Oxytocin

2011-06-04 11:54 PM

Oxytocin dùng để gây sẩy thai, gây chuyển dạ đẻ hoặc thúc đẻ và để giảm chảy máu nơi nhau bám. Oxytocin gây co bóp tử cung với mức độ đau thay đổi tùy theo cường độ co bóp tử cung.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Tên chung quốc tế: Oxytocin.

Loại thuốc: Thuốc thúc đẻ - Hormon thùy sau tuyến yên.

Dạng thuốc và hàm lượng

Ống tiêm : 1 ml chứa 2 đơn vị, 5 đơn vị, 10 đơn vị; óng tiêm có loại 2 đơn vị /2 ml, 5 đơn vị/ 5 ml; Lọ nhỏ mũi 5 ml, 40 đơn vị/ ml.

Chế phẩm có bán trên thị trường thường là dạng oxytocin tổng hợp, pH của dung dịch tiêm được điều chỉnh đến 2,5 - 4,5 bằng acid acetic. Hiệu lực của oxytocin được tính theo hoạt tính hạ huyết áp trên gà. Mỗi đơn vị tương ứng với 2 - 2,2 microgam hormon tinh khiết.

Tác dụng

Oxytocin dùng để gây sẩy thai, gây chuyển dạ đẻ hoặc thúc đẻ và để giảm chảy máu nơi nhau bám. Oxytocin gây co bóp tử cung với mức độ đau thay đổi tùy theo cường độ co bóp tử cung. Oxytocin là một hormon nonapeptid, oxytocin ngoại sinh cũng có tất cả các tác dụng dược lý như oxytocin nội sinh.

Chỉ định

Gây chuyển dạ đẻ cho các người mang thai đến hoặc sắp đến hạn đẻ mà nếu tiếp tục mang thai có thể có nguy cơ cho mẹ hoặc thai (thí dụ, thai phụ bị đái tháo đường, tăng huyết áp, suy nhau thai...).

Thúc đẻ khi tăng chuyển dạ kéo dài hoặc do đờ tử cung.

Phòng và điều trị chảy máu sau đẻ.

Gây sẩy thai (sẩy thai không hoàn toàn, thai chết lưu).

Chống chỉ định

Cơn co tử cung cường tính, tắc cơ học đường sổ thai; suy thai khi chưa đẻ; trường hợp không thể đẻ theo đường tự nhiên được (ví dụ: không tương ứng kích thước giữa đầu thai nhi và khung chậu, ngôi bất thường, nhau tiền đạo, mạch tiền đạo, nhau bong non, sa dây nhau, dễ bị vỡ tử cung do mang thai nhiều lần, đa ối, hoặc có sẹo tử cung do phẫu thuật, kể cả sẹo nạo thủng, bóc nhân xơ tử cung); tránh dùng thuốc kéo dài ở người bị đờ tử cung trơ với oxytocin, nhiễm độc thai nghén, sản giật, hoặc bệnh tim mạch. Người bệnh có tiền sử quá mẫn cảm với thuốc.

Thận trọng

Chỉ các cán bộ chuyên khoa cao trong bệnh viện có sẵn phương tiện chăm sóc tăng cường và phẫu thuật mới được dùng oxytocin. Trong khi dùng oxytocin, phải theo dõi liên tục cơn co tử cung, tần số tim thai nhi và mẹ, huyết áp mẹ và nếu có thể, áp lực trong tử cung, để tránh các biến chứng. Nếu xảy ra co tử cung cường tính, phải ngừng ngay oxytocin. Kích thích tử cung co do oxytocin thường giảm ngay sau khi ngừng thuốc.

Vì oxytocin có thể gây một vài tác dụng chống bài niệu, nên được khuyến cáo hạn chế đưa dịch vào cơ thể, tránh dùng các dịch tiêm truyền nồng độ natri thấp. Tránh dùng oxytocin liều cao trong giai đoạn dài, và giám sát lượng dịch đưa vào, thải ra trong khi dùng thuốc.

Thời kỳ mang thai

Oxytocin không được dùng trong 3 hoặc 6 tháng đầu thai kỳ, trừ trường hợp sẩy thai tự nhiên hay gây sẩy thai. Oxytocin không gây dị dạng thai khi dùng theo chỉ định, tuy nhiên có thể gây tác hại khác không phải quái thai.

Thời kỳ cho con bú

Oxytocin có thể vào sữa mẹ một lượng nhỏ. Khi cần điều trị oxytocin sau đẻ (kiểm soát chảy máu nặng), chỉ cho con bú sau khi ngừng thuốc ít nhất 1 ngày.

