- Trang chủ
- Phác đồ - Test
- Phác đồ điều trị bệnh lý hô hấp
- Phác đồ điều trị suy hô hấp nặng do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Phác đồ điều trị suy hô hấp nặng do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Nhận định chung
Những trường hợp đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) có đe dọa cuộc sống hoặc những bệnh nhân có ≥ 2 dấu hiệu nặng, cần được điều trị tại khoa hồi sức.
Phác đồ điều trị suy hô hấp nặng do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có suy hô hấp nặng
Thở oxy qua gọng kính, giữ SpO2: 90% - 92%.
Dùng thuốc giãn phế quản tại chỗ:
Thuốc cường beta-2, khí dung qua mặt nạ 5 mg (salbutamol, terbutalin), nhắc lại tuỳ theo tình trạng bệnh nhân, có thể dùng nhiều lần.
Thuốc kháng cholinergic: ipratropium (0,5 mg) khí dung qua mặt nạ, nhắc lại nếu cần thiết.
Dạng kết hợp thuốc kháng cholinergic và cường beta-2 adrenergic (Fenoterol/Ipratropium; Salbutamol/ Ipratropium) khí dung qua mặt nạ.
Kết hợp truyền tĩnh mạch các thuốc cường beta-2 (salbutamol, terbutalin):
Tốc độ khởi đầu 0,5 mg/giờ, điều chỉnh liều theo đáp ứng của bệnh nhân (tăng tốc độ truyền 30 phút/lần cho tới khi có đáp ứng hoặc đạt liều tối đa 3 mg/giờ).
Có thể dùng aminophylin 0,24 g pha với 100 ml dịch glucose 5%, truyền trong 30- 60 phút, sau đó truyền duy trì với liều 0,5 mg/kg/giờ. Tổng liều theophyllin không quá 10 mg/kg/24 giờ.
Corticoid:
Methylprednisolon 2 mg/kg/24 giờ tiêm tĩnh mạch chia 2 lần.
Kháng sinh:
Cephalosporin thế hệ 3 (cefotaxim hoặc ceftazidim 3 g/ngày).
Kết hợp với nhóm aminoglycosid hoặc fluoroquinolon.
Nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn bệnh viện: dùng kháng sinh theo phác đồ xuống thang, dùng kháng sinh phổ rộng và có tác dụng trên trực khuẩn mủ xanh.
Thở máy không xâm nhập:
Thường lựa chọn phương thức BiPAP: Bắt đầu với: IPAP = 8 - 10 cmH2O. EPAP: 4 - 5 cmH2O. FiO2 điều chỉnh để có SpO2 > 90%. Điều chỉnh thông số: tăng IPAP mỗi lần 2 cmH2O. ư Mục tiêu: bệnh nhân dễ chịu, tần số thở < 30/phút, SpO2 > 90%, xét nghiệm không có nhiễm toan hô hấp.
Nếu thông khí không xâm nhập không hiệu quả hoặc có chống chỉ định: đặt ống nội khí quản và thông khí nhân tạo qua ống nội khí quản.
Thở máy xâm nhập:
Phương thức: nên chỉ định thông khí nhân tạo hỗ trợ/điều khiển thể tích. Vt = 5 - 8 ml/kg + I/E = 1/3. Trigger 3-4 lít/phút. FiO2 lúc đầu đặt 100%, sau đó điều chỉnh theo oxy máu. PEEP = 5 cmH2O hoặc đặt bằng 0,5 auto PEEP.
Các thông số được điều chỉnh để giữ Pplat < 30 cmH2O, auto-PEEP không tăng, SpO2 > 92%, pH máu > 7,20. Duy trì tần số thở ở khoảng 20 lần/phút bằng thuốc an thần. Trong trường hợp bệnh nhân khó thở nhiều, không thở theo máy, có thể chuyển sang thông khí điều khiển (thể tích hoặc áp lực). Tuy nhiên, việc dùng an thần liều cao hoặc giãn cơ có thể làm khó cai thở máy. Đánh giá tình trạng bệnh nhân hàng ngày để xem xét cai thở máy khi các yếu tố gây mất bù đã được điều trị ổn định.
Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có suy hô hấp nguy kịch
Bóp bóng qua mặt nạ với oxy 100%.
Đặt ống nội khí quản, thông khí nhân tạo.
Hút đờm qua nội khí quản lèm xét nghiệm vi khuẩn học.
Dùng thuốc giãn phế quản truyền tĩnh mạch.
Tiêm tĩnh mạch corticoid.
Dùng thuốc kháng sinh tiêm tĩnh mạch.
Kháng sinh
Dùng kết hợp kháng sinh: nhóm cephalosporin thế hệ 3 (ceftazidim 3 g/ngày) hoặc imipenem 50 mg/kg/ngày, kết hợp amikacin 15 mg/kg/ngày hoặc ciprofloxacin 800 mg/ngày levofloxacin 750 mg/ngày.
Theo dõi - Dự phòng
Theo dõi tình trạng suy hô hấp, tắc nghẽn phế quản để điều chỉnh liều thuốc và thông số máy thở.
Theo dõi phát hiện biến chứng của thở máy.
Đánh giá ý thức bệnh nhân, tiến triển của bệnh hàng ngày để xem xét chỉ định cai thở máy.
Bài viết cùng chuyên mục
Phác đồ điều trị tràn dịch màng phổi do lao
Chọc hút dịch màng phổi được chỉ định sớm, để chẩn đoán và giảm nhẹ triệu chứng, nhắc lại khi có triệu chứng khó thở.
Phác đồ điều trị shock tim
Digoxin không còn nên sử dụng cho sốc tim, trừ những trường hợp hiếm hoi khi một nhịp tim nhanh trên thất, đã được chẩn đoán bằng điện tâm đồ.
Phác đồ điều trị giãn phế quản
Những trường hợp giãn phế quản nặng, vi khuẩn kháng thuốc, thường cần dùng kháng sinh dài ngày hơn, hoặc bội nhiễm do Pseudomonas aeruginosa.
Phác đồ điều trị viêm họng cấp
Viêm cấp amidan và hầu họng. Phần lớn các trường hợp có nguồn gốc từ virus và không cần điều trị bằng kháng sinh. Liên cầu nhóm A (GAS) là nguyên nhân chính do vi khuẩn gây ra và chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em từ 3 đến 14 tuổi.
Phác đồ điều trị lao phổi
Bệnh lao phổi do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra. Lây lan qua việc hít phải các giọt hô hấp bị nhiễm bệnh từ bệnh nhân lao đang hoạt động.
Phác đồ điều trị viêm phổi dai dẳng
Viêm phổi dai dẳng có thể khó điều trị, phải xem xét các nguyên nhân như bệnh lao hoặc bệnh phổi nang, đặc biệt là ở những bệnh nhân mắc HIV/AIDS.
Phác đồ điều trị cơn hen phế quản cấp
Các cơn hen có thể khá nguy kịch và điều cần thiết là phải nhận ra các dấu hiệu ngay lập tức.
Phác đồ điều trị viêm phế quản do vi khuẩn
Nhiễm khuẩn khí quản ở trẻ em, xảy ra do biến chứng của nhiễm virus trước đó (viêm thanh khí phế quản, cúm, sởi, v.v.).
Phác đồ điều trị tâm phế mạn
Bệnh nhân được chỉ định dùng kháng sinh, thuốc kháng sinh có thể dùng penicillin, ampicillin, amoxilin, amoxilin và acid clavulanic.
Phác đồ điều trị viêm tiểu phế quản
Viêm tiểu phế quản là một bệnh nhiễm trùng do vi-rút ảnh hưởng đến đường hô hấp dưới. Vi-rút hợp bào hô hấp (RSV) là nguyên nhân phổ biến nhất, gây ra khoảng 70% các trường hợp.
