- Trang chủ
- Phác đồ - Test
- Phác đồ điều trị bệnh lý hô hấp
- Phác đồ điều trị viêm phổi cộng đồng
Phác đồ điều trị viêm phổi cộng đồng
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Nhận định chung
Viêm phổi mắc phải ở cộng đồng là nhiễm khuẩn của nhu mô phổi xảy ra ở ngoài bệnh viện, bao gồm viêm: phế nang, ống và túi phế nang, tiểu phế quản tận hoặc viêm tổ chức kẽ của phổi. Tác nhân gây viêm phổi có thể là các vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm, nhưng không do trực khuẩn lao.
Phác đồ điều trị viêm phổi cộng đồng
Nguyên tắc chung
Xử trí tuỳ theo mức độ nặng.
Điều trị triệu chứng.
Điều trị nguyên nhân: lựa chọn kháng sinh theo căn nguyên gây bệnh, ban đầu thường theo kinh nghiệm lâm sàng, yếu tố dịch tễ, mức độ nặng của bệnh, tuổi bệnh nhân, các bệnh kèm theo, các tương tác, tác dụng phụ của thuốc.
Thời gian dùng kháng sinh từ 7 đến 10 ngày nếu do các tác nhân gây viêm phổi điển hình, 14 ngày nếu do các tác nhân không điển hình, trực khuẩn mủ xanh.
Điều trị ngoại trú
Amoxicillin 500 mg - 1g: uống 3 lần/ngày hoặc
Clarithromycin 500 mg x 2 lần/ngày hoặc
Amoxicilin 50 mg/kg/ngày + macrolide (Erythromycin 2 g/ngày, hoặc Clarithromycin 500 mg x 2 lần/ngày) khi nghi do vi khuẩn không điển hình hoặc có thể dùng β - lactam/ức chế men β - lactamase (amoxicilin clavulanat) kết hợp với 1 thuốc nhóm macrolid (clindamycin: 500 mg x 2 lần/ngày hoặc azithromycin 500 mg/ngày).
Hoặc dùng nhóm cephalosporin thế hệ 2: cefuroxim 0,5 g/lần x 3 lần/ngày hoặc kết hợp với 1 thuốc nhóm macrolid.
Đảm bảo cân bằng nước - điện giải và thăng bằng kiềm - toan.
Điều trị viêm phổi trung bình
Kháng sinh: + Amoxicilin - acid clavulanic: 1g x 3 lần/ngày (uống) kết hợp với 1 thuốc nhóm macrolid (clindamycin: 500 mg x 2 lần/ngày hoặc azithromycin 500 mg/ngày).
Nếu không uống được: amoxicilin - acid clavulanic: 1g x 3 lần/ngày (tiêm tĩnh mạch) kết hợp với 1 thuốc nhóm macrolid dùng theo đường tĩnh mạch (clindamycin: 500 mg x 2 lần/ngày hoặc azithromycine 500 mg/ngày), hoặc levofloxacin 750 mg/ngày hoặc moxifloxacin 400 mg/ngày.
Đảm bảo cân bằng nước - điện giải và thăng bằng kiềm - toan.
Dùng thuốc hạ sốt khi nhiệt độ > 38,50C.
Điều trị viêm phổi nặng
Kháng sinh. + Kết hợp amoxillin acid clavulanic 1 g/lần x 3 lần/ngày (tiêm tĩnh mạch) kết hợp thêm: clarithromycin 500 mg (uống 2 lần/ngày) hoặc levofloxacin 750 mg/ngày.
Hoặc cephalosporin phổ rộng (cefotaxim 1 g x 3 lần/ngày hoặc ceftriaxon 1 g x 3 lần/ngày hoặc ceftazidim 1 g x 3 lần/ngày) kết hợp với macrolid hoặc aminoglycosid hoặc fluoroquinolon (levofloxacin 0,75 g/ngày, moxifloxacin 400 mg/ngày).
Xem xét thay đổi kháng sinh tuỳ theo diễn biến lâm sàng và kháng sinh đồ nếu có.
Thở oxy, thông khí nhân tạo nếu cần, đảm bảo huyết động, điều trị các biến chứng nếu có.
Điều trị một số viêm phổi đặc biệt (Phác đồ điều trị cho bệnh nhân nặng khoảng 60 kg)
Viêm phổi do Pseudomonas aeruginosa
Ceftazidime 2 g x 3 lần/ngày + gentamycin hoặc tobramycin hoặc amikacin với liều thích hợp.
