Pancuronium

2011-06-05 10:55 PM

Pancuronium bromid có tác dụng giãn cơ và được sử dụng trong phẫu thuật. Thuốc tranh chấp với acetylcholin trên thụ thể ở tận cùng thần kinh - cơ và ức chế dẫn truyền xung động thần kinh vận động tới cơ vân.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Tên quốc tế: Pancuronium.

Loại thuốc: Chẹn thần kinh - cơ loại không khử cực.

Dạng thuốc và hàm lượng

Pancuronium thường được dùng dưới dạng muối bromid.

Ống tiêm: 4 mg/2 ml chỉ tiêm tĩnh mạch.

Tác dụng

Pancuronium bromid có tác dụng giãn cơ và được sử dụng trong phẫu thuật. Thuốc tranh chấp với acetylcholin trên thụ thể ở tận cùng thần kinh - cơ và ức chế dẫn truyền xung động thần kinh vận động tới cơ vân.

Chỉ định

Pancuronium được dùng chủ yếu để gây giãn cơ trong phẫu thuật sau khi gây mê.

Chẹn thần kinh - cơ trong điều trị tích cực nhiều bệnh khác nhau kể cả hen dai dẳng, uốn ván.

Làm dễ dàng cho việc theo dõi người bệnh đang được hô hấp nhân tạo.

Chống chỉ định

Quá mẫn với thuốc.

Dùng đồng thời với các thuốc chẹn thần kinh - cơ khử cực.

Không dùng cho người bệnh có nhịp tim nhanh từ trước hoặc người bệnh hơi tăng nhịp tim đã thấy khó chịu.

Thận trọng

Suy thận: Thuốc đào thải chủ yếu qua thận, nên nửa đời thải trừ kéo dài ở người suy thận, làm giảm sự thanh thải và kéo dài tác dụng của thuốc.

Bệnh gan, mật: Thời gian tác dụng của thuốc có thể bị kéo dài.

Các tình trạng của người bệnh: Thuốc có thể tăng tác dụng khi người bệnh bị giảm kali huyết, giảm magnesi huyết, giảm calci huyết, giảm protein huyết, mất nước, nhiễm toan, tăng CO2 huyết, suy mòn, bệnh nhược cơ, hội chứng nhược cơ, suy gan, thận. Thuốc có thể giảm tác dụng khi người bệnh bị hạ nhiệt, tăng bài niệu.

Thời kỳ mang thai

Pancuronium ít qua hàng rào nhau - thai, nhưng độ an toàn chưa được xác định. Pancuronium chỉ được dùng theo chỉ định của bác sỹ. Có thể sử dụng pancuronium theo liều lượng thông thường cho phụ nữ bị mổ cesar. Nhưng phải giảm liều cho những người đang dùng magnesi sulfat để điều trị nhiễm độc thai nghén, vì muối magnesi làm tăng chẹn thần kinh - cơ.

Thời kỳ cho con bú

Chưa có tư liệu về tai biến trên người.

Tác dụng phụ

Thường gặp

Mạch nhanh và tăng lưu lượng tim, tăng huyết áp.

Ðôi khi tăng tiết nước bọt trong khi gây mê.

Ít gặp

Loạn nhịp.

Quá mẫn.

Phản ứng tại chỗ tiêm.

Hiếm gặp

Co thắt phế quản.

Người bệnh carcinoma có thể nhạy cảm đặc biệt với tác nhân này và tác dụng chẹn thần kinh - cơ ít đáp ứng với neostigmin.

Choáng phản vệ nặng.

Liều lượng và cách dùng

Pancuronium chỉ dùng tiêm tĩnh mạch, không được dùng theo đường tiêm truyền. Liều dùng tùy theo từng cá thể, phụ thuộc vào đáp ứng của mỗi người bệnh, vào kỹ thuật gây mê, vào thời gian phẫu thuật dự tính, vào tương tác các thuốc trước và trong gây mê và vào tình trạng người bệnh.

Nên sử dụng máy kích thích thần kinh ngoại vi để theo dõi sự chẹn thần kinh - cơ và sự hồi phục.

Người lớn: Khởi đầu khoảng 40 - 100 microgam/kg, tùy thuộc quá trình phẫu thuật. Có thể cho thêm 10 microgam/kg sau mỗi 20 - 60 phút để duy trì giãn cơ trong suốt thời gian mổ kéo dài hoặc hô hấp nhân tạo.

Ðể đặt nội khí quản dùng 60 - 100 microgam/kg thể trọng.

Trẻ em: 60 - 80 microgam/kg, sau đó tăng thêm 10 - 20 microgam/kg nếu cần.

Trẻ sơ sinh: Trẻ em dưới 1 tháng phải rất thận trọng vì rất nhạy cảm với thuốc này. Ðầu tiên nên dùng liều thử nghiệm 20 mcrogam/kg để xác định sự đáp ứng.

Người cao tuổi: Tác dụng chẹn thần kinh - cơ kéo dài ở người cao tuổi và chỉ cần dùng liều thấp hơn.

