Hướng dẫn điều trị thuốc chống viêm không steroid các bệnh khớp

2017-04-05 11:56 AM
Lý do lựa chọn thuốc trong nhóm dựa trên tình trạng cụ thể của mỗi bệnh nhân, cần thận trọng ở các đối tượng có nguy cơ.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Nhận định chung

Thuốc chống viêm không steroid - NSAIDs là một nhóm thuốc bao gồm các thuốc có hoạt tính chống viêm và không chứa nhân steroid. Nhóm này bao gồm nhiều dẫn chất có thành phần hoá học khác nhau nhưng có chung cơ chế tác dụng là ức chế các chất trung gian hoá học gây viêm, quan trọng nhất là prostaglandine - điều này lý giải phần lớn các hiệu quả của thuốc, đồng thời cũng giải thích tác dụng phụ của nhóm thuốc chống viêm không steroid. Đa số các thuốc trong nhóm cũng có tác dụng hạ nhiệt và giảm đau. Các thuốc chống viêm không steroid chỉ làm giảm các triệu chứng viêm mà không loại trừ được các nguyên nhân gây viêm, không làm thay đổi tiến triển của quá trình bệnh lý chính. Hiện thuốc được chia thành hai nhóm chính: nhóm thuốc ức chế COX không chọn lọc (đa số các thuốc chống viêm không steroid “cổ điển”) với nhiều tác dụng không mong muốn về tiêu hóa (viêm, loét, thủng... dạ dày tá trạng, ruột non...) và nhóm thuốc ức chế ưu thế (hoặc chọn lọc) COX-2 (meloxicam, celecoxib, etoricoxib...) có ưu thế là tác dụng không mong muốn về tiêu hóa thấp, xong cần thận trọng trong các trường hợp có bệnh lý tim mạch (suy tim sung huyết, bệnh lý mạch vành...). Việc chỉ định một thuốc nào trong nhóm cần cân nhắc trên một bệnh nhân cụ thể.

Nguyên tắc điều trị thuốc chống viêm không steroid các bệnh khớp

Nên bắt đầu bằng loại thuốc có ít tác dụng không mong muốn nhất. Lý do lựa chọn thuốc trong nhóm dựa trên tình trạng cụ thể của mỗi bệnh nhân. Cần thận trọng ở các đối tượng có nguy cơ: tiền sử dạ dày, tim mạch, dị ứng, suy gan, suy thận, người già, phụ nữ có thai... và chỉ định thuốc dựa trên sự cân nhắc giữa lợi và hại khi dùng thuốc.

Nên khởi đầu bằng liều thấp nhất, không vượt liều tối đa và duy trì liều tối thiểu có hiệu quả. Dùng thuốc trong thời gian ngắn nhất có thể.

Phải theo dõi các tai biến dạ dày, gan, thận, máu, dị ứng...

Không sử dụng đồng thời hai hoặc nhiều thuốc chống viêm không steroid, vì kết hợp các thuốc trong nhóm không tăng hiệu quả mà gây tăng tác dụng không mong muốn.

Đường tiêm bắp không dùng quá 3 ngày. Nên dùng đường uống do thuốc được hấp thu dễ dàng qua đường tiêu hóa. Mỗi thuốc có dạng bào chế riêng, do đó đa số các thuốc uống khi no song một số thuốc có thời gian uống theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Ví dụ Voltaren SR: uống sau ăn 1 giờ, chứ không uống lúc no như các loại diclofenac khác.

Cần kết hợp với thuốc giảm đau (nhóm paracetamol) và cố gắng điều trị nguyên nhân gây bệnh (điều trị đặc hiệu, điều trị cơ bản bệnh, kết hợp nhóm DMARDs- Disease-modifying antirheumatic drugs đối với một số bệnh khớp tự miễn).

Chỉ định và chống chỉ định thuốc chống viêm không steroid các bệnh khớp

Chỉ định của thuốc chống viêm không steroid trong thấp khớp học

Các bệnh viêm khớp: Thấp khớp cấp, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp phản ứng, viêm khớp vảy nến, gút, viêm khớp tự phát thiếu  niên...

Các bệnh hệ thống  (lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì toàn thể...).

Thoái hóa khớp (hư khớp), thoái hóa cột sống, đau cột sống cổ, đau vai gáy, đau thắt lưng cấp hoặc mạn tính, đau thần kinh toạ...

Bệnh lý phần mềm do thấp: Viêm quanh khớp vai, viêm lồi cầu xương cánh tay, hội chứng De Quervain, hội chứng đường hầm cổ tay...

