- Trang chủ
- Phác đồ - Test
- Phác đồ điều trị bệnh lý da liễu
- Phác đồ điều trị bệnh sùi mào gà sinh dục (Genital wart)
Phác đồ điều trị bệnh sùi mào gà sinh dục (Genital wart)
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Nhận định chung
Sùi mào gà sinh dục là một bệnh lay truyền qua đường tình dục hay gặp, do Human papilloma virus (HPV) gây nên. - Hầu hết người nhiễm HPV không có biểu hiện lâm sàng, tỷ lệ có triệu chứng chỉ khoảng 1 - 2%.
HPV thuộc nhóm có DNA, nhân lên trong tế bào thượng bì.
Có ít nhất 35 týp HPV gây bệnh ở sinh dục, týp 6 và 11 chiếm tới 90%. Các týp 16, 18, 31, 33 và 35 có thể gây loạn sản tế bào và gây ung thư.
Các yếu tố thuận lợi cho nhiễm HPV là nhiều bạn tình, mắc các STI khác.
Virút xâm nhập vào niêm mạc sinh dục qua các thương tổn nhỏ ở thượng bì và nằm ở lớp đáy. HPV có thể lây truyền cho trẻ sơ sinh qua đường sinh dục của mẹ, gây u nhú ở thanh quản.
Phác đồ điều trị bệnh sùi mào gà sinh dục là (Genital wart)
Nguyên tắc chung
Xét nghiệm phát hiện HPV và định chủng.
Cần khám nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
Khám và điều trị bạn tình.
Tư vấn, giáo dục sức khỏe về chẩn đoán, các phương pháp điều trị có thể sử dụng cho người bệnh, khả năng bệnh có thể tái phát, mối liên quan của bệnh với ung thư và khả năng lây nhiễm bệnh.
Điều trị cụ thể
Việc lựa chọn phương pháp điều trị cần phải cân nhắc về tuổi người bệnh, vị trí thương tổn, số lượng, kích thước tổn thương và khả năng chuyên môn cũng như trang thiết bị của cơ sở điều trị.
Các thuốc điều trị được phân làm hai loại:
Người bệnh tự bôi
Podophylotoxin 0,5% dạng dung dịch hoặc kem. Đây là thuốc chống phân bào, có thể bôi mà không cần rửa và ít gây độc toàn thân. Thuốc bôi ngày 2 lần bằng tăm bông, bôi 3 ngày liên tiếp rồi nghỉ 4 ngày, điều trị một đợt 4 tuần. Kem imiquimod 5% kích thích sản xuất interferon và các cytokin. Người bệnh bôi bằng tay 3 lần/tuần, tới 16 tuần. Sau khi bôi 6 - 10 giờ phải rửa bằng nước và xà phòng nhẹ. Hướng dẫn người bệnh bôi đúng cách trong lần đầu và yêu cầu khám định kỳ để theo dõi và đánh giá hiệu quả điều trị.
Hai loại thuốc này không sử dụng bôi thương tổn ở quanh hậu môn, trực tràng, niệu đạo, âm đạo và cổ tử cung. Không có dữ liệu về sự an toàn đối với phụ nữ có thai.
Điều trị tại cơ sở y tế
Bôi podophyllin là một chất chống phân bào, dung dịch 10 - 25% trong cồn ethanol hoặc cồn benzoin. Bôi để khô, rửa sạch sau khoảng 1- 4 giờ. Bôi 1- 2 lần/tuần, trong 6 tuần. Một lần bôi tối đa 0,5 ml hoặc trên một diện tích thương tổn < 10 cm2 cho một lần điều trị để hạn chế độc tính của thuốc như làm ức chế tủy xương. Không dùng cho phụ nữ có thai, cho con bú.
Trichloroacetic (TCA) hoặc bichloroacetic (BCA) 80 - 90% được dùng bôi các thương tổn nhỏ, ẩm ướt. Thầy thuốc bôi cho người bệnh hàng tuần, trong tối đa 6 tuần. Cần phải cẩn thận khi bôi để tránh tổn hại vùng da-niêm mạc lành.
Dùng bicarbonnat hay vaselin bôi xung quanh thương tổn để bảo vệ vùng da xung quanh.