Phác đồ điều trị bệnh ho gà
Ho gà là một bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới rất dễ lây lan, kéo dài, do Bordetella pertussis.
Phác đồ điều trị hen mãn tính
Bệnh nhân gặp các triệu chứng như thở khò khè, tức ngực, khó thở và ho. Các triệu chứng này có thể thay đổi về tần suất, mức độ nghiêm trọng và thời gian kéo dài.
Phác đồ điều trị tắc nghẽn đường hô hấp trên cấp do dị vật
Tắc nghẽn đường thở cấp tính, không có dấu hiệu cảnh báo, thường xuyên nhất ở đứa trẻ 6 tháng đến 5 tuổi chơi với đồ vật nhỏ hoặc ăn.
Phác đồ điều trị nấm phổi
Điều trị cơ bản là corticoid đường uống, nhằm làm giảm phản ứng viêm quá mẫn với Aspergillus, hai tuần đầu dùng prednisolon 0,5 mg kg ngày, sau đó giảm dần.
Phác đồ điều trị bệnh động kinh
Một sự gián đoạn đột ngột của điều trị có thể gây tình trạng động kinh, tỷ lệ giảm liều thay đổi theo thời gian điều trị; thời gian điều trị càng dài, thời gian giảm liều cũng dài.
Phác đồ điều trị viêm phổi ở trẻ em trên 5 tuổi và người lớn
Viêm phổi ở trẻ em trên 5 tuổi và người lớn thực sự có thể do vi-rút, phế cầu khuẩn và Mycoplasma pneumoniae gây ra.
Phác đồ điều trị viêm phế quản cấp
Viêm phế quản cấp tính thường bắt đầu bằng viêm mũi họng (viêm họng, viêm thanh quản, viêm khí quản). Ban đầu ho khan và sau đó ho có đờm. Sốt nhẹ.
Phác đồ điều trị viêm họng cấp tính
Benzathine benzylpenicillin là thuốc cho Streptococcus A, vì kháng vẫn còn hiếm; nó chỉ là kháng sinh hiệu quả trong việc giảm tỷ lệ mắc bệnh sốt thấp khớp.
Phác đồ điều trị viêm phổi kẽ
Các điều trị khác như điều trị viêm khớp dạng thấp, nên dùng corticoid ngay từ đầu, không dùng liều vượt quá 100 mg ngày.
Phác đồ điều trị cơn động kinh co giật
Hầu hết các cơn động kinh tự hạn chế một cách nhanh chóng, sử dụng ngay thuốc chống co giật là không đúng phương pháp.
Phác đồ điều trị bệnh nhân shock (sốc) do xuất huyết
Ưu tiên khôi phục lại khối lượng máu trong lòng mạch, càng nhanh càng tốt, đặt 2 đường truyền tĩnh mạch ngoại vi.
Phác đồ điều trị viêm xoang cấp tính
Điều trị kháng sinh là cần thiết trong trường hợp chỉ có viêm xoang do vi khuẩn, nếu không, viêm xoang nặng ở trẻ em có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng.
Phác đồ điều trị viêm phế quản cấp
Điều trị kháng sinh được chỉ định khi, bệnh nhân đang trong tình trạng có bệnh nền, suy dinh dưỡng, bệnh sởi, bệnh còi xương, thiếu máu nặng.
Phác đồ điều trị tràn mủ màng phổi
Mủ màng phổi phải được điều trị nội trú tại bệnh viện, ở các đơn vị có khả năng đặt ống dẫn lưu màng phổi, các trường hợp nhiễm trùng, nhiễm độc nặng.
Phác đồ điều trị đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Chỉ định kháng sinh khi bệnh nhân có triệu chứng nhiễm trùng rõ, ho khạc đờm nhiều, đờm đục, hoặc có sốt và các triệu chứng nhiễm trùng khác kèm theo.