Chống chỉ định của thuốc chống viêm không steroid

Chống chỉ định tuyệt đối:

Bệnh lý chảy máu không được kiểm soát.

Tiền sử dị ứng, mẫn cảm với thuốc.

Loét dạ dày tá tràng đang tiến triển.

Suy tế bào gan mức độ vừa đến nặng.

Phụ nữ có thai ba tháng đầu hoặc ba tháng cuối, phụ nữ đang cho con bú.

Chống chỉ định tương đối, thận trọng:

Nhiễm trùng đang tiến triển.

Hen phế quản.

Tiền sử viêm loét dạ dày tá tràng.

Khuyến cáo sử dụng thuốc chống viêm không steroid khi có nguy cơ tiêu hóa, tim mạch

Phương pháp dự phòng biến chứng tiêu hóa do thuốc chống viêm không steroid:

+ Cần điều trị dự phòng biến chứng tiêu hóa do thuốc chống viêm không steroid ở các đối tượng có nguy cơ.

Các yếu tố nguy cơ biến chứng tiêu hóa do thuốc chống viêm không steroid:

+ Các yếu tố nguy cơ cao: Nữ, trên 60 tuổi; tiền sử loét dạ dày tá tràng, tiền sử xuất huyết tiêu hoá cao; cần sử dụng thuốc chống viêm không steroid liều cao; sử dụng kết hợp hai loại thuốc chống viêm không steroid (một cách sai lầm), kết hợp với aspirin liều thấp.

+ Các yếu tố nguy cơ trung bình: Nữ giới, tuổi trên 55 tuổi; tiền sử có các triệu chứng tiêu hoá (đau thượng vị, đầy hơi, ợ hơi, ợ chua, chậm tiêu...); hút thuốc lá, uống rượu; nhiễm HP; bệnh viêm khớp dạng thấp; tình trạng dinh dưỡng kém; stress tinh thần hoặc thể chất mới xuất hiện.

Phương pháp dự phòng biến chứng tiêu hóa do thuốc chống viêm không steroid:

+ Hạn chế sử dụng thuốc: Liều thấp nhất có thể và thời gian dùng ngắn nhất có thể.

+ Ưu tiên lựa chọn các thuốc ức chế chọn lọc COX 2 như  celecoxib, etoricoxib hoặc các thuốc có dạng bào chế đặc biệt như piroxicam-β- cyclodextrin...

+ Sử dụng kèm các thuốc ức chế bơm proton: Thuốc nhóm này có hiệu quả dự phòng và điều trị các tổn thương dạ dày tá tràng do chống viêm không steroid (Omeprazole 20mg hoặc các thuốc trong nhóm như Esomeprazole 20 mg uống 1 viên vào buổi tối trước khi đi ngủ). Các thuốc này ít hiệu quả dự phòng các tác dụng không mong muốn ở đường tiêu hóa dưới. Do vậy đối với các bệnh nhân có nguy cơ cao nên dùng nhóm ức chế chọn lọc COX 2. Một số trường hợp có nguy cơ rất cao về tiêu hóa mà có chỉ định dùng thuốc chống viêm không steroid, có thể kết hợp nhóm ức chế chọn lọc COX 2 với thuốc ức chế bơm proton.

+ Không nên sử dụng các thuốc là chất kháng acid dạng gel có chứa alumin trong dự phòng tổn thương dạ dày tá tràng do chống viêm không steroid. Các thuốc nhóm này có tác dụng với các cơn đau bỏng rát hoặc tình trạng khó chịu do acid gây ra ở dạ dày, thực quản song không có tác dụng dự phòng.  Hơn nữa, chúng có thể gây cản trở hấp thu các thuốc khác.

Nguyên tắc sử dụng thuốc chống viêm không steroid ở các đối tượng có nguy cơ tim mạch

+ Nếu dùng aspirin, uống aspirin trước khi uống thuốc chống viêm không steroid ít nhất 02 giờ (đặc biệt nếu là ibuprofen; nếu celecoxib thì không cần).

+ Không sử dụng thuốc chống viêm không steroid trong vòng 3-6 tháng nếu có bệnh lý tim mạch cấp hoặc can thiệp tim mạch.

+ Theo dõi và kiểm soát huyết áp chặt chẽ.

+ Sử dụng liều thuốc chống viêm không steroid thấp, loại có thời gian bán thải ngắn và tránh các loại giải phóng chậm.

