Pantoloc

2011-09-08 04:55 PM

Nói chung, không nên dùng Pantoloc cho các trường hợp có tiền sử nhạy cảm với một trong các thành phần của Pantoloc hoặc với thuốc dùng phối hợp cùng Pantoloc.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Viên nang tan trong ruột 40 mg: Hộp 14 viên.

Bột pha tiêm tĩnh mạch 40 mg: Hộp 1 lọ.

Thành phần

Mỗi 1 viên

Pantoprazole 40mg.

Mỗi 1 lọ

Pantoprazole 40mg.

Dược lực học

Chất ức chế chọn lọc bơm proton ; về cấu trúc hóa học là dẫn xuất của benzimidazol.

Chỉ định

Loét tá tràng.

Loét dạ dày.

Viêm thực quản trào ngược trung bình và nặng.

Ngoài ra, dạng viên còn được dùng phối hợp với hai kháng sinh thích hợp (xem phần Liều lượng và Cách dùng) để diệt Helicobacter pylori ở những bệnh nhân loét dạ dày, nhằm giảm tái phát chứng loét tá tràng và dạ dày do vi sinh vật này gây ra.

Chống chỉ định

Không nên dùng Pantoloc trong điều trị phối hợp để diệt Helicobacter pylori ở những bệnh nhân bị rối loạn chức năng gan và thận ở mức trung bình đến nặng, vì hiện thời chưa có dữ liệu về tính công hiệu và an toàn của Pantoloc trong điều trị phối hợp cho các bệnh nhân này.

Nói chung, không nên dùng Pantoloc cho các trường hợp có tiền sử nhạy cảm với một trong các thành phần của Pantoloc hoặc với thuốc dùng phối hợp cùng Pantoloc.

Kinh nghiệm lâm sàng về Pantoloc khi dùng trong thai kỳ hiện còn hạn chế. Trong nghiên cứu về sinh sản ở động vật, đã thấy độc tính nhẹ của Pantoloc đối với thai súc vật, ở liều dùng trên 5 mg/kg. Hiện không có thông tin về bài xuất của pantoprazole qua sữa mẹ. Chỉ dùng Pantoloc khi lợi ích cho người mẹ được xem là lớn hơn rủi ro đối với thai nhi và em bé.

Thận trọng

Chỉ khuyến nghị dùng dạng tiêm khi dùng đường uống không thích hợp.

Không chỉ định Pantoloc cho những ca rối loạn tiêu hóa nhẹ như chứng khó tiêu liên quan tới thần kinh.

Trong liệu pháp phối hợp thuốc, cần phải quan tâm đến đặc tính của thuốc phối hợp.

Trước khi điều trị với Pantoloc, phải loại trừ khả năng lo t dạ dày ác tính hoặc viêm thực quản ác tính, vì điều trị với pantoprazole có thể nhất thời làm mất các triệu chứng của bệnh loét ác tính, do đó có thể làm chậm chẩn đoán ung thư.

Chẩn đoán viêm thực quản trào ngược cần được khẳng định bằng nội soi. - Không vượt quá liều 40 mg pantoprazole khi dùng cho bệnh nhân cao tuổi hoặc suy thận.

Ở bệnh nhân suy gan nặng, liều dùng hàng ngày phải giảm xuống 20 mg pantoprazole. Ngoài ra ở các bệnh nhân này cần phải giám sát các enzyme gan trong liệu trình Pantoloc IV. Khi enzyme gan tăng, phải ngưng dùng Pantoloc IV.

Hiện chưa có kinh nghiệm về việc điều trị với Pantoloc ở trẻ em.

Hiện chưa rõ tác dụng của thuốc khi dùng cho người lái xe hay vận hành máy móc.

Tương tác

Pantoloc có thể làm giảm độ hấp thu của các thuốc khác dùng đồng thời mà độ hấp thu phụ thuộc vào pH (thí dụ: ketoconazole). Điều này cũng xảy ra với những thuốc dùng trước Pantoloc IV một thời gian ngắn.

