- Trang chủ
- Thuốc A - Z
- Thuốc gốc và biệt dược theo vần P
- Pranstad: thuốc điều trị đái tháo đường tuýp 2 không phụ thuộc insulin
Pranstad: thuốc điều trị đái tháo đường tuýp 2 không phụ thuộc insulin
Pranstad 1 được dùng đơn trị hỗ trợ cho chế độ ăn kiêng và tập thể dục trong điều trị đái tháo đường typ 2 (không phụ thuộc insulin) ở bệnh nhân có glucose huyết cao không kiểm soát được bằng chế độ ăn kiêng và tập thể dục đơn thuần.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Nhà sản xuất
Stellapharm J.V.
Thành phần
Mỗi viên: Repaglinid 1mg.
Mô tả
Viên nén hình tròn, màu trắng, một mặt có khắc vạch, một mặt trơn, có thể bẻ đôi.
Dược lực học
Nhóm dược lý: Thuốc chống đái tháo đường; các thuốc giảm glucose huyết khác, trừ insulin.
Mã ATC: A10BX02
Repaglinid làm giảm mức glucose huyết bằng cách kích thích tiết insulin từ tuyến tụy. Tác dụng này phụ thuộc vào chức năng của tế bào beta của đảo tụy.
Sự phóng thích insulin phụ thuộc vào glucose và giảm khi nồng độ glucose ở mức thấp.
Repaglinid đóng các kênh kali phụ thuộc ATP ở màng tế bào beta bằng cách gắn kết tại các vị trí chuyên biệt. Sự đóng kênh kali gây khử cực tế bào beta, dẫn đến mở các kênh calci. Kết quả của sự tăng dòng canxi gây tiết insulin. Cơ chế kênh ion có tính chọn lọc mô cao với ái lực thấp ở cơ tim và cơ xương.
Dược động học
Repaglinid được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa, nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được trong vòng 1 giờ. Sinh khả dụng trung bình khoảng 60%.
Repaglinid liên kết với protein huyết tương cao và thời gian bán thải trong huyết tương khoảng 1 giờ. Repaglinid chuyển hóa hầu như hoàn toàn ở gan thông qua hệ thống cytochrom P450 isoenzym CYP2C8 và CYP3A4. Các chất chuyển hóa không có hoạt tính được thải trừ qua mật. Ở bệnh nhân bị suy thận (độ thanh thải creatinin ít hơn 40ml/phút) hoặc mắc bệnh gan mãn tính, nồng độ repaglinid trong huyết tương cao hơn và thời gian bán thải dài hơn.
Chỉ định và công dụng
Pranstad 1 được dùng đơn trị hỗ trợ cho chế độ ăn kiêng và tập thể dục trong điều trị đái tháo đường typ 2 (không phụ thuộc insulin) ở bệnh nhân có glucose huyết cao không kiểm soát được bằng chế độ ăn kiêng và tập thể dục đơn thuần.
Pranstad 1 có thể phối hợp với metformin ở bệnh nhân có glucose huyết cao không được kiểm soát thỏa đáng bằng chế độ ăn kiêng, tập thể dục và đơn trị với metformin, sulfonylurê, repaglinid hay thiazolidinedion.
Liều lượng và cách dùng
Uống trước mỗi bữa ăn trong vòng 15 phút, tuy nhiên có thể dao động từ trước bữa ăn 30 phút đến ngay trước bữa ăn.
Liều khởi đầu
Đối với bệnh nhân chưa từng điều trị trước đây hoặc có HbA1C < 8%: Nên khởi đầu với liều 0,5 mg trước bữa ăn.
Đối với bệnh nhân đã từng điều trị với các thuốc hạ đường huyết và có HbA1C ≥ 8%: Liều khởi đầu là 1-2 mg trước bữa ăn.
Điều chỉnh liều
Điều chỉnh liều nên xác định bằng đáp ứng glucose huyết, thường là glucose huyết khi đói.
Liều trước bữa ăn nên được tăng gấp đôi đến 4 mg cho đến khi mức glucose huyết đạt yêu cầu. Đánh giá đáp ứng sau mỗi lần điều chỉnh liều ít nhất một tuần.
Thang liều đề nghị từ 0,5 mg đến 4 mg. Pranstad 1 có thể dùng trước bữa ăn 2, 3, hoặc 4 lần/ngày tùy thuộc vào kiểu bữa ăn của bệnh nhân. Liều tối đa trong ngày là 16 mg.
Bệnh nhân đang dùng thuốc đái tháo đường khác
Bệnh nhân có thể chuyển trực tiếp từ các thuốc đái tháo đường dạng uống khác sang repaglinid. Liều tối đa bắt đầu chuyển sang dùng repaglinid là 1 mg trước bữa ăn chính.