Người béo phì: Nếu tính liều theo kg thể trọng có thể bị quá liều. Phải điều chỉnh liều tùy theo đáp ứng của người bệnh.

Ðể kiểm soát uốn ván, thời gian giãn cơ của pancuronium tùy thuộc vào mức độ nặng của các cơn co nên thời gian tác dụng rất khác nhau.

Nhìn chung thời gian tác dụng của thuốc tùy thuộc vào tình trạng người bệnh và liều, nhưng ở người bình thường dùng liều giãn cơ cho phẫu thuật, tác dụng giãn cơ kéo dài 45 - 60 phút.

Tương tác

Suxamethonium: Dùng suxamethonium trước khi dùng pancuronium sẽ làm tăng và kéo dài tác dụng của pancuronium. Do vậy nên để chậm lại việc dùng pancuronium cho đến khi dấu hiệu của suxamethonium đã hết.

Thuốc mê: Một số thuốc làm tăng tác dụng của pancuronium: Halothan, ether, enfluran, isofluran, methoxyfluran, cyclopropan, thiopenton, methohexiton.

Các thuốc sau đây ảnh hưởng đến thời gian và mức độ chẹn thần kinh - cơ của pancuronium.

Tăng tác dụng: Các thuốc giãn cơ (thí dụ D - tubocurarin), các kháng sinh polypeptid và aminoglycosid (neomycin, streptomycin, kanamycin), diazepam, propranolol, thiamin (liều cao), các IMAO, quinidin, magnesi sulfat, protamin, nitroglycerin, các thuốc giảm đau gây ngủ, các thuốc lợi tiểu, phenytoin, các thuốc chẹn alpha - adrenergic, imidazol, metronidazol, adrenalin, no - adrenalin.

Giảm tác dụng: Neostigmin, edrophonium, corticosteroid (liều cao), kali clorid, calci clorid, heparin (giảm tạm thời), azathioprin, theophylin, pyridostigmin.

Phải dùng pancuronium rất cẩn thận với người bệnh đang điều trị bằng các thuốc chống trầm cảm 3 vòng, mà được gây mê bằng halothan hoặc một thuốc mê đường thở nào đó vì điều này dễ gây loạn nhịp tim liên quan đến dùng thuốc trầm cảm 3 vòng.

Ðộ ổn định và bảo quản

Bảo quản tốt nhất ở nhiệt độ 2 – 8 độ C (để được 18 - 24 tháng), nếu bảo quản ở nhiệt độ dưới 25 độ C để được 6 tháng.

Khi tiêm trộn phối hợp với barbituric sẽ gây tủa.

Do cấu trúc hóa học là steroid, pancuronium có thể được hấp thụ vào bình chứa nhựa nếu tiếp xúc lâu. Tuy nhiên, ở nồng độ 74 - 78 microgam/ml, pancuronium có thể ổn định về hóa học và vật lý trong 48 giờ ở 15 - 30 độ C trong bình thủy tinh hoặc bằng chất dẻo có chứa các dung dịch tiêm tĩnh mạch sau: Dextrose 5%, lactat Ringers, natri clorid 0,9% hoặc dextrose 5% và natri clorid 0,45% hoặc 0,9% mà không xảy ra sự hấp thụ trên thủy tinh hoặc chất dẻo.

Quá liều và xử trí

Triệu chứng: Ngừng thở kéo dài, suy hô hấp và/hoặc yếu cơ, có thể tử vong do suy hô hấp.

Xử trí: Neostigmin 2,5 mg và atropin 1,2 mg để hủy tác dụng chẹn của pancuronium, trong khi đó thông khí nhân tạo vẫn tiếp tục.

Khi dùng các thuốc ức chế cholinesterase mà không hủy được tác dụng ức chế thần kinh - cơ của pancuronium thì thông khí nhân tạo vẫn phải tiếp tục cho đến khi thở tự nhiên được phục hồi.

Quy chế

Thuốc độc bảng B.

Bài viết cùng chuyên mục

Prasterone đặt âm đạo

Prasterone đặt âm đạo là thuốc theo toa được sử dụng để điều trị chứng khó giao hợp từ trung bình đến nặng do teo âm hộ / âm đạo sau mãn kinh.

Physostigmine

Physostigmine là thuốc giải độc dùng để đảo ngược tác dụng của độc tính kháng cholinergic.

Prucalopride

Prucalopride là một loại thuốc kê đơn được sử dụng để điều trị chứng táo bón mãn tính chưa rõ nguyên nhân.

Pulvo 47 Neomycine

Dùng thuốc trên những bệnh da mãn tính, eczema và viêm da chủ yếu do ứ dịch. Nếu xuất hiện phản ứng không dung nạp thuốc, phải ngừng điều trị và hỏi ý kiến bác sĩ.

Pomalidomide

Nhóm thuốc: Thuốc chống ung thư, thuốc ức chế sự hình thành mạch. Pomalidomide là một loại thuốc theo toa dùng để điều trị các triệu chứng của bệnh đa u tủy và Kaposi Sarcoma.

Pramipexole

Pramipexole có thể cải thiện khả năng di chuyển và có thể làm giảm tình trạng run rẩy (run rẩy), cứng khớp, cử động chậm lại và đứng không vững.