Các phương pháp điều trị khác bao gồm nạo thương tổn, phẫu thuật cắt bỏ thương tổn, phẫu thuật điện, laser, tiêm interferon hoặc 5-fluorouracin.
Các phẫu thuật đơn giản bằng dao, kéo hoặc laser CO2, đốt điện cần phải gây tê. Phương pháp này chỉ định cho các thương tổn lớn, cho phụ nữ có thai. Đốt điện chống chỉ định cho người bệnh mắc máy tạo nhịp tim, thương tổn ở gần hậu môn.
Điều trị lạnh làm phá hủy thương tổn bệnh và một vùng nhỏ tổ chức xung quanh nên được chỉ định cho các thương tổn nhỏ. Điều trị mỗi tuần 1- 2 lần trong 4 - 6 tuần. Sử dụng đầu áp lạnh hoặc phun nitơ lỏng vào thương tổn. Có thể cần gây tê vì điều trị lạnh gây đau. Hiệu quả điều trị và sự an toàn phụ thuộc vào kỹ năng và kinh nghiệm của thầy thuốc.
Tiêm interferon hoặc 5-fluorouracin/cấy epinephrine gel có hiệu quả trong điều trị các thương tổn nhỏ và ít. Tuy nhiên, có một số tác dụng phụ và giá thành đắt.
Tất cả các trị liệu sùi mào gà đều có thể gây đau, kích thích hoặc ảnh hưởng toàn thân. Nếu sau đợt điều trị 6 tuần thất bại, cần chuyển cách điều trị khác. Cũng cần sinh thiết thương tổn hoặc chuyển chuyên gia.
Bài viết cùng chuyên mục
Phác đồ điều trị lang ben (pityriasis versicolor)
Hiện nay đã xác định và phân loại được 12 chủng ưa mỡ Malassezia khác nhau, trong đó có 8 chủng hay gây bệnh cho người.
Phác đồ điều trị hội chứng Stevens Johnson
Hội chứng Lyell thương tổn da, gặp ở mọi lứa tuổi, chủng tộc, có khi rất sớm là 3 tháng tuối, tuổi càng cao, nguy cơ mắc bệnh càng lớn.
Phác đồ điều trị bong vảy da do tụ cầu (bệnh Ritter)
Tụ cầu vàng tiết ra độc tố gây bong da, lưu hành trong máu người bệnh, có 2 loại độc tố khác nhau là exfoliative toxin A, và B.
Phác đồ điều trị bệnh Sarcoidosis
Sarcoid là từ cũ do Kaposi sử dụng, để gọi một bệnh mà thương tổn ở da do Boeck mô tả, thương tổn cục dưới da do Darie,r và Roussy trình bày.
Phác đồ điều trị viêm da tiếp xúc do côn trùng
Bệnh do một loại côn trùng vùng nhiệt đới nóng, ẩm có tên khoa học là Paederus hay còn gọi là kiến khoang, thuộc họ cánh cứng, có mặt khắp nơi trên thế giới.
Phác đồ điều trị bệnh giang mai (syphilis)
Xoắn khuẩn giang mai rất yếu, ra ngoài cơ thể chỉ sống được vài giờ, chết nhanh chóng ở nơi khô; ở nơi ẩm ướt có thể sống được hai ngày.
Phác đồ điều trị ly thượng bì bọng nước bẩm sinh (Inherited epidermolysis bullosa)
Các thể lâm sàng nhẹ có thể không hoặc ảnh hưởng rất nhẹ đến nội tạng, tuy nhiên thể nặng, di truyền lặn có thể ảnh hưởng rất nhiều cơ quan nội tạng.
Phác đồ điều trị u xơ thần kinh (Neurofibromatosis)
Bệnh di truyền theo gen trội, nằm trên nhánh dài của chromosom 17 mã hoá cho protein neurofibromin, một protein rất cần thiết cho sự phát triển.
Phác đồ điều trị hội chứng Lyell
Các thương tổn mắt cần sớm được đánh giá, và điều trị theo mức độ, tra thuốc mỡ kháng sinh, dầu vitamin A, bóc tách mi mắt tránh hiện tượng viêm.