Liệu pháp thay thế: ciprofloxacin 500 mg x 2 lần/ngày + piperacilin 4g x 3 lần /ngày + gentamycin hoặc tobramycin hoặc amikacin với liều thích hợp.
Viêm phổi do Legionella
Clarithromycin 0,5 g x 2 lần/ngày rifampicin 0,6 g x 1- 2 lần/ngày x 14 - 21 ngày hoặc
fluoroquinolon (ciprofloxacin, ofloxacin, levofloxacin, moxifloxacin).
Viêm phổi do tụ cầu vàng
Tụ cầu vàng nhạy cảm với methicillin: oxacilin 1 g x 2 lần/ngày rifampicin 0,6 g x 1- 2 lần/ngày.
Viêm phổi do tụ cầu vàng kháng với methicillin: vancomycin 1 g x 2 lần/ngày.
Viêm phổi do virus cúm
Điều trị triệu chứng là chính: hạ sốt, giảm đau.
Oseltamivire 75 mg x 2 viên/ngày uống chia 2 lần.
Trường hợp nặng có thể dùng liều gấp đôi.
Dùng kháng sinh khi có biểu hiện bội nhiễm vi khuẩn.
Một số viêm phổi khác
Do nấm: Dùng một số thuốc chống nấm như: amphotericin B, itraconazol, voriconazol.
Pneumocystis Jiroveci: Cotrimoxazol: liều dựa trên TMP (15 mg/kg/ngày chia 4 lần) x 21 ngày; người bệnh < 40 kg: TMP- SMX 480 mg, 2 viên/lần x 4 lần; người bệnh > 40 kg: TMP- SMX 480 mg, 3 viên/lần x 4 lần.
Trong trường hợp suy hô hấp: prednisolon (uống hoặc tĩnh mạch) (40 mg x 2 lần/ngày x 5 ngày, sau đó 40 mg x 1 lần/ngày x 5 ngày rồi 20 mg x 1 lần/ngày x 11 ngày).
Do a-míp: metronidazol 0,5 g x 3 lọ/ngày truyền tĩnh mạch chia 3 lần.
Bài viết cùng chuyên mục
Phác đồ điều trị tắc nghẽn hô hấp trên cấp do viêm mũi sổ mũi
Theo dõi tình trạng tâm thần, tim và nhịp thở, SaO2 và mức độ nghiêm trọng của sự tắc nghẽn, duy trì đủ độ ẩm bằng miệng nếu có thể.
Phác đồ điều trị khó thở
Thông khí nhân tạo không xâm nhập qua mặt nạ nếu có chỉ định, thông khí nhân tạo qua ống nội khi quản mở khí quản, áp dụng cho các trường hợp suy hô hấp nặng.
Phác đồ điều trị viêm phế quản do vi khuẩn
Nhiễm khuẩn khí quản ở trẻ em, xảy ra do biến chứng của nhiễm virus trước đó (viêm thanh khí phế quản, cúm, sởi, v.v.).
Phác đồ điều trị viêm phế quản mãn
Viêm phế quản mãn tính là chẩn đoán lâm sàng đặc trưng bởi tình trạng ho có đờm trong hơn ba tháng trong hai năm liên tiếp và có tình trạng tắc nghẽn luồng khí.
Phác đồ điều trị viêm phế quản cấp
Viêm phế quản cấp tính thường bắt đầu bằng viêm mũi họng (viêm họng, viêm thanh quản, viêm khí quản). Ban đầu ho khan và sau đó ho có đờm. Sốt nhẹ.
Phác đồ điều trị áp xe phổi
Có thể nội soi phế quản ống mềm để hút mủ ở phế quản, giúp dẫn lưu ổ áp xe, soi phế quản ống mềm còn giúp phát hiện các tổn thương gây tắc nghẽn phế quản.
Phác đồ điều trị viêm nắp thanh quản
Việc kỹ thuật đặt nội khí quản khó khăn, và cần được thực hiện bởi bác sĩ quen thủ thuật, hãy chuẩn bị để thực hiện mở khí quản nếu đặt không thành công.
Phác đồ điều trị tắc nghẽn đường hô hấp trên cấp tính
Tắc nghẽn đường hô hấp trên cấp tính có thể do hít phải dị vật, nhiễm vi-rút hoặc vi khuẩn (viêm thanh khí phế quản, viêm nắp thanh quản, viêm khí quản), sốc phản vệ, bỏng hoặc chấn thương.
