Phác đồ điều trị viêm da dầu (Seborrheic Dermatitis)

2017-06-02 11:43 AM
Nguyên nhân gây bệnh chưa rõ ràng, tăng tiết chất bã/dầu là điều kiện gây viêm da dầu, nấm Malassezia ovale, vi khuẩn P acne và một số vi khuẩn khác.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Nhận định chung

Viêm da dầu là một bệnh da mạn tính. Thương tổn cơ bản là dát đỏ, giới hạn rõ, trên có vảy mỡ, khu trú ở vùng có nhiều tuyến bã như da đầu, mặt và phần trên của thân mình.

Ở Mỹ, khoảng 1 đến 3 % dân số mắc bệnh, nam nhiều hơn nữ, chủ yếu gặp ở người trẻ từ 18 đến 40 tuổi, ít gặp ở người cao tuổi. Ở trẻ sơ sinh, tuyến bã tăng hoạt động trong thời kỳ này do tác dụng của androgen từ mẹ truyền qua rau thai nên nhiều trẻ em mắc bệnh trong thời kỳ sơ sinh.

Viêm da dầu cũng hay gặp ở những người bệnh Parkinson và người bệnh nhiễm HIV.

Nguyên nhân gây bệnh chưa rõ ràng. Tăng tiết chất bã/dầu là điều kiện gây viêm da dầu. Nấm Malassezia ovale (Malassezia furfur), vi khuẩn P. acne và một số vi khuẩn khác đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của bệnh. Ở người bệnh bị gầu da đầu, nồng độ kháng thể kháng lại Malassezia cao hơn so với nhóm chứng. Người bệnh bị viêm da dầu có đáp ứng miễn dịch với M. orbicular.

Phác đồ điều trị viêm da dầu (Seborrheic Dermatitis)

Nguyên tắc chung

Dùng thuốc kháng nấm tại chỗ có tác dụng đối với Pityrosporum.

Bệnh dễ tái phát. Các yếu tố làm vượng bệnh như stress, nghiện rượu, hoặc một số thuốc.

Không nên dùng các thuốc bôi corticoid.

Điều trị cụ thể

Đối với gầu da đầu: thường xuyên gội đầu bằng dầu gội chống nấm. Nước gội đầu có pyrithion, kẽm và magne với nồng độ 0,5 đến 2% hoặc dầu gội đầu olamin 0,75 - 1% trong thời gian nhiều tháng. Có thể dùng dầu gội đầu chứa selenium 1 - 2,5% hoặc chứa hoạt chất chống nấm thuộc nhóm imidazol như ketoconazol, econazol hay bifonazol.

Đối với thương tổn trên mặt, nên dùng các loại xà phòng ZnP 2% và các thuốc chống nấm imidazol như ketoconazol, bifonazol hay ciclopiroxolamin.

Isotretinoin có tác dụng làm giảm sự bài tiết chất bã. Liều lượng 0,5mg/kg/ngày trong ít nhất 8 tháng. Theo dõi chức năng gan, mỡ máu trong quá trình điều trị.

Viêm da dầu ở trẻ sơ sinh và dạng đỏ da toàn thân (Leiner-Moussous diseases) có thể tự khỏi khi trẻ được 3 đến 4 tuổi. Cần điều trị dự phòng các biến chứng bội nhiễm. Có thể dùng xà phòng chống nấm (chlorhexidin, trichorcarbanid), sau đó dùng các dẫn chất của imidazol. Nếu có nhiều vảy dày trên da đầu cần làm mềm vảy bằng xà phòng hay mỡ salicylic 5% hoặc mỡ kháng sinh. Không nên dùng các thuốc corticoid bôi. Trong trường hợp tổn thương lan toả có thể sử dụng ketoconazol đường uống.

Tiến triển và tiên lượng

Bệnh tiến triển mạn tính và dễ tái phát thành từng đợt, vượng lên khi người bệnh căng thẳng hay bị stress. Viêm da dầu có thể tiến triển thành đỏ da toàn thân.

Nếu kết hợp với các bệnh da khác như viêm da cơ địa hay vảy nến sẽ gây khó khăn khi chẩn đoán vì cả hai bệnh đôi khi có hình ảnh lâm sàng và giải phẫu bệnh tương tự nhau.

Bài viết cùng chuyên mục

Phác đồ điều trị bệnh chốc (impetigo)

Trường hợp nhiều vảy tiết, đắp nước muối sinh lý, nước thuốc tím, hoặc dung dịch Jarish lên tổn thương, đắp liên tục đến khi bong hết vảy.

Phác đồ điều trị nhiễm Chlamydia trachomatis tiết niệu sinh dục

Tiểu thể nhiễm trùng-thể căn bản, chịu được đời sống ngoại bào nhưng không có chuyển hoá, tiểu thể này tiếp cận tế bào, chui vào trong, và thay đổi.

Phác đồ điều trị chấy rận

Chấy rận là một bệnh nhiễm trùng ký sinh trùng truyền nhiễm lành tính do 3 loài chấy rận đặc trưng ở người: chấy rận đầu, chấy rận thân và chấy rận mu.

Phác đồ điều trị hồng ban đa dạng (erythema multiforme)

Với những hiểu biết hiện tại, hồng ban đa dạng được coi là biểu hiện da, và niêm mạc do phản ứng trực tiếp của hệ miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh.

Phác đồ điều trị hội chứng Dress

Các biểu hiện bệnh thường khởi đầu chậm 2 đến 6 tuần, sau khi bắt đầu điều trị thuốc, và có thể tái phát nhiều lần, rất lâu sau khi ngừng thuốc.

