứu được bệnh nhân ngộ độc ôpi.
Phác đồ điều trị viêm phổi nặng do vi rút cúm A
Hay gây bệnh cho lứa tuổi đang trong độ tuổi lao động, và các người bệnh có suy giảm suy giảm miễn dịch, như nghiện rượu, có thai.
Khái niệm cơ bản trong điều trị rối loạn thăng bằng kiềm toan
Các rối loạn toan kiềm cấp chỉ gây ra các thay đổi nhỏ trong nồng độ bicarbonate, và hệ đệm tế bào chiếm ưu thế, bù trừ thận mạn tính xẩy ra trong vài ngày tới hằng tuần.
Phác đồ điều trị sốc tim
Suy tim trong bệnh cảnh sốc tim là vấn đề lâm sàng lớn, bởi vì tỉ lệ tử vong cao, tiên lượng phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân gây ra sốc tim.
Phác đồ điều trị ngộ độc thuốc diệt chuột loại Natri fluoroacetat và fluoroacetamid
Fluoroacetat gây độc bằng ức chế chu trình Krebs, làm giảm chuyển hoá glucose, ức chế hô hấp của tế bào, mất dự trữ năng lượng gây chết tế bào.
Phác đồ điều trị suy đa tạng do sốc nhiễm khuẩn
Sốc nhiễm khuẩn là một giai đoạn nặng, của quá trình diễn biến liên tục, bắt đầu từ đáp ứng viêm hệ thống do nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn nặng.
Phác đồ điều trị ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật Clo hữu cơ
Các nghiên cứu điện não chứng minh rằng, clo hữu cơ ảnh hưởng đến màng tế bào thần kinh, bằng cách can thiệp vào tái cực, kéo dài quá trình khử cực.
Phác đồ điều trị ngộ độc cấp kháng Vitamin K
Khi thiếu vitamin K ở mức độ nhẹ và trung binh, gây rối loạn đông máu chủ yếu tác động vào con đường đông máu ngoaị sinh, dẫn đến tir lệ PT giảm, INR kéo dài.
Phác đồ điều trị ngộ độc mật cá trắm, cá trôi
Cá càng to thì khả năng gây ngộ độc càng nhiều, cá trôi chỉ nặng 0,5 kg khi uống mật cá cũng gây suy thận cấp, mật của cá trắm từ 3 kg trở lên chắc chắn gây ngộ độc.
Phác đồ điều trị viêm phổi liên quan đến thở máy
Viêm phổi liên quan đến thở máy, được định nghĩa là nhiễm trùng nhu mô phổi xảy ra sau 48 giờ kể từ khi người bệnh được thở máy.
Phác đồ điều trị ngộ độc cồn Methanol công nghiệp
Khi trong rượu uống có cả ethanol, và methanol thì chuyển hóa gây độc của methanol xuất hiện chậm hơn, và biểu hiện nhiễm độc muộn.
Phác đồ điều trị đợt mất bù cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Xử trí đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính mức độ nặng bao gồm, bảo đảm oxy máu, dùng thuốc giãn phế quản, khai thông đường hô hấp.
Phác đồ điều trị ngộ độc Carbamat
Carbamat vào cơ thể sẽ gắn và làm mất hoạt tính của ChE, gây tích tụ acetylcholin tại các synap thần kinh, gây kích thích liên tục quá mức các receptor ở hậu synap.
Phác đồ điều trị hội chứng tiêu cơ vân cấp
Tiêu cơ vân ẫn đến rối loạn nước điện giải, toan chuyển hoá, sốc, tăng kali máu, hội chứng khoang, ngoài ra myoglobin còn làm tắc ống thận gây suy thận cấp.
Phác đồ điều trị ngộ độc rotundin
Ngộ độc rotundin thường nhẹ, tiên lượng tốt, cần thận trọng với biến chứng viêm phổi do sặc, suy hô hấp, với những bệnh nhân có bệnh lý tim mạch.
Phác đồ điều trị cấp cứu tăng kali máu
Calciclorua giúp làm ổn định màng tế bào cơ tim, không có tác dụng làm giảm nồng độ kali máu, cần phải kết hợp với các biện pháp khác để điều trị tăng kali máu.
Phác đồ điều trị ngộ độc thuốc trừ sâu Nereistoxin
Độc tính, động học của nereistoxin trên cơ thể người chưa được nghiên cứu đầy đủ, ngoài độc tính gây liệt, nereistoxin còn gây kích ứng đường tiêu hoá.