Phối hợp với metformin
Cần điều chỉnh liều của mỗi thuốc để kiểm soát được glucose huyết, mỗi thuốc nên dùng liều thấp nhất có hiệu quả.
Nhóm bệnh nhân đặc biệt
Bệnh nhân bị suy thận nặng (độ thanh thải creatinin từ 20-40mL/phút) nên bắt đầu điều trị bằng repaglinid với liều 0,5 mg, sau đó cần điều chỉnh liều cẩn thận.
Chưa có nghiên cứu lâm sàng ở trẻ em và thanh thiếu niên < 18 tuổi hoặc bệnh nhân >75 tuổi. Vì vậy không khuyên dùng cho nhóm bệnh nhân này.
Quá liều
Biểu hiện Quá liều cấp tính repaglinid chủ yếu là hạ glucose huyết.
Các triệu chứng hạ glucose huyết mà không mất ý thức hay độc thần kinh: Uống ngay glucose và điều chỉnh liều dùng thuốc và/hoặc chế độ ăn. Bệnh nhân nên được theo dõi chặt chẽ ít nhất 24 đến 48 giờ, vì hạ đường huyết có thể tái phát sau khi đã hồi phục lâm sàng rõ ràng. Chưa có bằng chứng rằng repaglinid được loại bỏ bằng phương pháp thẩm tách máu.
Hạ glucose huyết trầm trọng kèm hôn mê, co giật hoặc suy nhược thần kinh ít khi xảy ra, cần phải cấp cứu và đưa ngay vào bệnh viện. Nếu bệnh nhân được chẩn đoán hay nghi ngờ bị hôn mê do hạ glucose huyết, tiêm tĩnh mạch nhanh dung dịch glucose (nồng độ 50%). Sau đó tiếp tục truyền dung dịch glucose loãng hơn (nồng độ 10%) với tốc độ có thể duy trì nồng độ glucose huyết ở mức trên 100mg/dL.
Chống chỉ định
Bệnh nhân quá mẫn với thuốc.
Bệnh nhân đái tháo đường typ 1.
Bệnh nhân đái tháo đường bị biến chứng nhiễm toan chuyển hóa cấp tính hoặc mạn tính, kể cả nhiễm acid-ceton do đái tháo đường, có hoặc không có hôn mê; trường hợp này phải dùng insulin.
Sử dụng ở phụ nữ có thai và cho con bú
Phụ nữ có thai
Chưa có nghiên cứu về độ an toàn của repaglinid trên phụ nữ mang thai, nên chỉ dùng repaglinid cho phụ nữ mang thai khi thật sự cần thiết.
Nồng độ glucose huyết bất thường trong thời kỳ mang thai có thể liên quan đến sự tăng tỉ lệ dị tật bẩm sinh, insulin được khuyên dùng thay thế cho repaglinid trong thời kỳ mang thai để duy trì kiểm soát nồng độ glucose huyết tối ưu.
Phụ nữ cho con bú
Do khả năng repaglinid gây hạ glucose huyết và biến đổi xương có thể xảy ra ở trẻ đang bú sữa mẹ, nên ngưng dùng thuốc hoặc ngưng cho con bú, cân nhắc tầm quan trọng của thuốc đối với người mẹ. Nếu ngưng dùng repaglinid và chế độ ăn kiêng không đủ để kiểm soát glucose huyết thì dùng insulin thay thế.
Tương tác
Những thuốc ảnh hưởng đến enzym gan
Phối hợp repaglinid với các thuốc cảm ứng isoenzym CYP3A4 hay CYP2C8 như troglitazon, rifampin, barbiturat, carmabazepin về lý thuyết có thể làm tăng chuyển hóa repaglinid.
Phối hợp repaglinid với các thuốc ức chế isoenzym CYP2C8, như gemfibrozil, trimethoprim hoặc montelukast, có thể làm tăng nồng độ repaglinid trong huyết tương.
Những thuốc gắn kết protein
Salicylat hoặc các thuốc kháng viêm không steroid khác, sulfonamid, probenecid, cloramphenicol, thuốc chống đông máu dạng uống (như warfarin), thuốc ức chế monoamin oxidase, thuốc ức chế HMG-CoA reductase, thuốc chẹn beta-adrenergic. Khi bắt đầu hay ngừng sử dụng những thuốc này trong khi bệnh nhân đang dùng repaglinid, bệnh nhân cần theo dõi những biểu hiện hạ glucose huyết hay mất kiểm soát glucose huyết.
Thuốc khác
Những thuốc gây tăng glucose huyết và có thể ảnh hưởng đến việc kiểm soát glucose huyết ở bệnh nhân đái tháo đường bao gồm: Corticosteroid, niacin, thuốc lợi tiểu thiazid và các thuốc lợi tiểu khác, thuốc ngừa thai dạng uống, thuốc cường giao cảm, thuốc cường giáp, estrogen, phenytoin, phenothiazin, thuốc chẹn kênh calci và isoniazid.