Hoạt chất của Pantoloc được chuyển hóa ở gan nhờ hệ enzyme cytochrome P450. Không loại trừ khả năng pantoprazole tương tác với những thuốc khác chuyển hóa cùng hệ enzyme cytochrome P450. Tuy nhiên, ở lâm sàng chưa thấy tương tác đáng kể trong những thử nghiệm đặc hiệu với một số thuốc hoặc hợp chất có tính chất nói trên, như carbamazepine, cafein, diazepam, diclofenac, digoxine, ethanol, glibenclamide, metoprolol, nifedipine, phenprocoumon, phenytoin, theophylline, warfarine và các thuốc tránh thai dùng bằng đường uống.

Cũng không thấy Pantoloc tương tác với thuốc kháng acid (trị đau dạ dày) uống đồng thời.

Không thấy có tương tác với các kháng sinh dùng phối hợp (clarithromycine, metronidazol, amoxicylline) trong điều trị diệt Helicobacter pylori.

Tác dụng phụ

Điều trị với Pantoloc có thể thỉnh thoảng dẫn đến nhức đầu hay tiêu chảy.

Đã có báo cáo về những trường hợp hiếm gặp : buồn nôn, đau bụng trên, đầy hơi, ban da, ngứa và choáng váng.

Trong những trường hợp cá biệt, đã xảy ra phù nề, sốt, viêm tĩnh mạch huyết khối, cơn trầm cảm và rối loạn thị giác (nhìn mờ).

Liều lượng, cách dùng

Dạng viên

Liều khuyến cáo:

Ở những bệnh nhân loét dạ dày và tá tràng, nhiễm Helicobacter pylori (dương tính), cần thực hiện việc diệt vi khuẩn bằng trị liệu phối hợp. Tùy theo kiểu kháng thuốc, có thể theo các sơ đồ phối hợp sau để diệt Helicobacter pylori:

Phác đồ 1:

Mỗi ngày 2 lần x (1 viên Pantoloc + 1000 mg amoxicylline + 500 mg clarithromycine).

Phác đồ 2:

Mỗi ngày 2 lần x (1 viên Pantoloc + 500 mg metronidazol + 500 mg clarithromycine).

Phác đồ 3:

Mỗi ngày 2 lần x (1 viên Pantoloc + 1000 mg amoxicylline + 500 mg metronidazol). Nếu không cần dùng trị liệu phối hợp, nghĩa là bệnh nhân đã thử nghiệm âm tính về Helicobacter pylori, hướng dẫn sau đây về liều lượng được áp dụng cho đơn liệu pháp Pantoloc:

Loét tá tràng, loét dạ dày và viêm thực quản trào ngược:

Trong phần lớn các trường hợp, dùng mỗi ngày 1 viên Pantoloc tan ở ruột. Trong trường hợp cá biệt, có thể tăng liều dùng gấp đôi (mỗi ngày tới 2 viên Pantoloc), đặc biệt khi mà trị liệu khác đã không cho đáp ứng.

Đối với bệnh nhân suy gan nặng, liều dùng cần giảm xuống 1 viên (40 mg pantoprazole), hai ngày một lần. Ngoài ra, đối với các bệnh nhân này, cần theo dõi các enzyme gan trong liệu trình Pantoloc. Nếu giá trị enzyme gan tăng, nên ngưng dùng Pantoloc.

Không được dùng qua 1iều 40 mg pantoprazole một ngày ở người có tuổi hoặc suy thận. Ngoại lệ là trị liệu phối hợp diệt Helicobacter pylori, trong đó người có tuổi cũng phải dùng liều pantoprazole thông thường (2 x 40 mg/ngày) trong một tuần điều trị.

Cách dùng và thời gian điều trị:

Không được nhai hoặc nghiền nhỏ viên Pantoloc mà phải uống nguyên viên với nước, một giờ trước bữa ăn sáng. Trong trị liệu phối hợp diệt Helicobacter pylori, cần uống viên Pantoloc thứ hai trước bữa tối.

Nếu quên không dùng thuốc đúng giờ, không nên dùng liều bù vào lúc muộn trong ngày, nên tiếp tục dùng liều bình thường vào ngày hôm sau trong liệu trình.

