Phác đồ điều trị tràn dịch màng phổi

2017-03-24 01:51 PM
Trường hợp tràn mủ màng phổi khu trú, đã vách hóa: cần tiến hành mở màng phổi dưới hướng dẫn của siêu âm màng phổi, hoặc chụp cắt lớp vi tính lồng ngực.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Tràn dịch màng phổi là tình trạng xuất hiện dịch trong khoang màng phổi nhiều hơn mức bình thường (khoảng 14 ml).

Phác đồ điều trị nội khoa

Điều trị tràn dịch màng phổi dịch thấm

Điều trị bệnh nguyên phát. Chọc tháo dịch màng phổi trong trường hợp tràn dịch màng phổi quá nhiều gây khó thở.

Điều trị tràn dịch màng phổi dịch tiết

Điều trị triệu chứng:

Tràn dịch màng phổi nhiều có suy hô hấp:

+ Thở ôxy.

+ Chọc tháo dần chia làm nhiều lần, mỗi lần ≤ 1 lít.

+ Phục hồi chức năng hô hấp sớm và kéo dài.

Tràn dịch màng phổi nhiều, tái phát nhanh do ung thư:

+ Gây dính màng phổi bằng bột talc, povidon iod...

+ Không gây dính khi tràn dịch mà phổi không nở được hoàn toàn (như trong xẹp phổi), hay có kèm theo tràn dịch màng ngoài tim.

Điều trị căn nguyên:

Tràn dịch màng phổi do nhiễm khuẩn phổi màng phổi (đọc thêm bài hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tràn mủ màng phổi):

+ Chọc tháo, mở màng phổi dẫn lưu sớm, kết hợp bơm rửa hàng ngày với natriclorua 0,9%.

+ Trường hợp tràn mủ màng phổi khu trú, đã vách hóa: cần tiến hành mở màng phổi dưới hướng dẫn của siêu âm màng phổi hoặc chụp cắt lớp vi tính lồng ngực.

+ Kháng sinh: dùng trong 4 - 6 tuần. Đường tiêm tĩnh mạch, liều cao, thích hợp với các vi khuẩn gây bệnh trong các trường hợp viêm màng phổi do vi khuẩn, dùng ít nhất 2 kháng sinh. Lúc đầu khi chưa có kháng sinh đồ nên dùng kháng sinh có tác dụng với vi khuẩn kỵ khí, phế cầu và các trực khuẩn Gram (-): amoxicilin + acid clavulanic 3-6 g/ngày hoặc cephalosporin thế hệ 3: 3-6 g/ngày; dùng kết hợp với gentamycin 3-5 mg/kg/ngày tiêm bắp 1 lần hoặc amikacin 15 mg/kg/ngày tiêm bắp 1 lần. Nếu không có điều kiện có thể dùng penicilin liều cao (20-50 triệu đơn vị/ngày tuỳ theo cân nặng). Nếu dị ứng với penicilin thì dùng clindamycin. Thay đổi thuốc theo diễn biến lâm sàng và kết quả kháng sinh đồ.

+ Điều trị các bệnh toàn thân, các ổ nhiễm trùng nguyên phát.

Điều trị tràn dịch màng phổi do lao:

+ Nguyên tắc: Chọc tháo hết dịch màng phổi sớm là biện pháp tốt nhất để chống dính màng phổi. Dùng thuốc chống lao (tham khảo thêm phác đồ điều trị của chương trình chống lao quốc gia).

+ Liều dùng các thuốc chống lao: Streptomycin 15 mg/kg/ngày. Rifampicin 10 mg/kg/ ngày. INH 5 mg/kg/ngày. Pyrazinamid 25 mg/kg/ngày. Ethambutol 20 mg/kg/ngày.

+ Phác đồ chống lao: 2 HRZS (E)/4 RH. Có một số phác đồ điều trị khác cũng với nguyên tắc kết hợp 3-5 thuốc chống lao. Ngoài ra, còn có một số phác đồ riêng cho các trường hợp có bệnh lý gan, thận. Vitamine B6 25 mg/ngày phòng biến chứng thần kinh của INH. Kiểm tra mắt (thị lực, thị trường, sắc giác) trước khi điều trị và khi có bất thường trong quá trình điều trị. Kiểm tra chức năng gan, thận 2 lần trong tháng đầu tiên rồi mỗi tháng 1 lần cho đến khi kết thúc điều trị. Lưu ý kiểm tra lại chức năng gan, thận ngay khi có biểu hiện bất thường (vàng da, vàng mắt, mệt mỏi, nôn, chán ăn,…). Phát hiện các tác dụng phụ khác của thuốc (nhìn mờ, đau khớp, chóng mặt).

