- Trang chủ
- Thuốc A - Z
- Thuốc gốc và biệt dược theo vần P
- Pyridoxin (Vitamin B6)
Pyridoxin (Vitamin B6)
Vitamin B6 tồn tại dưới 3 dạng: pyridoxal, pyridoxin và pyridoxamin, khi vào cơ thể biến đổi thành pyridoxal phosphat và một phần thành pyridoxamin phosphat.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Tên quốc tế: Pyridoxine.
Loại thuốc: Vitamin thuộc nhóm B.
Dạng dùng và hàm lượng
Viên nén: 10 mg, 25 mg, 50 mg, 100 mg, 250 mg, 500 mg. Viên nén tác dụng kéo dài: 100 mg, 200 mg, 500 mg. Nang tác dụng kéo dài: 150 mg. Thuốc tiêm:100 mg/ml.
Tác dụng
Vitamin B6 tồn tại dưới 3 dạng: pyridoxal, pyridoxin và pyridoxamin, khi vào cơ thể biến đổi thành pyridoxal phosphat và một phần thành pyridoxamin phosphat. Hai chất này hoạt động như những coenzym trong chuyển hóa protein, glucid và lipid. Pyridoxin tham gia tổng hợp acid gamma - aminobutyric (GABA) trong hệ thần kinh trung ương và tham gia tổng hợp hemoglobulin.
Chỉ định
Phòng và điều trị thiếu hụt vitamin B6: Khi thiếu hụt do dinh dưỡng, ít gặp trường hợp thiếu đơn độc một vitamin nhóm B, vì vậy bổ sung vitamin dưới dạng hỗn hợp có hiệu quả hơn dùng đơn lẻ. Tốt nhất vẫn là cải thiện chế độ ăn.
Thiếu hụt pyridoxin có thể dẫn đến thiếu máu nguyên bào sắt, viêm dây thần kinh ngoại vi, viêm da tăng bã nhờn, khô nứt môi. Nhu cầu cơ thể tăng và việc bổ sung vitamin B6 có thể cần thiết trong các trường hợp sau đây: nghiện rượu, bỏng, suy tim sung huyết, sốt kéo dài, cắt bỏ dạ dày, lọc máu, cường tuyến giáp, nhiễm khuẩn, bệnh đường ruột (như ỉa chảy, viêm ruột), kém hấp thu liên quan đến bệnh về gan - mật.
Người mang thai có nhu cầu tăng về mọi vitamin. Nên bổ sung bằng chế độ ăn. Nhiều thầy thuốc vẫn khuyên dùng thêm hỗn hợp các vitamin và muối khoáng, nhất là với người mang thai kém ăn hoặc có nguy cơ thiếu hụt cao (chửa nhiều thai, nghiện hút thuốc lá, rượu, ma túy). Dùng với lượng quá thừa hỗn hợp các vitamin và muối khoáng có thể có hại cho mẹ và thai nhi, cần phải tránh.
Nhu cầu về mọi vitamin và muối khoáng tăng trong thời kỳ cho con bú.
Ðiều trị nhiễm độc isoniazid hoặc cycloserin.
Một số trẻ sơ sinh biểu hiện hội chứng lệ thuộc pyridoxin có tính di truyền. Cần dùng pyridoxin trong tuần đầu sau đẻ để phòng thiếu máu và chậm phát triển. Nguyên nhân không biết rõ nhưng dấu hiệu là quấy khóc nhiều và có cơn run giật kiểu động kinh.
Chống chỉ định
Quá mẫn với pyridoxin.
Thận trọng
Sau thời gian dài dùng pyridoxin với liều 200 mg/ngày, có thể đã thấy biểu hiện độc tính thần kinh (như bệnh thần kinh ngoại vi nặng và bệnh thần kinh cảm giác nặng). Dùng liều 200 mg mỗi ngày, kéo dài trên 30 ngày có thể gây hội chứng lệ thuộc pyridoxin
Thời kỳ mang thai
Liều bổ sung theo nhu cầu hàng ngày không gây hại cho thai nhi, nhưng với liều cao có thể gây hội chứng lệ thuộc thuốc ở trẻ sơ sinh.
Thời kỳ cho con bú
Không gây ảnh hưởng gì khi dùng theo nhu cầu hàng ngày. Ðã dùng pyridoxin liều cao (600 mg/ngày, chia 3 lần) để làm tắt sữa, mặc dù thường không hiệu quả.
Tác dụng phụ
Hiếm gặp: Buồn nôn và nôn.
Liều lượng và cách dùng
Uống liều 2 mg hàng ngày coi là đủ để bổ sung dinh dưỡng cho người có hấp thu tiêu hóa bình thường. Trong thời kỳ mang thai và cho con bú, nên bổ sung từ 2 - 10 mg mỗi ngày.
Ðể điều trị thiếu hụt pyridoxin ở người lớn, liều uống thường dùng là 2,5 - 10 mg pyridoxin hydroclorid. Sau khi không còn triệu chứng lâm sàng về thiếu hụt, nên dùng hàng ngày trong nhiều tuần, chế phẩm polyvitamin có chứa 2 - 5 mg vitamin B6.
