- Trang chủ
- Phác đồ - Test
- Phác đồ điều trị bệnh lý da liễu
- Phác đồ điều trị viêm âm hộ âm đạo do nấm Candida (Vulvovaginal Candidiasis)
Phác đồ điều trị viêm âm hộ âm đạo do nấm Candida (Vulvovaginal Candidiasis)
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Nhận định chung
Viêm âm hộ-âm đạo do nấm Candida là bệnh rất thường gặp ở phụ nữ. Người ta thấy rằng hầu hết phụ nữ đều có ít nhất một lần trong đời có biểu hiện lâm sàng viêm âm hộ-âm đạo do nấm Candida. Nhiều phụ nữ bị nhiễm Candida nhưng không có triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm soi tươi hoặc nuôi cấy có nấm. Khoảng 25 - 30% phụ nữ khỏe mạnh có thể tìm thấy các chủng nấm Candida trong âm đạo dù không có biểu hiện lâm sàng.
Viêm âm hộ- âm đạo do nấm Candida thường không lây qua quan hệ tình dục nên không cần thiết điều trị bạn tình của họ nhưng các trường hợp bệnh tái phát thì cần thiết phải khám cho bạn tình và điều trị cho cả hai.
Tỷ lệ hiện mắc khoảng 5-15% phụ nữ trưởng thành, đứng thứ hai sau viêm âm đạo vi khuẩn trong bệnh lý viêm âm đạo. Khoảng 90% trường hợp viêm âm hộ- âm đạo do nấm có căn nguyên là Candida albicans.
Tác nhân gây bệnh
Candida là nấm men, gây bệnh ở niêm mạc sinh dục, tiêu hóa và có thể gây nhiễm nấm hệ thống. Khoảng 50% người mang Candida sinh dục sẽ trở thành bệnh có triệu chứng.
Các loài Candida thường gây viêm âm hộ, âm đạo là C. albicans, C. glabrata và C. tropicalis. Các chủng khác như C. turolosis, C. krusei, C. stellatoide cũng có thể gây bệnh nhưng ít hơn.
Yếu tố thuận lợi
Nấm Candida có thể sống ký sinh trong âm đạo mà không có biểu hiện lâm sàng. Sự phát triển và gây bệnh của nấm phụ thuộc vào độ cân bằng môi trường âm đạo và hệ thống miễn dịch cơ thể. Khi phá vỡ sự bình ổn môi trường này thì nấm sẽ phát triển và gây bệnh.
Các yếu tố thuận lợi: dùng kháng sinh kéo dài, các thuốc corticoid, thuốc ức chế miễn dịch kéo dài hoặc người bị đái tháo đường, dùng thuốc tránh thai, có thai, làm các thủ thuật, thụt rửa nhiều, nhiễm HIV/AIDS.
Phác đồ điều trị viêm âm hộ âm đạo do nấm Candida (Vulvovaginal Candidiasis)
Dùng một trong các phác đồ sau đây
Viên đặt âm đạo nystatin 100.000 đơn vị, đặt 1 viên vào âm đạo khi đi ngủ trong 14 ngày liên tục (kể cả những ngày có kinh), hoặc
Viên đạn miconazol hoặc clotrimazol 200mg, đặt 1 viên vào âm đạo khi đi ngủ trong 3 ngày, hoặc
Viên đạn clotrimazol 500mg, đặt 1 viên duy nhất, hoặc
Viên đạn econazol 150mg, đặt 1 viên vào âm đạo khi đi ngủ trong 2 ngày, hoặc
Itraconazol (Sporal) 100mg uống 2 viên/ngày trong 3 ngày, hoặc
Fluconazol 150mg uống 1 viên duy nhất. Các trường hợp viêm âm hộ-âm đạo tái phát cần được nghiên cứu và đánh giá rất cẩn thận để phòng tái phát cho người bệnh.
Chú ý
Loại bỏ các yếu tố dễ đưa đến tái phát bệnh như sử dụng kháng sinh kéo dài, các thuốc corticoid, thuốc ức chế miễn dịch kéo dài, thụt rửa âm đạo. Nên mặc đồ lót thoáng bằng vải sợi.
Không dùng clotrimazol cho phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu.
Đối với phụ nữ có thai chỉ nên dùng thuốc bôi hoặc thuốc đặt tại chỗ, các thuốc nhóm azol hiệu quả nhất là miconazol, clotrimazol, buconazol và terconazol.
Thai nghén làm cho bệnh nặng lên và khó chữa. Bà mẹ có thể lây bệnh cho con khi sinh đẻ gây tưa miệng làm trẻ khó bú. Do vậy, cần điều trị tốt cho mẹ và cần khám cho con để điều trị sớm.
Bài viết cùng chuyên mục
Phác đồ điều trị bệnh da do nấm sợi (dermatophytosis)
Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng thường có triệu chứng cơ năng ngứa nhiều, nếu không được điều trị, hay điều trị không đúng.
Phác đồ điều trị u mềm lây
Một số trường hợp có biến chứng chàm hoá xung quanh tổn thương, do người bệnh gãi nhiều, và do đáp ứng miễn dịch của cơ thể đối với tác nhân gây bệnh.
Phác đồ điều trị lang ben (pityriasis versicolor)
Hiện nay đã xác định và phân loại được 12 chủng ưa mỡ Malassezia khác nhau, trong đó có 8 chủng hay gây bệnh cho người.
Phác đồ điều trị viêm bì cơ (dermatomyositis)
Globulin miễn dịch tiêm tĩnh mạch, dùng khi bệnh rất nặng, nguy hiểm tới tính mạng, nhất là khi có thương tổn cơ nặng, hoặc không đáp ứng với corticoid.
