- Trang chủ
- Phác đồ - Test
- Phác đồ điều trị bệnh lý hô hấp
- Phác đồ điều trị đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Phác đồ điều trị đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Nhận định chung
Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là tình trạng thay đổi cấp tính của các biểu hiện lâm sàng: khó thở tăng, ho tăng, khạc đờm tăng và hoặc thay đổi màu sắc của đờm. Những biến đổi này đòi hỏi phải có thay đổi trong điều trị.
Căn nguyên đợt bùng phát: Nhiễm trùng hô hấp: Haemophilus influenza, phế cầu, Moraxella catarrhalis. Ô nhiễm không khí (khói thuốc, tiếp xúc nghề nghiệp, ozon). Nhiễm trùng hô hấp là nguyên nhân gây bùng phát thường gặp nhất. Khoảng 1/3 số trường hợp bùng phát không rõ căn nguyên.
Phác đồ điều trị đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Tăng tối đa điều trị các thuốc giãn phế quản và corticoid dạng khí dung khi có đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Thở oxy tại nhà
Áp dụng cho những trường hợp người bệnh đã có sẵn hệ thống oxy tại nhà.
Thở oxy 1- 3 lít/phút, duy trì SpO2 ở mức 90 - 92%.
Thuốc giãn phế quản
Kết hợp nhiều nhóm thuốc giãn phế quản.
Tăng liều tối đa các thuốc giãn phế quản dạng khí dung và dạng uống.
Nhóm cường beta-2:
Salbutamol 5mg x 3 - 6 nang/ngày (khí dung), hoặc terbutalin 5mg x 36 nang/ngày (khí dung) hoặc salbutamol 100 mcg x 2 nhát xịt/mỗi 3 giờ.
Salbutamol 4 mg x 4 viên/ngày, uống chia 4 lần.
Terbutalin 2,5 mg x 4 viên/ngày, uống chia 4 lần.
Bambuterol 10 mg x 1-2 viên (uống).
Nhóm kháng cholinergic:
Ipratropium nang 2,5 ml x 3 - 6 nang/ngày (khí dung), hoặc
Tiotropium 18 mcg x 1 viên/ngày (hít).
Nhóm xanthin:
Theophyllin 100 mg: 10 mg/kg/ngày, uống chia 4 lần.
Corticoid
Budesonid 0,5 mg x 4 nang/ngày, khí dung chia 4 lần dùng đơn thuần hoặc kết hợp một trong các thuốc sau: Prednisolon 1-2 mg/kg/ngày (uống buổi sáng). Methylprednisolon 1 mg/kg/ngày (uống buổi sáng).
Dạng kết hợp
Kết hợp kháng cholinergic và thuốc cường beta-2: Fenoterol/ Ipratropium x 6ml/ngày, khí dung chia 3 lần hoặc Salbutamol/Ipratropium nang 2,5 ml x 3 - 6 nang/ngày, khí dung chia 3 lần.
Thuốc kháng sinh
Chỉ định kháng sinh khi bệnh nhân có triệu chứng nhiễm trùng rõ: ho khạc đờm nhiều, đờm đục (nhiễm khuẩn) hoặc có sốt và các triệu chứng nhiễm trùng khác kèm theo.
Nên sử dụng một trong các thuốc sau, hoặc có thể kết hợp 2 thuốc thuộc 2 nhóm khác nhau:
Nhóm betalactam: ampicillin/amoxillin + kháng betalactamase: liều 3g/ngày, chia 3 lần; hoặc dùng cefuroxim: liều 2 g/ngày, uống chia 4 lần; hoặc dùng: ampicillin/amoxillin/cephalexin: liều 3 g/ngày, chia 3 lần.
Levofloxacin 750 mg/ngày, moxifloxacin 400 mg/ngày, ciprofloxacin 1g/ngày.
Theo dõi và chỉ định bệnh nhân nhập viện điều trị
Các trường hợp đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhẹ thường được chỉ định điều trị tại nhà. Cần chỉ định nhập viện cho các bệnh nhân này khi có 1 hoặc nhiều dấu hiệu sau:
Khó thở nặng.
Đã có chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nặng hoặc rất nặng.
Xuất hiện các dấu hiệu thực thể mới: tím môi, đầu chi, phù ngoại biên.
Đợt cấp đã thất bại với các điều trị ban đầu.
Có bệnh mạn tính nặng kèm theo.
Cơn bùng phát thường xuyên xuất hiện.
Nhịp tim nhanh mới xuất hiện.
Tuổi cao.
Không có hỗ trợ từ gia đình.
Bài viết cùng chuyên mục
Phác đồ điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định
Các thuốc giãn phế quản sử dụng điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ưu tiên các loại thuốc giãn phế quản dạng phun hít khí dung.
Phác đồ điều trị tăng áp động mạch phổi
Thuốc chẹn kênh calci, thường chỉ định cho tăng áp động mạch phổi nguyên phát, các thuốc thường dùng là nifedipin 20mg 8 giờ 1 lần.
Phác đồ điều trị shock nhiễm khuẩn
Sử dụng dung dịch pha loãng, nghĩa là thêm 1 mg epinephrine với 9 ml natri clorid 0,9 phần trăm để thu được dung dịch 0,1 mg mỗi ml.
Phác đồ điều trị viêm phổi ở trẻ em trên 5 tuổi và người lớn
Viêm phổi ở trẻ em trên 5 tuổi và người lớn thực sự có thể do vi-rút, phế cầu khuẩn và Mycoplasma pneumoniae gây ra.
