- Trang chủ
- Phác đồ - Test
- Phác đồ điều trị bệnh lý hô hấp
- Phác đồ xử trí viêm phổi không đáp ứng điều trị
Phác đồ xử trí viêm phổi không đáp ứng điều trị
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Nhận định chung
Viêm phổi không đáp ứng điều trị bao gồm những trường hợp viêm phổi được điều trị kháng sinh nhưng có đáp ứng chậm hoặc không có đáp ứng với điều trị. Lưu ý những yếu tố làm viêm phổi tiến triển chậm bao gồm có bệnh mạn tính kèm theo:
Bệnh phổi mạn tính: Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, giãn phế quản, xơ phổi.
Nghiện rượu.
Bệnh lý thần kinh: tăng nguy cơ hít phải, giảm khả năng ho, khạc đờm.
Suy tim sung huyết.
Suy thận.
Nhiễm HIV, suy giảm miễn dịch.
Có bệnh lý ác tính kèm theo.
Đái tháo đường.
Tuổi > 50: bệnh tiến triển chậm hơn.
Những trường hợp tổn thương phổi nặng: có thể cần đến 10 tuần để sạch tổn thương.
Viêm phổi do các vi khuẩn không điển hình có thoái lui bệnh nhanh hơn.
Định hướng phác đồ điều trị
Theo nguyên nhân gây viêm phổi
Tràn mủ màng phổi: mở màng phổi dẫn lưu, dùng kết hợp 2 - 3 kháng sinh.
Áp xe phổi: dẫn lưu mủ ổ áp xe, dùng kết hợp 2 - 3 kháng sinh, thời gian điều trị 4 - 6 tuần
Lao phổi: dùng thuốc chống lao.
Nấm phổi: dùng thuốc chống nấm.
Ung thư phổi: phẫu thuật, hóa trị liệu, xạ trị hoặc kết hợp nhiều biện pháp tùy theo giai đoạn bệnh.
Điều chỉnh các bất thường của bệnh nhân
Suy giảm miễn dịch do dùng hóa chất hoặc corticoid: tạm dừng các thuốc gây suy giảm miễn dịch.
Giảm bạch cầu đa nhân trung tính (< 500µL): dùng thuốc kích thích dòng bạch cầu hạt hoặc kích thích bạch cầu hạt - đại thực bào.
Thay đổi kháng sinh
Chỉ nên thay đổi kháng sinh sau 72 giờ điều trị, ngoại trừ những trường hợp bệnh nhân nặng, tình trạng lâm sàng không ổn định, tiến triển trên X quang phổi nhanh.
Nên lựa chọn kháng sinh phổ rộng, có tác dụng với các chủng kháng thuốc của S. pneumonia, P. aeruginosa, S. aureus, và các vi khuẩn yếm khí. Khi chọn kháng sinh cần quan tâm các yếu tố:
Kết quả chẩn đoán vi sinh trước đó của bệnh nhân.
Mô hình vi khuẩn và tình hình kháng thuốc ở địa phương.
Ở những vùng có MRSA: chọn kháng sinh theo kháng sinh đồ, các kháng sinh thường được chọn bao gồm: vancomycin, kết hợp thêm linezolid hoặc clindamycin.
Viêm phổi mắc phải ở bệnh viện không đáp ứng điều trị: kết hợp 3 kháng sinh phổ rộng có tác dụng với các vi khuẩn: P. aeruginosa, MRSA, Acinetobacter spp, vi khuẩn đường ruột.
Viêm phổi mạn tính do Pseudomonas pseudomalei (trực khuẩn Whitemore): dùng kháng sinh kéo dài 6 tháng.
Bài viết cùng chuyên mục
Phác đồ điều trị tâm phế mạn
Bệnh nhân được chỉ định dùng kháng sinh, thuốc kháng sinh có thể dùng penicillin, ampicillin, amoxilin, amoxilin và acid clavulanic.
Phác đồ điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định
Các thuốc giãn phế quản sử dụng điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ưu tiên các loại thuốc giãn phế quản dạng phun hít khí dung.
Phác đồ điều trị trạng thái động kinh co giật
Không bao giờ sử dụng phenobarbital bằng cách tiêm tĩnh mạch nhanh, giám sát hô hấp, và huyết áp, đảm bảo rằng hỗ trợ hô hấp.
Phác đồ điều trị bệnh động kinh
Một sự gián đoạn đột ngột của điều trị có thể gây tình trạng động kinh, tỷ lệ giảm liều thay đổi theo thời gian điều trị; thời gian điều trị càng dài, thời gian giảm liều cũng dài.
Phác đồ điều trị viêm họng cấp
Viêm cấp amidan và hầu họng. Phần lớn các trường hợp có nguồn gốc từ virus và không cần điều trị bằng kháng sinh. Liên cầu nhóm A (GAS) là nguyên nhân chính do vi khuẩn gây ra và chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em từ 3 đến 14 tuổi.
Phác đồ điều trị đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Chỉ định kháng sinh khi bệnh nhân có triệu chứng nhiễm trùng rõ, ho khạc đờm nhiều, đờm đục, hoặc có sốt và các triệu chứng nhiễm trùng khác kèm theo.