Phác đồ điều trị nhiễm virus đường hô hấp trên ở trẻ em
Trong trường hợp không thở rít thì hít vào, hoặc co rút cơ hô hấp, điều trị theo triệu chứng, đảm bảo đủ ẩm, tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu các triệu chứng xấu hơn.
Phác đồ điều trị bệnh nhân shock (sốc) do xuất huyết
Ưu tiên khôi phục lại khối lượng máu trong lòng mạch, càng nhanh càng tốt, đặt 2 đường truyền tĩnh mạch ngoại vi.
Phác đồ điều trị viêm tai giữa cấp (AOM)
Điều trị sốt và đau: paracetamol, làm sạch tai bằng dịch là chống chỉ định nếu màng nhĩ bị rách, hoặc không thể quan sát đầy đủ màng nhĩ.
Phác đồ điều trị tràn khí màng phổi
Tràn khí màng phổi áp lực dương nhịp thở trên 30 lần phút, nhịp tim trên 120 lần phút, huyết áp tụt, trung thất bị đẩy lệch về bên đối diện.
Phác đồ điều trị viêm tiểu phế quản
Trường hợp nặng có thể xảy ra, trong đó đứa trẻ có nguy cơ do kiệt sức, hoặc nhiễm khuẩn thứ phát, nằm viện là cần thiết khi các dấu hiệu triệu chứng nghiêm trọng.
Phác đồ điều trị cơn hen phế quản nặng ở người lớn
Salbutamol hoặc terbutalin dung dịch khí dung 5 mg, Khí dung qua mặt nạ 20 phút một lần, có thể khí dung đến 3 lần liên tiếp.
Phác đồ điều trị viêm tai ngoài cấp tính
Ngứa ống tai hoặc đau tai, thường nặng, và trầm trọng hơn bởi chuyển động của loa tai, cảm giác đầy trong tai, có hoặc không có mủ xả.
Phác đồ điều trị cơn động kinh co giật
Hầu hết các cơn động kinh tự hạn chế một cách nhanh chóng, sử dụng ngay thuốc chống co giật là không đúng phương pháp.
Phác đồ điều trị trạng thái động kinh co giật
Không bao giờ sử dụng phenobarbital bằng cách tiêm tĩnh mạch nhanh, giám sát hô hấp, và huyết áp, đảm bảo rằng hỗ trợ hô hấp.
Phác đồ điều trị suy hô hấp nặng do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Có thể dùng aminophylin 0,24 g pha với 100 ml dịch glucose 5 phần trăm, truyền trong 30 đến 60 phút, sau đó truyền duy trì.
Phác đồ điều trị viêm phế quản cấp
Điều trị kháng sinh được chỉ định khi, bệnh nhân đang trong tình trạng có bệnh nền, suy dinh dưỡng, bệnh sởi, bệnh còi xương, thiếu máu nặng.
Phác đồ điều trị thiếu máu huyết tán
Trong một số trường hợp, đặc biệt là ở trẻ em bị sốt rét nặng, thiếu máu có thể gây ra suy tim, có thể được bù bằng cách truyền máu.
Phác đồ điều trị tràn dịch màng phổi
Trường hợp tràn mủ màng phổi khu trú, đã vách hóa: cần tiến hành mở màng phổi dưới hướng dẫn của siêu âm màng phổi, hoặc chụp cắt lớp vi tính lồng ngực.
Phác đồ điều trị viêm phổi ở trẻ em trên 5 tuổi và người lớn
Viêm phổi ở trẻ em trên 5 tuổi và người lớn thực sự có thể do vi-rút, phế cầu khuẩn và Mycoplasma pneumoniae gây ra.
Phác đồ điều trị co giật trong khi mang thai
Chỉ trong trường hợp không có sẵn magiê sulfate, sử dụng tĩnh mạch chậm diazepam 10 mg tiếp theo là 40 mg trong 500 ml glucose.
Phác đồ điều trị viêm xoang cấp
Viêm xoang cấp tính là tình trạng viêm nhiễm của một hoặc nhiều hốc xoang do nhiễm trùng hoặc dị ứng. Hầu hết các bệnh nhiễm trùng xoang cấp tính là do virus và tự khỏi trong vòng 10 ngày.
Phác đồ điều trị viên nắp thanh quản mới nhất
Nhiễm khuẩn nắp thanh quản ở trẻ nhỏ do Haemophilus influenzae (Hib) gây ra, rất hiếm xảy ra khi tỷ lệ tiêm vắc xin Hib cao. Nó có thể được gây ra bởi các vi khuẩn khác và xảy ra ở người lớn.