Phác đồ điều trị viêm âm hộ âm đạo do nấm Candida (Vulvovaginal Candidiasis)
Viêm âm hộ âm đạo do nấm Candida, thường không lây qua quan hệ tình dục, nên không cần thiết điều trị bạn tình của họ..
Phác đồ điều trị Herpes Zoster (Bệnh zona)
Bệnh zona, còn được gọi là herpes zoster, là một bệnh nhiễm trùng do virus varicella-zoster (VZV) gây ra, cùng loại virus gây bệnh thủy đậu.
Phác đồ điều trị bệnh phong (leprosy)
Sau khi phát hiện ra trực khuẩn M leprae gây bệnh, Hansen cùng Daniesen, và các cộng sự đã tự tiêm truyền M leprae vào bản thân, song không ai bị mắc bệnh.
Phác đồ điều trị ung thư tế bào đáy (Basal cell carcinoma BCC)
Chùm tia cực tím có thể tác động trực tiếp, hay gián tiếp, gây nên sai lệch quá trình tổng hợp ADN trong quá trình phân chia tế bào.
Phác đồ điều trị bệnh vảy nến (psoriasis)
Hình thái lâm sàng của bệnh vảy nến đa dạng, ngoài thương tổn da còn có thương tổn niêm mạc, móng và khớp xương.
Phác đồ điều trị bệnh da dạng Herpes của Duhring Brocq (dermatitis Herpetiformis)
Chủ yếu dùng các dung dịch sát khuẩn như eosin, xanh methylen bôi vào các tổn thương, nếu bọng nước nên chọc, thấm dịch trước khi bôi.
Phác đồ điều trị viêm bì cơ (dermatomyositis)
Globulin miễn dịch tiêm tĩnh mạch, dùng khi bệnh rất nặng, nguy hiểm tới tính mạng, nhất là khi có thương tổn cơ nặng, hoặc không đáp ứng với corticoid.
Phác đồ điều trị bệnh Treponema đặc hữu
Treponema đặc hữu là một nhóm các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra bởi các chủng khác nhau của vi khuẩn Treponema. Không giống như bệnh giang mai, các bệnh nhiễm trùng này chủ yếu lây truyền qua tiếp xúc da kề da chứ không phải qua đường tình dục.
Phác đồ điều trị viêm âm đạo do trùng roi (Trichomoniasis)
Có trên 100 loài trùng roi, trong đó có 3 loại ký sinh ở người là trùng roi âm đạo, còn có hai loại khác là Trichomonas tenax ký sinh không gây bệnh ở miệng.
Phác đồ điều trị bệnh gai đen (Acanthosis nigricans)
Bệnh thường gặp ở những người béo phì, và những người tiểu đường không đáp ứng với insulin, một số yếu tố khác liên quan đến bệnh.
Phác đồ điều trị bệnh da do nấm sợi (dermatophytosis)
Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng thường có triệu chứng cơ năng ngứa nhiều, nếu không được điều trị, hay điều trị không đúng.
Phác đồ điều trị bệnh da do ánh sáng (Photodermatosis)
Bệnh da do ánh sáng, là bệnh mà ngoài yếu tố gây bệnh là ánh sáng, còn phải có chất cảm quang ở các lớp biểu bì da.
Phác đồ điều trị bệnh ghẻ
Ghẻ là một bệnh nhiễm trùng da do loài ve Sarcoptes scabiei gây ra. Bệnh gây ngứa dữ dội, đặc biệt là vào ban đêm.
Phác đồ điều trị bệnh da và niêm mạc do Candida (candidosis)
Bệnh thường xuất hiện ở những người có yếu tố nguy cơ như đái đường, chứng khô miệng, băng bịt, tăng tiết mồ hôi, sử dụng corticoid.
Phác đồ điều trị bệnh Pellagra
Nếu không được điều trị bệnh tiến triển càng ngày càng nặng, các biểu hiện nội tạng sẽ nặng dần lên nhất là rối loạn tiêu hoá và đau dây thần kinh.
Phác đồ điều trị bệnh phong
Bệnh phong, còn được gọi là bệnh Hansen, là một bệnh nhiễm trùng mãn tính do vi khuẩn Mycobacterium leprae gây ra. Bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến da, dây thần kinh ngoại biên và mắt.