Tác dụng phụ

Ít gặp

Tác dụng chống bài niệu, có thể gây ngộ độc nước thoáng qua kèm đau đầu và buồn nôn.

Hiếm gặp

Phản ứng phản vệ.

Ban da, mày đay.

Phù thanh quản.

Liều cao hoặc tử cung quá mẫn cảm với oxytocin: tăng trương lực tử cung, co thắt, co cứng tử cung hoặc vỡ tử cung.

Liều lượng và cách dùng

Gây chuyển dạ đẻ

Oxytocin nên truyền tĩnh mạch chậm bằng bơm điện. Thường dùng dung dịch chứa 5 đơn vị, pha trong 500 ml dung dịch natri clorid 0,9 % hoặc dung dịch Ringer lactat hoặc dung dịch dextrose 5%, 10 mili đơn vị/ml, nhưng cũng có thể dùng dung dịch đậm đặc hơn truyền qua bơm điện. Tốc độ truyền ban đầu là 0,5 - 4 mili đơn vị (0,0005 - 0,004 đv)/phút, (ở Mỹ khuyến cáo tốc độ không quá 2 mili đơn vị (0,002)/phút), sau đó thêm tăng dần từ 1 - 2 mili đơn vị (0,001 - 0,002 đv)/phút, cách nhau ít nhất 20 phút, cho tới khi có cơn co tử cung như chuyển dạ bình thường. Tốc độ tới 6 mili đơn vị/phút (0,006đv/phút) đã được báo cáo cho nồng độ oxytocin huyết tương giống như khi chuyển dạ đẻ tự nhiên, nhưng cũng có thể phải dùng đến liều tới 20 mili đơn vị (0,02 đv)/phút hoặc hơn. Một khi chuyển dạ đã tiến triển, có thể ngừng dần dần tiêm truyền oxytocin. Phải giám sát liên tục tần số tim thai và cơn co tử cung.

Ghi chú: dung dịch nồng độ 10 mili đơn vị/phút. Truyền 6 ml/giờ sẽ cho 0,001 đv/phút.

Mổ lấy thai: Tiêm tĩnh mạch chậm 5 đơn vị ngay sau khi lấy thai ra.

Phòng chảy máu sau khi đẻ, sau khi đã xổ nhau

Ngay sau khi bong nhau, tiêm tĩnh mạch chậm 5 đơn vị (nếu đã tiêm truyền tĩnh mạch để gây chuyển dạ đẻ hoặc thúc đẻ, tăng tốc độ truyền trong giai đoạn 3 và trong một vài giờ sau).

Chú ý: Có thể tiêm bắp ergometrin thay cho oxytocin nếu không cần tác dụng nhanh.

Ðiều trị chảy máu sau khi đẻ: Tiêm tĩnh mạch chậm 5 đơn vị, trong trường hợp nặng sau đó có thể tiêm truyền tĩnh mạch 5 - 20 đơn vị/ 500ml trong dịch pha không hydrat hóa (thí dụ dung dịch glucose 5%) với tốc độ thích hợp để kiểm soát đờ tử cung.

Chú ý: Tránh tiêm tĩnh mạch nhanh (có thể gây tụt huyết áp nhất thời), cần tiêm chậm.

Sẩy thai thường, nhất là thai chết lưu: Tiêm tĩnh mạch chậm 5 đơn vị, sau đó nếu cần thiết tiêm truyền tĩnh mạch 0,02 - 0,04 đơn vị/ phút hoặc nhanh hơn.

Chú ý: Tiêm truyền tĩnh mạch kéo dài với lượng lớn có thể gây ngộ độc nước cùng với hạ natri huyết.

Tương tác

Dùng cyclopropan gây mê phối hợp với dùng oxytocin sẽ gây hạ huyết áp.

Oxytocin sử dụng đồng thời với dinoproston có thể gây tăng trương lực cơ tử cung. Oxytocin làm chậm tác dụng gây mê của thiopental.

Bảo quản

Oxytocin tiêm nên được bảo quản ở nhiệt độ thấp hơn 15 – 25 độ C, nhưng không nên để đông băng.

Tương kỵ

Tương kỵ với fibrinolysin, norepinephrin bitartrat, proclorperazin edisylat, và natri warfarin. Oxytocin cũng tương kỵ với nhiều thuốc khác, nhưng sự tương hợp phụ thuộc vào nhiều thông số (nồng độ của thuốc, pH, nhiệt độ).

Quá liều và xử trí

Triệu chứng: Suy thai, ngạt và tử vong thai nhi, có thể làm tăng trương lực cơ tử cung, tử cung co cứng, vỡ tử cung và tổn thương mô mềm, bong nhau non và nghẽn mạch do nước ối.