Phác đồ điều trị viêm phổi cộng đồng
Thời gian dùng kháng sinh từ 7 đến 10 ngày nếu do các tác nhân gây viêm phổi điển hình, 14 ngày nếu do các tác nhân không điển hình, trực khuẩn mủ xanh.
Phác đồ điều trị viêm tiểu phế quản
Trường hợp nặng có thể xảy ra, trong đó đứa trẻ có nguy cơ do kiệt sức, hoặc nhiễm khuẩn thứ phát, nằm viện là cần thiết khi các dấu hiệu triệu chứng nghiêm trọng.
Phác đồ điều trị sốt
Trong trường hợp sốt xuất huyết, và sốt xuất huyết dengue, acid acetylsalicylic, và ibuprofen là chống chỉ định; sử dụng paracetamol thận trọng khi suy gan.
Phác đồ điều trị viêm họng cấp tính
Benzathine benzylpenicillin là thuốc cho Streptococcus A, vì kháng vẫn còn hiếm; nó chỉ là kháng sinh hiệu quả trong việc giảm tỷ lệ mắc bệnh sốt thấp khớp.
Phác đồ điều trị viêm phế quản cấp
Viêm phế quản cấp tính thường bắt đầu bằng viêm mũi họng (viêm họng, viêm thanh quản, viêm khí quản). Ban đầu ho khan và sau đó ho có đờm. Sốt nhẹ.
Phác đồ điều trị ho kéo dài
Ho quá nhiều gây mệt nhiều, chưa xác định rõ nguyên nhân, hoặc một số trường hợp đã xác định được nguyên nhân, nhưng không có rối loạn thông khí.
Phác đồ xử trí viêm phổi không đáp ứng điều trị
Chỉ nên thay đổi kháng sinh sau 72 giờ điều trị, ngoại trừ những trường hợp bệnh nhân nặng, tình trạng lâm sàng không ổn định, tiến triển X quang nhanh.
Phác đồ điều trị áp xe phổi
Có thể nội soi phế quản ống mềm để hút mủ ở phế quản, giúp dẫn lưu ổ áp xe, soi phế quản ống mềm còn giúp phát hiện các tổn thương gây tắc nghẽn phế quản.
Phác đồ điều trị bệnh bạch hầu
Bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae, lây lan từ người này sang người khác qua hít phải các giọt hô hấp bị nhiễm bệnh của những người có triệu chứng hoặc không.
Phác đồ điều trị bệnh nhân shock (sốc) do xuất huyết
Ưu tiên khôi phục lại khối lượng máu trong lòng mạch, càng nhanh càng tốt, đặt 2 đường truyền tĩnh mạch ngoại vi.
Phác đồ điều trị tắc nghẽn đường hô hấp trên cấp do dị vật
Tắc nghẽn đường thở cấp tính, không có dấu hiệu cảnh báo, thường xuyên nhất ở đứa trẻ 6 tháng đến 5 tuổi chơi với đồ vật nhỏ hoặc ăn.
Phác đồ điều trị viêm phổi do tụ cầu
Viêm phổi do tụ cầu là một bệnh nhiễm trùng phổi do vi khuẩn Staphylococcus aureus. Loại viêm phổi này phổ biến hơn ở trẻ nhỏ, đặc biệt là những trẻ đã không khỏe hoặc suy dinh dưỡng.
Phác đồ điều trị hen mãn tính
Bệnh nhân gặp các triệu chứng như thở khò khè, tức ngực, khó thở và ho. Các triệu chứng này có thể thay đổi về tần suất, mức độ nghiêm trọng và thời gian kéo dài.
Phác đồ điều trị tắc nghẽn đường hô hấp trên cấp tính
Tắc nghẽn đường hô hấp trên cấp tính có thể do hít phải dị vật, nhiễm vi-rút hoặc vi khuẩn (viêm thanh khí phế quản, viêm nắp thanh quản, viêm khí quản), sốc phản vệ, bỏng hoặc chấn thương.
Phác đồ điều trị hóa chất ung thư phổi nguyên phát
Tính nhạy cảm của u phổi và chu trình phát triển, các tế bào phân chia nhanh nhạy cảm hơn với điều trị hoá chất, đặc biệt, khi tế bào đang phân chia.
Phác đồ điều trị shock mất nước cấp tính nặng do vi khuẩn, virus viêm dạ dày ruột
Khẩn trương khôi phục lại khối lượng tuần hoàn, sử dụng liệu pháp bolus tĩnh mạch, Ringer lactate, hoặc natri clorid.
Phác đồ điều trị trạng thái động kinh co giật
Không bao giờ sử dụng phenobarbital bằng cách tiêm tĩnh mạch nhanh, giám sát hô hấp, và huyết áp, đảm bảo rằng hỗ trợ hô hấp.
Phác đồ điều trị viêm tai giữa mãn tính mủ (CSOM)
Làm sạch dịch tiết ống tai bằng lau khô nhẹ nhàng, sau đó sử dụng ciprofloxacin 2 giọt, mỗi ngày hai lần, cho đến khi không còn dịch tiết.
Phác đồ điều trị bệnh ho gà
Ho gà là một bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới rất dễ lây lan, kéo dài, do Bordetella pertussis.
Phác đồ điều trị viêm xoang cấp
Viêm xoang cấp tính là tình trạng viêm nhiễm của một hoặc nhiều hốc xoang do nhiễm trùng hoặc dị ứng. Hầu hết các bệnh nhiễm trùng xoang cấp tính là do virus và tự khỏi trong vòng 10 ngày.
Phác đồ điều trị co giật trong khi mang thai
Chỉ trong trường hợp không có sẵn magiê sulfate, sử dụng tĩnh mạch chậm diazepam 10 mg tiếp theo là 40 mg trong 500 ml glucose.