Phác đồ điều trị bệnh da do ánh sáng (Photodermatosis)

Bệnh da do ánh sáng, là bệnh mà ngoài yếu tố gây bệnh là ánh sáng, còn phải có chất cảm quang ở các lớp biểu bì da.

Phác đồ điều trị viêm da cơ địa (atopic dermatitis)

Bệnh viêm da cơ địa chưa xác định được rõ ràng do gen nào đảm nhiệm, nếu cả bố và mẹ cùng bị bệnh, thì con đẻ ra có phần lớn cũng bị bệnh.

Phác đồ điều trị Herpes Zoster (Bệnh zona)

Bệnh zona, còn được gọi là herpes zoster, là một bệnh nhiễm trùng do virus varicella-zoster (VZV) gây ra, cùng loại virus gây bệnh thủy đậu.

Phác đồ điều trị lang ben (pityriasis versicolor)

Hiện nay đã xác định và phân loại được 12 chủng ưa mỡ Malassezia khác nhau, trong đó có 8 chủng hay gây bệnh cho người.

Phác đồ điều trị bệnh Zona

Bệnh do sự tái hoạt của virút Varicella zoster, tiềm ẩn ở rễ thần kinh cảm giác cạnh cột sống, bệnh hay gặp ở những người già, những người suy giảm miễn dịch, đặc biệt ở người nhiễm HIV.

Phác đồ điều trị nấm móng (onychomycosis)

Nấm sợi chiếm trên 90 phần trăm các trường hợp nấm móng, chủ yếu do một số chủng Trichophyton spp như T rubrum, T violaceum, T mentagrophyte.

Phác đồ điều trị Pemphigus

Chưa có sự hiểu biết rõ ràng về nguyên nhân, do biến đổi miễn dịch các tế bào có thẩm quyền miễn dịch sinh ra tự kháng thể lưu hành trong máu.

Phác đồ điều trị mụn nhọt và nhọt độc

Nhiễm trùng quanh nang lông hoại tử, thường do Staphylococcus aureus. Các yếu tố nguy cơ bao gồm: mang S. aureus trong mũi, loét, rách da, vệ sinh kém; đái tháo đường, suy dinh dưỡng, thiếu sắt hoặc suy giảm miễn dịch.

Phác đồ điều trị vảy phấn hồng Gibert (pityriasis rosea of gibert)

Căn sinh bệnh học cho đến nay vẫn chưa rõ, vai trò của vi rút HHP6, HHP7 được nhiều nghiên cứu đề cập đến.

Phác đồ điều trị nấm tóc

Nấm tóc Piedra đen do nấm Piedraia hortae gây nên, cùng với đại dịch HIV, nhiễm nấm tóc Piedra cũng gia tăng.

Phác đồ điều trị bệnh sùi mào gà sinh dục (Genital wart)

Tất cả các trị liệu sùi mào gà đều có thể gây đau, kích thích hoặc ảnh hưởng toàn thân, nếu sau đợt điều trị 6 tuần thất bại, cần chuyển cách điều trị khác.

Phác đồ điều trị bệnh giang mai (syphilis)

Xoắn khuẩn giang mai rất yếu, ra ngoài cơ thể chỉ sống được vài giờ, chết nhanh chóng ở nơi khô; ở nơi ẩm ướt có thể sống được hai ngày.

Phác đồ điều trị ung thư tế bào vảy (Squamous cell carcinoma SCC)

Ung thư biểu mô tế bào vảy, thường xuất hiện trên các thương tổn da mạn tính, như dày sừng ánh sáng, bạch sản, các sẹo bỏng.

Phác đồ điều trị bệnh da nghề nghiệp (Occupational skin diseases)

Bệnh da nghề nghiệp tồn tại từ lâu, tác giả người Ý Bernardino Ramazzii là người đầu tiên mô tả các bệnh da liên quan đến các nghề nghiệp khác nhau.

Phác đồ điều trị dày sừng lòng bàn tay, bàn chân di truyền

Bệnh thường có tính chất gia đình, và phần lớn là do đột biến gen mã hoá cấu trúc thành phần của tế bào sừng, có thể là di truyền trội.

Phác đồ điều trị rám má (Chloasma)

Rám má là bệnh da do rối loạn chuyển hóa sắc tố ở da, số lượng tế bào sắc tố hoàn toàn bình thường, nhưng do rối loạn nội tiết đặc biệt là estrogen.

Phác đồ điều trị bệnh vảy phấn đỏ nang lông (Pityriasis rubra pilaris)

Một số trường hợp xuất hiện sau nhiễm khuẩn, hay nhiễm virút, chu chuyển các tế bào ở thượng bì tăng, chỉ số đánh dấu thymidin tăng.

Phác đồ điều trị bệnh gai đen (Acanthosis nigricans)

Bệnh thường gặp ở những người béo phì, và những người tiểu đường không đáp ứng với insulin, một số yếu tố khác liên quan đến bệnh.

Phác đồ điều trị u ống tuyến mồ hôi (Syringoma)

Cho đến nay, trên thế giới đã có nhiều phương pháp điều trị bệnh u ống tuyến mồ hôi, như đốt điện trong thương tổn, phẫu thuật cắt bỏ tổn thương.

Phác đồ điều trị bệnh lao da

Lao da được xếp vào nhóm bệnh da hiếm gặp, lao da có thể kèm theo lao ở các cơ quan khác như lao phổi, hoặc lao ruột, sinh dục.