Phác đồ điều trị khó thở
Thông khí nhân tạo không xâm nhập qua mặt nạ nếu có chỉ định, thông khí nhân tạo qua ống nội khi quản mở khí quản, áp dụng cho các trường hợp suy hô hấp nặng.
Phác đồ điều trị thiếu máu huyết tán
Trong một số trường hợp, đặc biệt là ở trẻ em bị sốt rét nặng, thiếu máu có thể gây ra suy tim, có thể được bù bằng cách truyền máu.
Phác đồ điều trị nhiễm virus đường hô hấp trên ở trẻ em
Trong trường hợp không thở rít thì hít vào, hoặc co rút cơ hô hấp, điều trị theo triệu chứng, đảm bảo đủ ẩm, tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu các triệu chứng xấu hơn.
Phác đồ điều trị shock tim
Digoxin không còn nên sử dụng cho sốc tim, trừ những trường hợp hiếm hoi khi một nhịp tim nhanh trên thất, đã được chẩn đoán bằng điện tâm đồ.
Phác đồ điều trị viêm tiểu phế quản
Viêm tiểu phế quản là một bệnh nhiễm trùng do vi-rút ảnh hưởng đến đường hô hấp dưới. Vi-rút hợp bào hô hấp (RSV) là nguyên nhân phổ biến nhất, gây ra khoảng 70% các trường hợp.
Phác đồ điều trị áp xe phổi
Có thể nội soi phế quản ống mềm để hút mủ ở phế quản, giúp dẫn lưu ổ áp xe, soi phế quản ống mềm còn giúp phát hiện các tổn thương gây tắc nghẽn phế quản.
Phác đồ điều trị hen mãn tính
Bệnh nhân gặp các triệu chứng như thở khò khè, tức ngực, khó thở và ho. Các triệu chứng này có thể thay đổi về tần suất, mức độ nghiêm trọng và thời gian kéo dài.
Phác đồ điều trị viêm phế quản mãn tính
Ho trong 3 tháng liên tiếp mỗi năm trong 2 năm liền, không khó thở lúc khởi bệnh, khó thở phát triển sau nhiều năm, trước khi gắng sức.
Định hướng phác đồ điều trị u trung thất nguyên phát
U tuyến ức giai đoạn III và IVa không thể phẫu thuật cắt bỏ, bắt đầu với hóa trị liệu, nếu đáp ứng tốt, thể trạng bệnh nhân cho phép.
Phác đồ điều trị viêm phế quản do vi khuẩn
Nhiễm khuẩn khí quản ở trẻ em, xảy ra do biến chứng của nhiễm virus trước đó (viêm thanh khí phế quản, cúm, sởi, v.v.).
Phác đồ điều trị tắc nghẽn đường hô hấp trên cấp tính
Tắc nghẽn đường hô hấp trên cấp tính có thể do hít phải dị vật, nhiễm vi-rút hoặc vi khuẩn (viêm thanh khí phế quản, viêm nắp thanh quản, viêm khí quản), sốc phản vệ, bỏng hoặc chấn thương.
Phác đồ điều trị viêm xoang cấp tính
Điều trị kháng sinh là cần thiết trong trường hợp chỉ có viêm xoang do vi khuẩn, nếu không, viêm xoang nặng ở trẻ em có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng.
Phác đồ điều trị viêm khí quản do vi khuẩn
Trái ngược với viêm nắp thanh quản, triệu chứng dần dần và đứa trẻ thích nằm phẳng, trong trường hợp nghiêm trọng, có nguy cơ tắc nghẽn đường thở hoàn toàn.
Phác đồ điều trị viêm phổi dai dẳng
Viêm phổi dai dẳng có thể khó điều trị, phải xem xét các nguyên nhân như bệnh lao hoặc bệnh phổi nang, đặc biệt là ở những bệnh nhân mắc HIV/AIDS.
Phác đồ điều trị tắc nghẽn đường hô hấp trên cấp do dị vật
Tắc nghẽn đường thở cấp tính, không có dấu hiệu cảnh báo, thường xuyên nhất ở đứa trẻ 6 tháng đến 5 tuổi chơi với đồ vật nhỏ hoặc ăn.
Phác đồ điều trị viêm phổi cộng đồng
Thời gian dùng kháng sinh từ 7 đến 10 ngày nếu do các tác nhân gây viêm phổi điển hình, 14 ngày nếu do các tác nhân không điển hình, trực khuẩn mủ xanh.
Phác đồ điều trị giãn phế quản
Những trường hợp giãn phế quản nặng, vi khuẩn kháng thuốc, thường cần dùng kháng sinh dài ngày hơn, hoặc bội nhiễm do Pseudomonas aeruginosa.
Phác đồ điều trị viên nắp thanh quản mới nhất
Nhiễm khuẩn nắp thanh quản ở trẻ nhỏ do Haemophilus influenzae (Hib) gây ra, rất hiếm xảy ra khi tỷ lệ tiêm vắc xin Hib cao. Nó có thể được gây ra bởi các vi khuẩn khác và xảy ra ở người lớn.
Phác đồ điều trị bệnh Sacoit
Những trường hợp có tổn thương tim, thần kinh, hoặc đường hô hấp trên, kKhởi liều corticoid: 80 đến 100mg ngày.