Phác đồ điều trị nhiễm nấm bề mặt
Nhiễm nấm bề mặt là nhiễm trùng lành tính ở da, da đầu và móng do Candida albicans hoặc dermatophytes gây ra.
Phác đồ điều trị bệnh vảy cá (Ichthyosis)
Di truyền về sự sừng hóa bất thường, đặc trưng bằng nhiều vảy da có thể kèm theo, hoặc không kèm theo quá sản thượng bì và thâm nhiễm viêm.
Phác đồ điều trị bệnh Pellagra
Nếu không được điều trị bệnh tiến triển càng ngày càng nặng, các biểu hiện nội tạng sẽ nặng dần lên nhất là rối loạn tiêu hoá và đau dây thần kinh.
Phác đồ điều trị nhiễm Chlamydia trachomatis tiết niệu sinh dục
Tiểu thể nhiễm trùng-thể căn bản, chịu được đời sống ngoại bào nhưng không có chuyển hoá, tiểu thể này tiếp cận tế bào, chui vào trong, và thay đổi.
Phác đồ điều trị viêm da tiết bã nhờn
Viêm da tiết bã nhờn là một tình trạng da mãn tính có biểu hiện là các mảng da đỏ, có vảy. Bệnh này thường ảnh hưởng đến những vùng có nhiều tuyến bã nhờn như da đầu, mặt, ngực và lưng.
Phác đồ điều trị nấm tóc
Nấm tóc Piedra đen do nấm Piedraia hortae gây nên, cùng với đại dịch HIV, nhiễm nấm tóc Piedra cũng gia tăng.
Phác đồ điều trị bệnh Porphyrin
Bệnh porphyrin da được coi là một bệnh da do ánh sáng, với các biểu hiện là thương tổn ở vùng hở, bộc lộ với ánh sáng mặt trời mà chất cảm quang là porphyrin.
Phác đồ điều trị viêm âm đạo do trùng roi (Trichomoniasis)
Có trên 100 loài trùng roi, trong đó có 3 loại ký sinh ở người là trùng roi âm đạo, còn có hai loại khác là Trichomonas tenax ký sinh không gây bệnh ở miệng.
Phác đồ điều trị Herpes Zoster (Bệnh zona)
Bệnh zona, còn được gọi là herpes zoster, là một bệnh nhiễm trùng do virus varicella-zoster (VZV) gây ra, cùng loại virus gây bệnh thủy đậu.
Phác đồ điều trị bệnh phong (leprosy)
Sau khi phát hiện ra trực khuẩn M leprae gây bệnh, Hansen cùng Daniesen, và các cộng sự đã tự tiêm truyền M leprae vào bản thân, song không ai bị mắc bệnh.
Phác đồ điều trị bệnh ghẻ
Ghẻ là một bệnh nhiễm trùng da do loài ve Sarcoptes scabiei gây ra. Bệnh gây ngứa dữ dội, đặc biệt là vào ban đêm.
Phác đồ điều trị bệnh vảy nến (psoriasis)
Hình thái lâm sàng của bệnh vảy nến đa dạng, ngoài thương tổn da còn có thương tổn niêm mạc, móng và khớp xương.
Phác đồ điều trị bệnh da và niêm mạc do Candida (candidosis)
Bệnh thường xuất hiện ở những người có yếu tố nguy cơ như đái đường, chứng khô miệng, băng bịt, tăng tiết mồ hôi, sử dụng corticoid.
Phác đồ điều trị bệnh hạt cơm
Virus có mặt ở nhiều nơi trong môi trường sống, như bể bơi, nhà tắm công cộng và phòng tập thể thao, sự lây nhiễm HPV có thể là do tiếp xúc trực tiếp.
Phác đồ điều trị Herpes sinh dục (Genital herpes simplex viral infections)
Tỷ lệ hiện mắc tùy theo vùng địa lý, nhóm đối tượng, tỷ lệ lây truyền giữa cặp vợ chồng khi một người bị nhiễm là 10 phần trăm năm.
Phác đồ điều trị bệnh mày đay (urticaria)
Xác định và loại bỏ dị nguyên gây bệnh, tránh tiếp xúc lại với dị nguyên là cách tốt nhất trong điều trị và phòng bệnh.
Phác đồ điều trị viêm da cơ địa (atopic dermatitis)
Bệnh viêm da cơ địa chưa xác định được rõ ràng do gen nào đảm nhiệm, nếu cả bố và mẹ cùng bị bệnh, thì con đẻ ra có phần lớn cũng bị bệnh.
Phác đồ điều trị bệnh sùi mào gà sinh dục (Genital wart)
Tất cả các trị liệu sùi mào gà đều có thể gây đau, kích thích hoặc ảnh hưởng toàn thân, nếu sau đợt điều trị 6 tuần thất bại, cần chuyển cách điều trị khác.
Phác đồ điều trị đỏ da toàn thân (erythroderma)
Căn nguyên gây bệnh đỏ da toàn thân rất phức tạp, đỏ da toàn thân có thể thứ phát do mắc các bệnh da hoặc các bệnh toàn thân khác.
Phác đồ điều trị dị sừng nang lông (Follicular dyskeratosis)
Bệnh được Lutz mô tả đầu tiên năm 1860 trong phạm vi của bệnh trứng cá, gọi là bệnh trứng cá da mỡ dày sừng tăng sản.
Phác đồ điều trị bệnh da do ánh sáng (Photodermatosis)
Bệnh da do ánh sáng, là bệnh mà ngoài yếu tố gây bệnh là ánh sáng, còn phải có chất cảm quang ở các lớp biểu bì da.