Tương kỵ
Do không có các nghiên cứu về tương kỵ của thuốc, không trộn lẫn thuốc này với các thuốc khác.
Tác dụng ngoại ý
Thường gặp
Chuyển hóa: Hạ glucose huyết.
Hô hấp: Nhiễm trùng đường hô hấp trên, viêm xoang, viêm mũi, viêm phế quản.
Tiêu hóa: Buồn nôn, tiêu chảy.
Cơ xương: Đau khớp, đau lưng.
Thần kinh: Đau đầu.
Ít gặp
Tiêu hóa: Táo bón, nôn, khó tiêu.
Khác: Dị cảm, đau ngực, nhiễm trùng đường tiết niệu, dị ứng.
Thận trọng
Repaglinid không được dùng chung với NPH-insulin.
Tất cả các thuốc hạ đường huyết kể cả repaglinid đều có khả năng gây hạ glucose huyết.
Suy gan có thể gây tăng nồng độ repaglinid trong máu cao và có thể làm giảm khả năng tân tạo glucose, cả hai điều này làm tăng nguy cơ hạ glucose huyết nghiêm trọng.
Người cao tuổi, bệnh nhân suy nhược hoặc suy dinh dưỡng và suy tuyến thượng thận, suy gan, suy tuyến yên, hoặc suy thận nặng đặc biệt nhạy cảm với tác dụng hạ glucose huyết.
Triệu chứng hạ glucose huyết khó nhận thấy ở người cao tuổi, người dùng thuốc chẹn beta-adrenergic. Hạ glucose huyết thường xảy ra khi lượng calori đưa vào cơ thể không đủ, sau khi hoạt động thể lực nặng hoặc kéo dài, uống rượu hoặc dùng đồng thời nhiều loại thuốc hạ glucose huyết.
Khi bệnh nhân đã ổn định với một phác đồ điều trị bệnh đái tháo đường khi gặp stress như sốt, chấn thương, nhiễm trùng hoặc phẫu thuật, sự mất kiểm soát glucose huyết có thể xảy ra. Lúc này, nên ngưng dùng repaglinid và thay bằng insulin.
Bệnh nhân cần thận trọng tránh để hạ glucose huyết trong khi đang lái xe. Điều này đặc biệt quan trọng ở những người khó nhận biết những dấu hiệu của hạ glucose huyết hay thường xuyên bị hạ glucose huyết. Việc lái xe nên được cân nhắc trong những trường hợp này.
Bảo quản
Trong bao bì kín, nơi khô. Nhiệt độ không quá 30oC.
Trình bày và đóng gói
Viên nén: hộp 3 vỉ x 10 viên, hộp 6 vỉ x 10 viên.
Bài viết cùng chuyên mục
Pyridostigmin bromid
Pyridostigmin bromid là một hợp chất amoni bậc bốn gây ức chế hoạt tính enzym cholinesterase có tác dụng giống neostigmin, nhưng tác dụng xuất hiện chậm và kéo dài hơn.
Pyrantel pamoate
Pyrantel pamoate là một loại thuốc kê đơn dùng để loại bỏ giun đũa hoặc giun kim. Tên thương hiệu: Pin Rid, Pin X.
Phenylephrine PO
Phenylephrine
Picaroxin: thuốc Ciprofloxacin chỉ định điều trị nhiễm khuẩn
Cần thận trọng khi sử dụng ciprofloxacin cho bệnh nhân mắc bệnh động kinh hoặc có tiền sử rối loạn hệ thần kinh trung ương và chỉ nên dùng khi lợi ích điều trị được xem là vượt trội so với nguy cơ gặp phải những tác dụng phụ trên hệ thần kinh trung ương.
Quetiapin Stada: thuốc điều trị bệnh rối loạn tâm thần
Quetiapin fumarat là một thuốc trị chứng loạn tâm thần không điển hình thuộc nhóm dibenzothiazepin. Thuốc có ái lực với thụ thể serotonin (5-HT2), histamin (H1) và α1-, α2-adrenergic cũng như với các thụ thể D1-, D2-dopamin.
Postinor
Levonorgestrel là một progestogen ức chế sự bám của trứng vào nội mạc tử cung, kích thích sự chuyển động của vòi tử cung, và làm tăng độ nhớt của niêm mạc tử cung. Dùng vào giữa chu kỳ kinh Postinor ức chế rụng trứng.
Paclitaxel
Paclitaxel làm tăng quá trình trùng hợp các dime tubulin tạo thành các vi quản và làm ổn định các vi quản do ức chế quá trình giải trùng hợp.