Ðể điều trị thiếu hụt do thuốc gây nên, liều vitamin B6 uống thường dùng là 100 - 200 mg/ngày, trong 3 tuần, sau đó dùng liều dự phòng 25 - 100 mg/ngày. Với phụ nữ uống thuốc tránh thai, liều vitamin B6 thường dùng là 25 - 30 mg/ngày.
Ðể điều trị co giật ở trẻ nhỏ lệ thuộc pyridoxin, nên dùng liều 10 - 100 mg tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch. Co giật thường ngừng sau khi tiêm 2 - 3 phút. Trẻ nhỏ co giật có đáp ứng với pyridoxin thường phải uống pyridoxin suốt đời với liều 2 - 100 mg/ngày.
Ðể điều trị chứng thiếu máu nguyên bào sắt di truyền, liều uống pyridoxin thường dùng là 200 - 600 mg/ngày. Nếu sau 1 - 2 tháng điều trị, bệnh không chuyển, phải xem xét cách điều trị khác. Nếu có đáp ứng, có thể giảm liều pyridoxin xuống còn 30 - 50 mg/ngày. Có thể phải điều trị bằng vitamin này suốt đời để ngăn ngừa thiếu máu ở những người bệnh này.
Ðể phòng thiếu máu hoặc viêm dây thần kinh do thiếu hụt pyridoxin ở người bệnh dùng isoniazid hoặc penicilamin, nên uống vitamin B6 hàng ngày với liều 10 - 50 mg. Ðể phòng co giật ở người bệnh dùng cycloserin, uống pyridoxin với liều 100 - 300 mg/ngày, chia làm nhiều lần.
Ðể điều trị co giật hoặc hôn mê do ngộ độc isoniazid cấp, dùng 1 liều pyridoxin bằng với lượng isoniazid đã uống, kèm với thuốc chống co giật khác. Thường tiêm tĩnh mạch 1 - 4 g pyridoxin hydroclorid sau đó tiêm bắp 1 g, cứ 30 phút một lần cho tới hết liều.
Ðể điều trị quá liều cycloserin, dùng 300 mg pyridoxin hydroclorid hàng ngày. Ðể điều trị ngộ độc hydrazin cấp, dùng pyridoxin hydroclorid với liều 25 mg/kg, một phần ba tiêm bắp, phần còn lại tiêm truyền tĩnh mạch trong 3 giờ.
Ðể điều trị các tác dụng thần kinh do ăn phải nấm thuộc chi Gyromitra, tiêm truyền tĩnh mạch pyridoxin hydroclorid với liều 25 mg/kg trong vòng 15 - 30 phút và lặp lại nếu cần thiết. Tổng liều tối đa mỗi ngày có thể tới 15 - 20 g. Nếu diazepam được dùng phối hợp thì với liều pyridoxin thấp hơn cũng có thể có tác dụng.
Tương tác
Pyridoxin làm giảm tác dụng của levodopa trong điều trị bệnh Parkinson; điều này không xảy ra với chế phẩm là hỗn hợp levodopa - carbidopa hoặc levodopa - benserazid.
Liều dùng 200 mg/ngày có thể gây giảm 40 - 50% nồng độ phenytoin và phenobarbiton trong máu ở một số người bệnh.
Pyridoxin có thể làm nhẹ bớt trầm cảm ở phụ nữ uống thuốc tránh thai.
Thuốc tránh thai uống có thể làm tăng nhu cầu về pyridoxin.
Bảo quản
Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh áng sáng.
Tương kỵ
Có thể trộn pyridoxin cùng vitamin B1, vitamin B2, vitamin C, vitamin A, vitamin B12 trong viên nén. Pyridoxin là 1 thành phần trong dung dịch dinh dưỡng tiêm.
Có thể trộn pyridoxin cùng với vitamin B1, vitamin B12 trong dung dịch, nhưng phải dùng ngay dung dịch sau khi trộn.
Bài viết cùng chuyên mục
Natri Phenylbutyrate
Natri Phenylbutyrate là một loại thuốc theo toa dùng để điều trị rối loạn chu trình urê. Tên biệt dược: Buphenyl, Pheburane, Olpruva.
Phentolamin
Phentolamin, một dẫn chất imidazolin, là một thuốc đối kháng cạnh tranh alpha - adrenergic, có ái lực giống nhau với những thụ thể alpha1 và alpha2.
Ponesimod
Ponesimod là một loại thuốc theo toa được sử dụng để điều trị các dạng tái phát của bệnh đa xơ cứng, bao gồm hội chứng cô lập trên lâm sàng, bệnh tái phát và bệnh tiến triển thứ phát đang hoạt động.
Pravastatin
Thuốc ức chế HMG-CoA Reductase, Thuốc hạ lipid máu, Statin. Pravastatin được chỉ định để phòng ngừa bệnh tim mạch và điều trị tăng lipid máu.
Phenylephrine Nasal
Phenylephrine Nasal là sản phẩm không kê đơn (OTC) dùng để điều trị nghẹt mũi. Tên biệt dược: NeoSynephrine Nasal và Neo-Synephrine Cold & Sinus Mild Spray.