Nói chung, liệu pháp phối hợp thực hiện trong 7 ngày có thể kéo tối đa trong 2 tuần. Nếu cần điều trị thêm với pantoprazole để chữa lành bệnh loét, cần chú ý tới khuyến nghị về liều lượng dùng trong loét tá tràng và loét dạ dày. Nói chung, có thể chữa lành loét tá tràng trong vòng 2 tuần. Nếu thời gian điều trị 2 tuần chưa đủ, trong hầu hết các trường hợp có thể chữa lành loét tá tràng khi dùng Pantoloc thêm 2 tuần nữa. Thông thường, thời gian 4 tuần là cần thiết để điều trị loét dạ dày và loét thực quản trào ngược. Nếu thời gian này không đủ, thường có thể chữa khỏi bệnh nếu dùng Pantoloc thêm 4 tuần nữa.

Vì hiện chưa đủ kinh nghiệm dùng dài hạn, điều trị với Pantoloc không được vượt quá 8 tuần.

Dạng tiêm tĩnh mạch

Chỉ khuyến nghị dùng Pantoloc IV khi dùng đường uống không thích hợp. Liều Pantoloc tĩnh mạch là 1 lọ (40 mg pantoprazole) mỗi ngày.

Hướng dẫn cách dùng và pha chế:

Để pha thuốc tiêm, bơm 10 ml dung dịch NaCl sinh lý vào lọ chứa chất đông khô (pantoprazole). Có thể dùng dung dịch này để tiêm trực tiếp sau khi pha loãng với 100 ml dung dịch NaCl, glucose 5% hoặc 10%.

Không pha chế hay hỗn hợp Pantoloc IV với dung môi nào khác ngoài các dung môi nói trên. Giá trị pH của dung dịch phải là 9.

Thuốc Pantoloc IV được tiêm tĩnh mạch trong thời gian 2 đến 15 phút.

Dung dịch tái tạo (đã pha chế) cần được dùng trong vòng 3 giờ sau khi pha chế.

Quá liều

Hiện chưa biết triệu chứng khi dùng quá liều ở người.

Trong trường hợp dùng quá liều và có triệu chứng nhiễm độc lâm sàng, áp dụng các quy tắc giải độc thông thường.

Bảo quản

Bảo quản ở nhiệt độ dưới 25 độ C.

Bài viết cùng chuyên mục

Propafenon

Propafenon là một thuốc chống loạn nhịp nhóm 1C có tác dụng chẹn thụ thể beta và tác dụng yếu chẹn kênh calci, có tác dụng gây tê và tác dụng trực tiếp ổn định màng tế bào cơ tim.

Panadol Extra

Đau nhẹ đến vừa và hạ sốt bao gồm: đau đầu, đau nửa đầu, đau cơ, đau bụng kinh, đau họng, đau cơ xương, sốt và đau sau tiêm vắc xin, đau sau khi nhổ răng hoặc sau thủ thuật nha khoa, đau răng, đau do viêm xương khớp.

Pulvo 47 Neomycine

Dùng thuốc trên những bệnh da mãn tính, eczema và viêm da chủ yếu do ứ dịch. Nếu xuất hiện phản ứng không dung nạp thuốc, phải ngừng điều trị và hỏi ý kiến bác sĩ.

Pyrantel pamoate

Pyrantel pamoate là một loại thuốc kê đơn dùng để loại bỏ giun đũa hoặc giun kim. Tên thương hiệu: Pin Rid, Pin X.

Picoprep

Chống chỉ định hội chứng hồi lưu dạ dày, viêm loét dạ dày-ruột, viêm đại tràng nhiễm độc, tắc ruột, buồn nôn & nôn, các tình trạng cấp cần phẫu thuật ổ bụng như viêm ruột thừa cấp.

Potassium iodide

Potassium iodide là thuốc chẹn tuyến giáp được chỉ định để giúp ngăn chặn iốt phóng xạ xâm nhập vào tuyến giáp trong trường hợp khẩn cấp về bức xạ hạt nhân.

Pramipexole

Pramipexole có thể cải thiện khả năng di chuyển và có thể làm giảm tình trạng run rẩy (run rẩy), cứng khớp, cử động chậm lại và đứng không vững.

