Phác đồ điều trị viêm phổi kẽ

2017-03-25 05:28 PM
Các điều trị khác như điều trị viêm khớp dạng thấp, nên dùng corticoid ngay từ đầu, không dùng liều vượt quá 100 mg ngày.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Nhận định chung

Viêm phổi kẽ là thuật ngữ chỉ những bệnh phổi có tổn thương ở khoảng kẽ ở phổi, bệnh thường lan tỏa, tổn thương không đồng nhất, tuy nhiên, được xếp chung vào một nhóm do có biểu hiện lâm sàng, X-quang phổi, tổn thương mô bệnh học gần tương tự nhau.

Phác đồ điều trị viêm phổi kẽ

Nguyên tắc chung

Loại bỏ các tác nhân như thuốc, hóa chất được xem là căn nguyên gây viêm phổi kẽ.

Điều trị các bệnh lý căn nguyên của viêm phổi kẽ như: lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì, viêm khớp dạng thấp, viêm da cơ - viêm đa cơ.

Thở oxy khi bệnh nhân có biểu hiện suy hô hấp.

Viêm phổi kẽ không đặc hiệu

Corticoid: khởi đầu liều 1 mg/kg/ngày trong 1 tháng, sau đó giảm liều còn 30-40 mg/ngày trong 2 tháng. Với những trường hợp bệnh nặng, cần nhập viện, có thể dùng liều cao methylprednisolon 1000 mg/ngày x 3 ngày, sau đó dùng liều tương tự như trên. Với những trường hợp đáp ứng, liều corticoid được giảm dần và duy trì liều 5-10 mg/ngày. Tổng thời gian điều trị corticoid kéo dài ít nhất 1 năm, liều corticoid giảm dần.

Có thể dùng một số thuốc ức chế miễn dịch khác như: Azathioprine (khởi liều 50 mg/ngày, sau đó tăng mỗi 25 mg/ngày trong 7- 14 ngày để đạt liều 1,5-2 mg/kg/ngày); cyclophosphamid (liều 1,5-2 mg/kg/ngày. Liều được điều chỉnh để duy trì số lượng bạch cầu > 4 G/L).

Xơ phổi tự phát

Không dùng các thuốc corticoid và thuốc ức chế miễn dịch do không có bằng chứng cho thấy các thuốc này có hiệu quả.

Khi có đợt bội nhiễm: kháng sinh phổ rộng, thở oxy, có thể cân nhắc thở máy (khi cần) để duy trì SpO2 > 90%.

Tiêm vaccin phòng cúm hàng năm và vaccin phòng phế cầu mỗi 4 năm.

Viêm phổi kẽ tăng bạch cầu ái toan

Khi không có suy hô hấp: corticoid đường uống, liều 40 - 60 mg/ngày.

Khi có suy hô hấp: methylprednisolon 60-125 mg mỗi 6 giờ, cho đến khi triệu chứng suy hô hấp được cải thiện (thường 1-3 ngày).

Liều corticoid 40-60 mg/ngày kéo dài trong 2-4 tuần cho đến khi hết các triệu chứng lâm sàng và X-quang, sau đó giảm liều mỗi 5 mg/tuần cho đến khi hết thuốc.

Viêm phổi tăng cảm

Tránh tiếp xúc yếu tố căn nguyên gây bệnh.

Corticoid 40-60 mg/ngày trong 1-2 tuần. Sau đó giảm dần liều trong 2-4 tuần tiếp theo. Nếu bệnh tái phát, có thể sử dụng liệu pháp khí dung corticoid.

Viêm phổi kẽ/Viêm khớp dạng thấp

Các điều trị khác như điều trị viêm khớp dạng thấp. Nên dùng corticoid ngay từ đầu, liều 0,5 mg/kg/ngày. Không dùng liều vượt quá 100 mg/ngày. Hiệu quả thường thấy trong 1-3 tuần. Sau đó giảm dần liều corticoid.

Viêm phổi kẽ ở bệnh nhân xơ cứng bì toàn thể

Truyền tĩnh mạch cyclophosphamid (750-1000 mg/m2da/lần), khoảng cách 2 lần truyền: 4 tuần; kết hợp liều thấp corticoid (≤ 10 mg/ngày). Thời gian điều trị: 12 tháng.

Viêm phổi kẽ sau xạ trị

Dừng xạ trị ư Khi chưa có xơ phổi (hình ảnh kính mờ là tổn thương nổi bật trên Xquang): dùng corticoid liều 1-2 mg/kg/ngày.

Khi đã có xơ phổi: thở oxy, điều trị các đợt bội nhiễm nếu có.

Bài viết cùng chuyên mục

Phác đồ điều trị viên nắp thanh quản mới nhất

Nhiễm khuẩn nắp thanh quản ở trẻ nhỏ do Haemophilus influenzae (Hib) gây ra, rất hiếm xảy ra khi tỷ lệ tiêm vắc xin Hib cao. Nó có thể được gây ra bởi các vi khuẩn khác và xảy ra ở người lớn.

Phác đồ điều trị viêm phổi cộng đồng

Thời gian dùng kháng sinh từ 7 đến 10 ngày nếu do các tác nhân gây viêm phổi điển hình, 14 ngày nếu do các tác nhân không điển hình, trực khuẩn mủ xanh.

Phác đồ điều trị viêm tiểu phế quản

Trường hợp nặng có thể xảy ra, trong đó đứa trẻ có nguy cơ do kiệt sức, hoặc nhiễm khuẩn thứ phát, nằm viện là cần thiết khi các dấu hiệu triệu chứng nghiêm trọng.