Pethidin (meperidin) hydrochlorid
Pethidin hydroclorid là một thuốc giảm đau trung ương tổng hợp có tính chất giống morphin, nhưng pethidin có tác dụng nhanh hơn và thời gian tác dụng ngắn hơn so với morphin.
Propranolol
Propranolol thể hiện tác dụng chống loạn nhịp ở những nồng độ liên quan đến chẹn beta - adrenergic, và đó hình như là cơ chế tác dụng chính chống loạn nhịp của thuốc:
Povidon iod
Povidon được dùng làm chất mang iod. Dung dịch povidon - iod giải phóng iod dần dần, do đó kéo dài tác dụng sát khuẩn diệt khuẩn, nấm, virus, động vật đơn bào, kén và bào tử:
Probenecid: thuốc làm tăng đào thải acid uric
Probenecid cạnh tranh ức chế tái hấp thu tích cực acid uric ở ống lượn gần, nên làm tăng bài tiết acid uric vào nước tiểu và làm giảm nồng độ acid uric trong huyết thanh
Paclitaxel
Paclitaxel làm tăng quá trình trùng hợp các dime tubulin tạo thành các vi quản và làm ổn định các vi quản do ức chế quá trình giải trùng hợp.
Pancrelipase
Pancrelipase là chế phẩm đã tiêu chuẩn hóa, được làm từ tụy lợn có chứa các enzym, chủ yếu là lipase, amylase và protease.
Pomalidomide
Nhóm thuốc: Thuốc chống ung thư, thuốc ức chế sự hình thành mạch. Pomalidomide là một loại thuốc theo toa dùng để điều trị các triệu chứng của bệnh đa u tủy và Kaposi Sarcoma.
Pseudoephedrin: Artenfed F, Pseudofed, thuốc chống sung huyết mũi
Pseudoephedrin kích thích trực tiếp trên thụ thể alpha ở niêm mạc đường hô hấp gây co mạch, làm giảm các triệu chứng sung huyết, phù nề niêm mạc mũi, làm thông thoáng đường thở, tăng dẫn lưu dịch mũi xoang
Propafenon
Propafenon là một thuốc chống loạn nhịp nhóm 1C có tác dụng chẹn thụ thể beta và tác dụng yếu chẹn kênh calci, có tác dụng gây tê và tác dụng trực tiếp ổn định màng tế bào cơ tim.
Polaramine
Bản thân các kháng histamin có tác động chống ho nhẹ nhưng khi được dùng phối hợp sẽ làm tăng tác động của các thuốc ho nhóm morphin cũng như của các thuốc giãn phế quản khác như các amin giao cảm.
Polygynax
Tình trạng mẫn cảm với một kháng sinh khi dùng tại chỗ có thể ảnh hưởng xấu đến việc dùng kháng sinh đó hoặc một kháng sinh tương tự theo đường toàn thân sau này.
Phenylephrine Ophthalmic
Phenylephrine Ophthalmic là một loại thuốc dùng để làm giãn đồng tử khi khám hoặc làm thủ thuật mắt và điều trị một số bệnh về mắt.
Podofilox
Nhóm thuốc: Thuốc tiêu sừng. Podofilox là một loại thuốc kê đơn được sử dụng để điều trị mụn cóc sinh dục ở người lớn.
Quetiapin Stada: thuốc điều trị bệnh rối loạn tâm thần
Quetiapin fumarat là một thuốc trị chứng loạn tâm thần không điển hình thuộc nhóm dibenzothiazepin. Thuốc có ái lực với thụ thể serotonin (5-HT2), histamin (H1) và α1-, α2-adrenergic cũng như với các thụ thể D1-, D2-dopamin.
Protamine Sanofi
Để đảm bảo việc trung hòa đủ hiệu lực, cần theo dõi thời gian thrombine. Thời gian này sẽ về bình thường khi heparine không còn trong máu.
Pantoprazol: Amfapraz, Antaloc, Cadipanto, thuốc ức chế bơm proton
Phối hợp điều trị pantoprazol với thuốc kháng sinh, thí dụ clarithromycin, amoxicilin có thể tiệt trừ H. pylori kèm theo liền ổ loét và thuyên giảm bệnh lâu dài hạn
Polytonyl
Do có hiện diện của calcium, trong trường hợp có phối hợp với t tracycline đường uống, nên cách khoảng ít nhất 2 giờ giữa các lần dùng thuốc.
Polatuzumab Vedotin
Polatuzumab Vedotin là một loại thuốc theo toa được sử dụng để điều trị bệnh ung thư hạch tế bào B lớn lan tỏa ở người lớn. Tên biệt dược: Polivy, Polatuzumab Vedotin-piiq.
Pseudoephedrine/desloratadine
Pseudoephedrine/desloratadine là một loại thuốc kết hợp được sử dụng để làm giảm các triệu chứng ở mũi và ngoài mũi của viêm mũi dị ứng theo mùa.
Physostigmine
Physostigmine là thuốc giải độc dùng để đảo ngược tác dụng của độc tính kháng cholinergic.