Nguyên tắc lựa chọn thuốc chống viêm không steroid chỉ định cho bệnh nhân mắc bệnh khớp:

Nguy cơ thấp: dưới 65 tuổi, không có nguy cơ tim mạch, bệnh lý khớp không đòi hỏi sử dụng thuốc chống viêm không steroid (CVKS)  liều cao và kéo dài, không kết hợp aspirin, corticosteroids, hoặc thuốc chống đông: chỉ định thuốc chống viêm không steroid kinh điển với liều thấp nhất có thể và thời gian ngắn nhất có thể.

Nguy cơ vừa hoặc cao: chỉ định các thuốc theo mức độ nguy cơ.

Một số ví dụ

Diclofenac: Viên 50mg: 2 viên/ngày chia 2 lần sau ăn no hoặc viên 75mg (dạng SR: phóng thích chậm) 1 viên/ngày sau ăn 1 giờ. Có thể sử dụng dạng ống tiêm bắp 75 mg/ngày trong 1-3 ngày đầu khi bệnh nhân đau nhiều, sau đó chuyển sang đường uống.

Meloxicam: Viên 7,5mg: 2 viên/ngày, sau ăn no hoặc dạng ống tiêm bắp 15 mg/ngày x 2- 3 ngày nếu bệnh nhân đau nhiều, sau đó chuyển sang đường uống.

Piroxicam: Viên hoặc ống 20 mg, uống 1 viên/ngày, uống sau ăn no hoặc tiêm bắp ngày 1 ống trong 1-3 ngày đầu khi bệnh nhân đau nhiều, sau đó chuyển sang đường uống.

Celecoxib: Viên 200 mg liều 1 đến 2 viên/ngày, uống sau ăn no. Không nên dùng cho bệnh nhân có tiền sử bệnh tim mạch và thận trọng hơn ở người cao tuổi.

Etoricoxib: Tùy theo chỉ định. Với gút cấp có thể uống 1 viên 90 mg hoặc 120 mg trong vài ngày đầu (không quá 8 ngày). Với các bệnh khác, dùng liều 30-45- 60-90 mg mỗi ngày (lúc no). Nên tránh chỉ định cho bệnh nhân có tiền sử bệnh tim mạch và thận trọng hơn ở người cao tuổi. Lưu ý với một số cơ địa đặc biệt.

Đối với trẻ em nên cho một trong các thuốc sau:

− Aspirin: liều không quá 100 mg/kg/ngày.

− Indomethacin: 2,5 mg/kg ngày.

− Diclofenac: 2mg/kg/ngày.

− Naproxen: 10 mg/kg/ngày.

Bài viết cùng chuyên mục

Phác đồ điều trị u xương dạng xương

Hiện nay vẫn chưa rõ nguyên nhân gây u xương dạng xương, di truyền được cho là yếu tố quan trọng, cho rằng nguyên nhân là do virus, do các viêm nhiễm.

Phác đồ điều trị viêm khớp thiếu niên tự phát thể viêm khớp vảy nến

Cơ chế bệnh sinh của bệnh cho đến nay vẫn chưa được biết tường tận, bệnh có mối liên quan chặt chẽ với kháng nguyên bạch cầu HLA Cw6.

Phác đồ điều trị viêm khớp thiếu niên tự phát thể đa khớp

Phối hợp thêm thuốc điều trị cơ bản, nếu sau 1 tháng viêm khớp không cải thiện, sulfasalazine là thuốc được chọn đầu tiên.

Phác đồ điều trị ung thư di căn xương

Điều trị triệu chứng, và chăm sóc giảm nhẹ, để cải thiện chất lượng sống, là những biện pháp điều trị chủ yếu và quan trọng nhất.

Phác đồ điều trị nhiễm khuẩn da và mô mềm

Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn, các triệu chứng toàn thân, triệu chứng tại chỗ để phát hiện diễn biến chuyển độ nặng, đòi hỏi thay đổi chiến thuật điều trị.

Phác đồ điều trị loãng xương

Kém phát triển thể chất từ khi còn nhỏ, đặc biệt là còi xương, suy dinh dưỡng, chế độ ăn thiếu protein, thiếu calci hoặc tỷ lệ calci, phospho không hợp lý.

Phác đồ điều trị viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay

Các nghề nghiệp phải sử dụng bàn tay nhiều, như làm ruộng, giáo viên, phẫu thuật, cắt tóc, nội trợ, chấn thương là điều kiện thuận lợi gây nên viêm bao gân.