Phenylephrin hydrochlorid: Hemoprep, Hemoprevent, thuốc giảm xung huyết, giãn đồng tử

Khi nhỏ vào niêm mạc mắt, phenylephrin tác động trực tiếp trên thụ thể α adrenergic ở cơ giãn đồng tử làm co cơ này, nên đồng tử giãn rộng; tác động nhẹ đến thể mi, nên không làm liệt thể mi

Pentoxifyllin: Bicaprol, Ipentol, Polfillin, Trentilin Ampoule, thuốc điều trị chứng đau cách hồi

Sau khi uống pentoxifylin ở người bị viêm tắc mạn tính động mạch ngoại biên, thuốc thường không tác động đến tần số tim, chức năng tim hoặc huyết áp toàn thân

Polymyxin B

Polymyxin là nhóm những chất kháng sinh có mối liên quan chặt chẽ do các chủng Bacillus polymyxa tạo nên. Hoạt tính kháng khuẩn của polymyxin B hạn chế trên các vi khuẩn Gram âm.

Paclitaxel liên kết protein

Paclitaxel liên kết protein được sử dụng để điều trị ung thư tuyến tụy, ung thư vú và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ di căn hoặc tiến triển cục bộ (NSCLC).

Piperacillin

Piperacilin là một ureido penicilin phổ rộng, có tác dụng diệt khuẩn đối với các vi khuẩn ưa khí và kỵ khí Gram dương và Gram âm bằng cách ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn.

Phytomenadion

Bình thường, vi khuẩn ruột tổng hợp đủ vitamin K. Ðiều trị phòng ngừa cho trẻ sơ sinh được khuyến cáo dùng với liều 1 mg vitamin K1 (phytomenadion) ngay sau khi sinh.

Polidocanol

Nhóm thuốc: Chất gây xơ. Polidocanol là một loại thuốc kê đơn được sử dụng để điều trị chứng giãn tĩnh mạch ở người lớn.

Polygynax

Tình trạng mẫn cảm với một kháng sinh khi dùng tại chỗ có thể ảnh hưởng xấu đến việc dùng kháng sinh đó hoặc một kháng sinh tương tự theo đường toàn thân sau này.

Primidone

Primidone được sử dụng một mình hoặc kết hợp với các thuốc khác để kiểm soát cơn động kinh. Primidone thuộc nhóm thuốc chống co giật barbiturat.

Potassium citrate/citric acid

Potassium citrate/citric acid là một loại thuốc kết hợp dùng để làm cho nước tiểu bớt axit hơn, giúp thận loại bỏ axit uric, từ đó giúp ngăn ngừa bệnh gút và sỏi thận.

Potassium Phosphate-Sodium Acid Phosphate

Potassium Phosphate-Sodium Acid Phosphate là một loại thuốc kết hợp được sử dụng để điều trị chứng giảm phosphat máu và lượng phosphat trong nước tiểu thấp.

Penostop

Giảm đau & chống viêm: viêm khớp do thoái hóa (viêm xương khớp), viêm quanh khớp vai, viêm bao gân, viêm mỏm trên lồi cầu xương cánh tay (cùi chỏ), đau cơ, đau & sưng do chấn thương.

Pradaxa: thuốc phòng ngừa huyết khối động mạch tĩnh mạch

Pradaxa phòng ngừa tai biến thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch, phòng ngừa đột quỵ, thuyên tắc hệ thống ở bệnh nhân trưởng thành bị rung nhĩ không do bệnh van tim, điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu cấp và/hoặc thuyên tắc phổi và ngăn ngừa tử vong liên quan.

Podophyllin

Podophyllin là thuốc kê đơn dùng để điều trị mụn cóc sinh dục và hậu môn ở người lớn. Tên biệt dược: Podocon-25.

Praxbind: thuốc đối kháng tác dụng chống đông của dabigatran

Praxbind là một thuốc hóa giải tác dụng đặc hiệu của dabigatran và được chỉ định cho bệnh nhân đã điều trị bằng Pradaxa (dabigatran) khi cần hóa giải nhanh chóng tác dụng chống đông của dabigatran.

Plecanatide

Plecanatide được sử dụng ở người lớn để điều trị táo bón vô căn mãn tính và hội chứng ruột kích thích kèm táo bón (IBS-C).

Propantheline

Propantheline là thuốc kê đơn dùng để ngăn ngừa co thắt và điều trị các triệu chứng loét dạ dày tá tràng.

Pregabalin Sandoz

Điều trị đau thần kinh nguồn gốc trung ương và ngoại vi, rối loạn lo âu lan tỏa ở người lớn. Điều trị bổ trợ động kinh cục bộ kèm hoặc không kèm động kinh toàn thể ở người lớn.