Phác đồ điều trị tràn khí màng phổi

Tràn khí màng phổi áp lực dương nhịp thở trên 30 lần phút, nhịp tim trên 120 lần phút, huyết áp tụt, trung thất bị đẩy lệch về bên đối diện.

Phác đồ điều trị viêm họng cấp

Viêm cấp amidan và hầu họng. Phần lớn các trường hợp có nguồn gốc từ virus và không cần điều trị bằng kháng sinh. Liên cầu nhóm A (GAS) là nguyên nhân chính do vi khuẩn gây ra và chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em từ 3 đến 14 tuổi.

Phác đồ điều trị viêm khí quản do vi khuẩn

Trái ngược với viêm nắp thanh quản, triệu chứng dần dần và đứa trẻ thích nằm phẳng, trong trường hợp nghiêm trọng, có nguy cơ tắc nghẽn đường thở hoàn toàn.

Phác đồ điều trị cảm lạnh thông thường

Viêm mũi (viêm niêm mạc mũi) và viêm mũi họng (viêm niêm mạc mũi và họng) nói chung là lành tính, tự giới hạn và thường có nguồn gốc từ virus.

Phác đồ điều trị cơn động kinh co giật

Hầu hết các cơn động kinh tự hạn chế một cách nhanh chóng, sử dụng ngay thuốc chống co giật là không đúng phương pháp.

Phác đồ điều trị shock nhiễm khuẩn

Sử dụng dung dịch pha loãng, nghĩa là thêm 1 mg epinephrine với 9 ml natri clorid 0,9 phần trăm để thu được dung dịch 0,1 mg mỗi ml.

Phác đồ điều trị thiếu máu huyết tán

Trong một số trường hợp, đặc biệt là ở trẻ em bị sốt rét nặng, thiếu máu có thể gây ra suy tim, có thể được bù bằng cách truyền máu.

Phác đồ điều trị bệnh nhân shock (sốc) do xuất huyết

Ưu tiên khôi phục lại khối lượng máu trong lòng mạch, càng nhanh càng tốt, đặt 2 đường truyền tĩnh mạch ngoại vi.

Phác đồ điều trị viêm phổi do tụ cầu

Viêm phổi do tụ cầu là một bệnh nhiễm trùng phổi do vi khuẩn Staphylococcus aureus. Loại viêm phổi này phổ biến hơn ở trẻ nhỏ, đặc biệt là những trẻ đã không khỏe hoặc suy dinh dưỡng.

Phác đồ điều trị viêm tiểu phế quản

Viêm tiểu phế quản là một bệnh nhiễm trùng do vi-rút ảnh hưởng đến đường hô hấp dưới. Vi-rút hợp bào hô hấp (RSV) là nguyên nhân phổ biến nhất, gây ra khoảng 70% các trường hợp.

Phác đồ điều trị ho kéo dài

Ho quá nhiều gây mệt nhiều, chưa xác định rõ nguyên nhân, hoặc một số trường hợp đã xác định được nguyên nhân, nhưng không có rối loạn thông khí.

Phác đồ điều trị giãn phế quản

Những trường hợp giãn phế quản nặng, vi khuẩn kháng thuốc, thường cần dùng kháng sinh dài ngày hơn, hoặc bội nhiễm do Pseudomonas aeruginosa.

Phác đồ điều trị tràn dịch màng phổi

Trường hợp tràn mủ màng phổi khu trú, đã vách hóa: cần tiến hành mở màng phổi dưới hướng dẫn của siêu âm màng phổi, hoặc chụp cắt lớp vi tính lồng ngực.

Phác đồ điều trị nấm phổi

Điều trị cơ bản là corticoid đường uống, nhằm làm giảm phản ứng viêm quá mẫn với Aspergillus, hai tuần đầu dùng prednisolon 0,5 mg kg ngày, sau đó giảm dần.

Phác đồ điều trị viêm họng cấp tính

Benzathine benzylpenicillin là thuốc cho Streptococcus A, vì kháng vẫn còn hiếm; nó chỉ là kháng sinh hiệu quả trong việc giảm tỷ lệ mắc bệnh sốt thấp khớp.

Phác đồ điều trị viêm phế quản cấp

Viêm phế quản cấp tính thường bắt đầu bằng viêm mũi họng (viêm họng, viêm thanh quản, viêm khí quản). Ban đầu ho khan và sau đó ho có đờm. Sốt nhẹ.

Phác đồ điều trị tâm phế mạn

Bệnh nhân được chỉ định dùng kháng sinh, thuốc kháng sinh có thể dùng penicillin, ampicillin, amoxilin, amoxilin và acid clavulanic.

Phác đồ điều trị lao phổi

Bệnh lao phổi do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra. Lây lan qua việc hít phải các giọt hô hấp bị nhiễm bệnh từ bệnh nhân lao đang hoạt động.

Phác đồ điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định

Các thuốc giãn phế quản sử dụng điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ưu tiên các loại thuốc giãn phế quản dạng phun hít khí dung.

Phác đồ điều trị bệnh ho gà

Ho gà là một bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới rất dễ lây lan, kéo dài, do Bordetella pertussis.

Phác đồ điều trị tắc nghẽn đường hô hấp trên cấp do dị vật

Tắc nghẽn đường thở cấp tính, không có dấu hiệu cảnh báo, thường xuyên nhất ở đứa trẻ 6 tháng đến 5 tuổi chơi với đồ vật nhỏ hoặc ăn.

Phác đồ điều trị bệnh Sacoit

Những trường hợp có tổn thương tim, thần kinh, hoặc đường hô hấp trên, kKhởi liều corticoid: 80 đến 100mg ngày.