+ Phục hồi chức năng: Tập thở, thổi bóng, tập các động tác làm giãn nở lồng ngực bên bị bệnh sớm và kéo dài.

Điều trị tràn dịch màng phổi do các căn nguyên khác: Tuỳ theo căn nguyên. Trong tràn dưỡng chấp màng phổi ngoài trường hợp can thiệp ngoại khoa được thì việc điều trị chủ yếu là chế độ ăn hạn chế lipid.

Điều trị dự phòng dính màng phổi và các trường hợp tràn dịch màng phổi đã vách hoá:

+ Chọc tháo sớm và chọc tháo hết dịch màng phổi là biện pháp tốt nhất để phòng vách hoá và dính màng phổi.

+ Khi đã xuất hiện tràn dịch màng phổi vách hoá, nếu có điều kiện có thể tiến hành: Bơm streptokinase 100.000 - 300.000 đơn vị x 1 lần /ngày vào khoang màng phổi, sau đó kẹp ống dẫn lưu 2-4 giờ, rồi mở ống dẫn lưu hút liên tục. Không bơm streptokinase sau 6 ngày kể từ lần bơm đầu tiên. Sau khi dùng streptokinase phải đưa cho bệnh nhân thẻ có ghi rõ việc đã dùng streptokinase để lần khác nếu có chỉ định dùng lại thuốc tiêu sợi huyết thì không dùng streptokinase nữa mà dùng loại thuốc khác phòng tai biến dị ứng. Nội soi khoang màng phổi để phá bỏ các vách ngăn, bóc dính màng phổi.

Phác đồ điều trị ngoại khoa

Phẫu thuật bóc màng phổi, ổ cặn màng phổi trong trường hợp viêm dày màng phổi sau một tháng điều trị nội khoa tích cực không giải quyết được.

Cắt bỏ u nang buồng trứng trong hội chứng Demon-Meigs.

Lấy dị vật như mảnh đạn nằm cạnh màng phổi.

Thắt ống ngực trong trường hợp tràn dưỡng chấp màng phổi do vỡ, tắc ống ngực.

Bài viết cùng chuyên mục

Phác đồ điều trị lao phổi

Bệnh lao phổi do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra. Lây lan qua việc hít phải các giọt hô hấp bị nhiễm bệnh từ bệnh nhân lao đang hoạt động.

Phác đồ điều trị tắc nghẽn đường hô hấp trên cấp do dị vật

Tắc nghẽn đường thở cấp tính, không có dấu hiệu cảnh báo, thường xuyên nhất ở đứa trẻ 6 tháng đến 5 tuổi chơi với đồ vật nhỏ hoặc ăn.

Phác đồ điều trị viêm tai ngoài cấp tính

Ngứa ống tai hoặc đau tai, thường nặng, và trầm trọng hơn bởi chuyển động của loa tai, cảm giác đầy trong tai, có hoặc không có mủ xả.

Phác đồ điều trị hóa chất ung thư phổi nguyên phát

Tính nhạy cảm của u phổi và chu trình phát triển, các tế bào phân chia nhanh nhạy cảm hơn với điều trị hoá chất, đặc biệt, khi tế bào đang phân chia.

Phác đồ điều trị shock tim

Digoxin không còn nên sử dụng cho sốc tim, trừ những trường hợp hiếm hoi khi một nhịp tim nhanh trên thất, đã được chẩn đoán bằng điện tâm đồ.

Phác đồ điều trị áp xe phổi

Có thể nội soi phế quản ống mềm để hút mủ ở phế quản, giúp dẫn lưu ổ áp xe, soi phế quản ống mềm còn giúp phát hiện các tổn thương gây tắc nghẽn phế quản.

Phác đồ điều trị viêm tai giữa cấp (AOM)

Điều trị sốt và đau: paracetamol, làm sạch tai bằng dịch là chống chỉ định nếu màng nhĩ bị rách, hoặc không thể quan sát đầy đủ màng nhĩ.

Phác đồ điều trị bệnh Sacoit

Những trường hợp có tổn thương tim, thần kinh, hoặc đường hô hấp trên, kKhởi liều corticoid: 80 đến 100mg ngày.