Polystyrene Sulfonate

Polystyrene Sulfonate là một loại thuốc kê đơn dùng để điều trị chứng tăng kali máu. Tên biệt dược: SPS, Kayexalate, Kionex, Kalexate.

Phenylephrin hydrochlorid: Hemoprep, Hemoprevent, thuốc giảm xung huyết, giãn đồng tử

Khi nhỏ vào niêm mạc mắt, phenylephrin tác động trực tiếp trên thụ thể α adrenergic ở cơ giãn đồng tử làm co cơ này, nên đồng tử giãn rộng; tác động nhẹ đến thể mi, nên không làm liệt thể mi

Piascledine 300

Trên lâm sàng, cho đến nay chưa có dữ liệu đầy đủ để đánh giá về khả năng gây dị dạng hay độc đối với bào thai của Piasclédine khi sử dụng thuốc này trong thời gian mang thai.

Polery

Tá dược: Xirô polygala, sodium benzoate, methyl parahydroxybenzoate, acide citrique khan, mùi thơm (benzaldehyde, mùi dâu, ethanol, nước), saccharose (9 g/muỗng canh), nước tinh khiết.

Panadol Extra

Đau nhẹ đến vừa và hạ sốt bao gồm: đau đầu, đau nửa đầu, đau cơ, đau bụng kinh, đau họng, đau cơ xương, sốt và đau sau tiêm vắc xin, đau sau khi nhổ răng hoặc sau thủ thuật nha khoa, đau răng, đau do viêm xương khớp.

Palivizumab: kháng thể dự phòng nhiễm vi rút đường hô hấp

Palivizumab có phổ kháng virus hẹp, chỉ tác dụng kháng virus hợp bào hô hấp, thuốc có tác dụng đối với cả 2 chủng phụ A và B, là 2 chủng chính của virus hợp bào hô hấp

Perphenazine

Perphenazine là một loại thuốc theo toa dùng để điều trị các triệu chứng nấc khó chữa, tâm thần phân liệt, buồn nôn và nôn.

Plasminogen

Plasminogen là plasminogen có nguồn gốc từ huyết tương của con người được sử dụng để điều trị tình trạng thiếu hụt plasminogen loại 1 (hypoplasminogenemia).

Povidon iod

Povidon được dùng làm chất mang iod. Dung dịch povidon - iod giải phóng iod dần dần, do đó kéo dài tác dụng sát khuẩn diệt khuẩn, nấm, virus, động vật đơn bào, kén và bào tử:

Propyliodon

Propyliodon là thuốc cản quang dùng để kiểm tra đường phế quản. Thường dùng dưới dạng hỗn dịch nước 50% hoặc hỗn dịch dầu 60%, nhỏ trực tiếp vào phế quản, tạo nên hình ảnh rất rõ trong ít nhất 30 phút.

Prilokain

Prilokain là một loại thuốc kê đơn được sử dụng làm thuốc gây tê cục bộ trong quá trình điều trị nha khoa.

Propylhexedrine

Nhóm thuốc: Thuốc thông mũi. Propylhexedrine là thuốc không kê đơn (OTC) được sử dụng để điều trị nghẹt mũi.

Promethazin hydrochlorid

Promethazin có tác dụng kháng histamin và an thần mạnh. Tuy vậy, thuốc cũng có thể kích thích hoặc ức chế một cách nghịch lý hệ thần kinh trung ương.

Phenytoin

Phenytoin là dẫn chất hydantoin có tác dụng chống co giật và gây ngủ nên được dùng chống động kinh cơn lớn và động kinh cục bộ khác và cả động kinh tâm thần vận động.

Perindopril: Biorindol, Cadovers, Cardiper, Cardovers, thuốc ức chế enzym chuyển

Ở người tăng huyết áp, perindopril làm giảm huyết áp bằng cách làm giảm sức cản ngoại vi toàn thân, do đó lưu lượng máu ngoại vi tăng mà không tác động đến tần số tim

Propofol Abbott

Propofol là thuốc ngủ, an thần, gây mê tĩnh mạch tác dụng nhanh được dùng khởi mê, duy trì hay an thần liên tục cho người bệnh thở máy.

Propranolol

Propranolol thể hiện tác dụng chống loạn nhịp ở những nồng độ liên quan đến chẹn beta - adrenergic, và đó hình như là cơ chế tác dụng chính chống loạn nhịp của thuốc:

Pefloxacin mesylat: Afulocin, Cadipefcin, Efulep, Opemeflox, Peflacine, thuốc kháng sinh nhóm fluoroquinolon

Pefloxacin là một thuốc kháng khuẩn thuộc nhóm fluoroquinolon tổng hợp, được dùng dưới dạng mesylat, thuốc có cấu trúc liên quan đến ciprofloxacin, enoxacin và norfloxacin

Promethazine/Codeine

Promethazine / Codeine là thuốc kê đơn dùng để điều trị ho và các triệu chứng ở đường hô hấp trên liên quan đến dị ứng hoặc cảm lạnh thông thường.