Phác đồ điều trị viêm khớp vảy nến

Cơ chế bệnh sinh của bệnh vảy nến, hiện nay vẫn còn chưa rõ, các nghiên cứu cho thấy có sự gia tăng tốc độ chu chuyển da, dẫn đến sừng hóa da và móng.

Phác đồ điều trị hồng ban nút

Hồng ban nút thường tự biến mất trong vòng 3 đến 6 tuần, cần điều trị nguyên nhân nếu phát hiện được nguyên nhân.

Phác đồ điều trị viêm khớp phản ứng

Điều trị viêm hệ cơ xương khớp bằng các thuốc kháng viêm không steroid là chính, một vài trường hợp đặc biệt có thể sử dụng corticoid.

Phác đồ điều trị hội chứng cổ vai cánh tay

Trong một số trường hợp, hội chứng cổ vai cánh tay là do bản thân bệnh lý của cột sống cổ, gây đau cổ và lan ra vai, hoặc tay.

Phác đồ điều trị viêm khớp thiếu niên tự phát thể viêm cột sống dính khớp

Nếu bệnh vẫn tiến triển, đáp ứng kém với NSAIDs hoặc corticoid kết hợp với Sulfasalazine, chỉ định thêm, hoặc thay thế bằng DMARDs thứ 2.

Phác đồ điều trị lupus ban đỏ hệ thống

Trong các trường hợp lupus kèm viêm đau khớp, sốt, và viêm nhẹ các màng tự nhiên, nhưng không kèm tổn thương các cơ quan lớn.

Phác đồ điều trị hoại tử vô mạch chỏm xương đùi

Mạch máu nuôi dưỡng xương ở chỏm xương đùi bị tắc nghẽn do huyết khối, giọt mỡ, hoặc các bóng hơi, cấu trúc thành mạch bị phá hủy do các tổn thương viêm mạch.

Phác đồ điều trị loạn dưỡng cơ tiến triển

Do các bất thường về di truyền gây ra thiếu hụt, hoặc biến đổi các protien cấu trúc của tế bào cơ, hậu quả là làm rối loạn quá trình phát triển của cơ gây ra thoái hóa.

Phác đồ điều trị thoái hóa cột sống cổ

Chỉ chỉ định áp dụng ngoại khoa trong các trường hợp có biểu hiện chèn ép rễ thần kinh, hoặc tủy sống tiến triển nặng, trượt đốt sống độ 3 đến 4.

Phác đồ điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng

Thoái hóa cột sống, là hậu quả của nhiều yếu tố tuổi cao, nữ; nghề nghiệp lao động nặng, tiền sử chấn thương cột sống, bất thường trục chi dưới.

Phác đồ điều trị viêm da cơ và viêm đa cơ

Các tác nhân nhiễm trùng, thuốc và một số yếu tố của môi trường có thể là nguyên nhân gây bệnh, và yếu tố khởi phát bệnh viêm đa cơ, viêm da cơ tự miễn.

Phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp

Các thuốc sinh học còn được gọi là DMARDs sinh học được chỉ định đối với thể kháng điều trị với DMARDs kinh điển, thể nặng hoặc tiên lượng nặng.

Phác đồ điều trị viêm màng hoạt dịch khớp gối mãn tính không đặc hiệu

Điều trị giai đoạn đầu là điều trị triệu chứng, bằng các thuốc giảm đau, chống viêm nhóm không steroid.

Phác đồ điều trị loạn sản xơ xương

Một hoặc nhiều vùng xương không trưởng thành bình thường, và vẫn ở dạng bè xương non, khoáng hoá kém sắp xếp bất thường, rải rác trong mô sợi loạn sản.

Phác đồ điều trị thoái hoá khớp gối

Các thay đổi hình thái, sinh hoá, phân tử và cơ sinh học của tế bào, và chất cơ bản của sụn, dẫn đến nhuyễn hoá, nứt loét, và mất sụn khớp.

Phác đồ điều trị đau cột sống thắt lưng

Nhiều người trưởng thành trong cộng đồng, có đau cột sống thắt lưng cấp tính, hoặc từng đợt một vài lần trong cuộc đời.

Phác đồ điều trị viêm cột sống dính khớp

Bao gồm điều trị nội khoa, vật lý trị liệu và ngoại khoa, mục đích điều trị chống viêm, chống đau; phòng chống cứng khớp, đặc biệt là phòng chống cứng khớp.

Hướng dẫn điều trị các thuốc chống thấp khớp

Cần kiểm tra thị lực, thị trường, soi đáy mắt mỗi 6 tháng, và không dùng quá 5 năm, nhằm tránh tác dụng không mong muốn đối với mắt.