Phác đồ điều trị tắc nghẽn hô hấp trên cấp do viêm mũi sổ mũi

Theo dõi tình trạng tâm thần, tim và nhịp thở, SaO2 và mức độ nghiêm trọng của sự tắc nghẽn, duy trì đủ độ ẩm bằng miệng nếu có thể.

Phác đồ điều trị sán lá phổi

Biện pháp dự phòng bệnh tốt nhất là chỉ ăn, uống đồ đã nấu chín, rửa sạch tay, đồ dùng đun nấu ngay sau khi tiếp xúc với cá, tôm, cua sống.

Phác đồ điều trị đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Chỉ định kháng sinh khi bệnh nhân có triệu chứng nhiễm trùng rõ, ho khạc đờm nhiều, đờm đục, hoặc có sốt và các triệu chứng nhiễm trùng khác kèm theo.

Phác đồ điều trị khó thở

Thông khí nhân tạo không xâm nhập qua mặt nạ nếu có chỉ định, thông khí nhân tạo qua ống nội khi quản mở khí quản, áp dụng cho các trường hợp suy hô hấp nặng.

Phác đồ điều trị cơn động kinh co giật

Hầu hết các cơn động kinh tự hạn chế một cách nhanh chóng, sử dụng ngay thuốc chống co giật là không đúng phương pháp.

Phác đồ điều trị thiếu máu huyết tán

Trong một số trường hợp, đặc biệt là ở trẻ em bị sốt rét nặng, thiếu máu có thể gây ra suy tim, có thể được bù bằng cách truyền máu.

Phác đồ điều trị bệnh bạch hầu

Bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae, lây lan từ người này sang người khác qua hít phải các giọt hô hấp bị nhiễm bệnh của những người có triệu chứng hoặc không.

Phác đồ điều trị viêm xoang cấp tính

Điều trị kháng sinh là cần thiết trong trường hợp chỉ có viêm xoang do vi khuẩn, nếu không, viêm xoang nặng ở trẻ em có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng.

Phác đồ điều trị viêm phế quản mãn

Viêm phế quản mãn tính là chẩn đoán lâm sàng đặc trưng bởi tình trạng ho có đờm trong hơn ba tháng trong hai năm liên tiếp và có tình trạng tắc nghẽn luồng khí.

Phác đồ điều trị nhiễm virus đường hô hấp trên ở trẻ em

Trong trường hợp không thở rít thì hít vào, hoặc co rút cơ hô hấp, điều trị theo triệu chứng, đảm bảo đủ ẩm, tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu các triệu chứng xấu hơn.

Phác đồ điều trị tràn mủ màng phổi

Mủ màng phổi phải được điều trị nội trú tại bệnh viện, ở các đơn vị có khả năng đặt ống dẫn lưu màng phổi, các trường hợp nhiễm trùng, nhiễm độc nặng.

Phác đồ điều trị viêm nắp thanh quản

Việc kỹ thuật đặt nội khí quản khó khăn, và cần được thực hiện bởi bác sĩ quen thủ thuật, hãy chuẩn bị để thực hiện mở khí quản nếu đặt không thành công.

Phác đồ điều trị viêm phế quản cấp

Điều trị kháng sinh được chỉ định khi, bệnh nhân đang trong tình trạng có bệnh nền, suy dinh dưỡng, bệnh sởi, bệnh còi xương, thiếu máu nặng.

Phác đồ điều trị tăng áp động mạch phổi

Thuốc chẹn kênh calci, thường chỉ định cho tăng áp động mạch phổi nguyên phát, các thuốc thường dùng là nifedipin 20mg 8 giờ 1 lần.

Phác đồ điều trị cảm lạnh thông thường

Viêm mũi (viêm niêm mạc mũi) và viêm mũi họng (viêm niêm mạc mũi và họng) nói chung là lành tính, tự giới hạn và thường có nguồn gốc từ virus.

Phác đồ điều trị viêm họng cấp

Viêm cấp amidan và hầu họng. Phần lớn các trường hợp có nguồn gốc từ virus và không cần điều trị bằng kháng sinh. Liên cầu nhóm A (GAS) là nguyên nhân chính do vi khuẩn gây ra và chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em từ 3 đến 14 tuổi.

Phác đồ điều trị viêm họng cấp tính

Benzathine benzylpenicillin là thuốc cho Streptococcus A, vì kháng vẫn còn hiếm; nó chỉ là kháng sinh hiệu quả trong việc giảm tỷ lệ mắc bệnh sốt thấp khớp.