Polyethylene Glycol 3350
Polyethylene Glycol 3350 là thuốc kê đơn và thuốc OTC dùng để điều trị táo bón. Tên biệt dược: ClearLax, GaviLAX, Gialax, Glycolax, HealthyLax, MiraLax, PEG3350, SunMark ClearLax.
Profenid Gelule
Kétoprofène là thuốc kháng viêm không stéroide thuộc nhóm propionique, dẫn xuất của acide arylcarboxylique. Có tác dụng kháng viêm, chống đau, hạ sốt. Ức chế tổng hợp prostaglandine, ức chế sự kết tập tiểu cầu.
Procainamid hydrochlorid
Procainamid (PA) có tác dụng điện sinh lý giống quinidin, thuộc nhóm thuốc chống loạn nhịp IA. PA làm giảm tính hưng phấn, giảm tốc độ dẫn truyền tự động ở tâm nhĩ, qua nút nhĩ - thất và ở tâm thất.
Pertuzumab
Pertuzumab là thuốc kê đơn dùng để điều trị ung thư vú giai đoạn sớm và ung thư vú di căn ở người lớn.
Phentolamin
Phentolamin, một dẫn chất imidazolin, là một thuốc đối kháng cạnh tranh alpha - adrenergic, có ái lực giống nhau với những thụ thể alpha1 và alpha2.
Pantoloc
Nói chung, không nên dùng Pantoloc cho các trường hợp có tiền sử nhạy cảm với một trong các thành phần của Pantoloc hoặc với thuốc dùng phối hợp cùng Pantoloc.
Progynova
Estrogen có trong Progynova là Estradiol valerate, một tiền chất của 17β-estradiol tự nhiên trong cơ thể người. Trong quá trình sử dụng Progynova, buồng trứng không bị ức chế.
Potassium iodide
Potassium iodide là thuốc chẹn tuyến giáp được chỉ định để giúp ngăn chặn iốt phóng xạ xâm nhập vào tuyến giáp trong trường hợp khẩn cấp về bức xạ hạt nhân.
Predian
Predian là tác nhân kích thích bài tiết insuline và làm tăng tác dụng bài tiết insuline của glucose. Predian làm tăng đáp ứng của tụy tạng và tái lập lại đỉnh bài tiết sớm insuline sau khi ăn.
Ponesimod
Ponesimod là một loại thuốc theo toa được sử dụng để điều trị các dạng tái phát của bệnh đa xơ cứng, bao gồm hội chứng cô lập trên lâm sàng, bệnh tái phát và bệnh tiến triển thứ phát đang hoạt động.
Pexidartinib
Pexidartinib là thuốc theo toa được sử dụng để điều trị khối u tế bào khổng lồ bao gân (TGCT) liên quan đến bệnh tật nghiêm trọng hoặc hạn chế chức năng và không thể cải thiện bằng phẫu thuật.
Pred Forte: thuốc chữa viêm mi mắt kết mạc viêm giác mạc
Pred Forte là glucocorticoid, thuốc dùng chữa các chứng viêm đáp ứng với steroid trong viêm mi mắt và kết mạc nhãn cầu, viêm giác mạc và phân thùy trước nhãn cầu.
Pentaglobin
Sử dụng khi nhiễm trùng nặng (phối hợp kháng sinh) như nhiễm trùng huyết, shock nhiễm trùng, viêm phúc mạc, viêm phổi, nhiễm trùng sơ sinh, mổ tim có nguy cơ cao.
Prednisolon
Viêm khớp dạng thấp, lupút ban đỏ toàn thân, một số thể viêm mạch; viêm động mạch thái dương và viêm quanh động mạch nút, bệnh sarcoid, hen phế quản, viêm loét đại tràng.
Perjeta: thuốc điều trị ung thư vú di căn hoặc tái phát không thể phẫu thuật
Kết hợp với Herceptin và docetaxel điều trị ung thư vú di căn hoặc ung thư vú tái phát tại chỗ không thể phẫu thuật, có HER2 (+), chưa điều trị với liệu pháp kháng HER2 hoặc hóa trị ung thư di căn.
Pozelimab
Pozelimab là thuốc kê đơn được chỉ định để điều trị bệnh đường ruột do thiếu protein CD55, còn gọi là bệnh CHAPLE ở bệnh nhân người lớn và trẻ em từ 1 tuổi trở lên.
Panadol trẻ em
Thận trọng. Bệnh nhân suy gan, suy thận. Các dấu hiệu phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Stevens-Johnson, hội chứng hoại tử da nhiễm độc hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính.
Piroxicam
Piroxicam gây nguy cơ tăng áp lực phổi tồn lưu ở trẻ sơ sinh, do đóng ống động mạch trước khi sinh nếu các thuốc này được dùng trong 3 tháng cuối thai kỳ.