Xử trí: Ngừng sử dụng oxytocin ngay. Ðiều trị triệu chứng và hỗ trợ nói chung.

Quy chế

Thuốc độc bảng B.

Bài viết cùng chuyên mục

Omega 3 axit carboxylic

Omega 3 axit carboxylic là một chất điều hòa lipid được sử dụng như một chất bổ sung cho chế độ ăn kiêng để giảm mức chất béo trung tính (TG) ở bệnh nhân trưởng thành bị tăng cholesterol máu nặng (> 500 mg/dL).

Ozothine with Diprophyllin

Trên lâm sàng, thuốc được sử dụng tương đối rộng rãi, không thấy có trường hợp dị tật hay độc tính trên phôi nào được ghi nhận cho đến nay. Tuy nhiên, cần tiến hành thêm nhiều nghiên cứu dịch tễ học.

Orinase Met

Đái tháo đường typ II (không phụ thuộc insulin) ở người lớn có hoặc không bị béo phì khi chế độ ăn, luyện tập và Glimepiride/Metformin đơn độc không kiểm soát được đường huyết một cách đầy đủ.

Oxandrolone

Oxandrolone được chỉ định là liệu pháp bổ trợ để thúc đẩy tăng cân sau khi giảm cân sau phẫu thuật rộng, nhiễm trùng mãn tính hoặc chấn thương nặng và ở một số bệnh nhân không có lý do sinh lý bệnh rõ ràng không tăng hoặc duy trì cân nặng bình thường.

Oxacillin

Oxacilin được chỉ định điều trị nhiễm khuẩn nhạy cảm như viêm xương - tủy, nhiễm khuẩn máu, viêm màng trong tim và nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương.

Oracefal

Oracefal! Céfadroxil là kháng sinh diệt khuẩn thuộc họ bêta-lactamine, nhóm cephalosporine thế hệ 1.

Ossopan: thuốc điều trị thiếu can xi khi đang lớn, có thai và cho con bú

Điều trị trong trường hợp thiếu can xi, đặc biệt khi đang lớn, có thai và cho con bú. Điều trị hỗ trợ các bệnh loãng xương (ở người già, sau mãn kinh, liệu pháp corticosteroid, hoạt động trở lại sau bất động lâu).

Ofloxacin nhãn khoa

Ofloxacin nhãn khoa là thuốc kê đơn dùng để điều trị viêm kết mạc do vi khuẩn và loét giác mạc.

Omidubicel

Omidubicel là thuốc điều trị các khối u ác tính về huyết học ở người lớn được lên kế hoạch ghép máu dây rốn sau điều trị sẹo lồi, để giảm thời gian phục hồi bạch cầu trung tính và tỷ lệ nhiễm trùng.

Oral rehydration salts (ORS)

Khi tiêu hóa bình thường, chất lỏng chứa thức ăn và các dịch tiêu hóa đến hồi tràng chủ yếu dưới dạng một dung dịch muối đẳng trương giống huyết tương về hàm lượng ion natri và kali.

Omparis

Viêm thực quản trào ngược, loét dạ dày tá tràng lành tính, kể cả biến chứng do sử dụng NSAID, điều trị ngắn hạn, và ở bệnh nhân không thể uống thuốc.

Onbrez Breezhaler

Thận trọng với bệnh nhân bệnh động mạch vành, nhồi máu cơ tim cấp, loạn nhịp tim, cao huyết áp, bệnh co giật, Nhiễm độc giáp, đái tháo đường, có đáp ứng bất thường.

Operoxolid

Operoxolid, Hấp thu nhanh, nồng độ đỉnh trong huyết thanh đạt được sau khoảng 2 giờ. Thức ăn ít làm ảnh hưởng đến sự hấp thu thuốc.

Oralzin

Tương tác với thuốc bổ sung sắt & canxi, tetracycline, hợp chất chứa phospho, fluoroquinolone. Thức ăn làm chậm hấp thu kẽm. Phản ứng phụ gấy Loét dạ dày, buồn nôn, nôn, vị kim loại, nhức đầu, buồn ngủ.

Olopatadine - Mometasone xịt múi

Olopatadine-Mometasone xịt mũi là thuốc kê đơn dùng để điều trị các triệu chứng viêm mũi dị ứng theo mùa ở bệnh nhân người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên.

Oritavancin

Nhóm thuốc: Glycopeptide. Oritavancin là một loại thuốc kê đơn được sử dụng để điều trị nhiễm trùng da và cấu trúc da cấp tính do vi khuẩn.

Oxycodone-acetaminophen

Oxycodone-acetaminophen là thuốc kê đơn dùng để kiểm soát cơn đau từ trung bình đến nặng. Tên thương hiệu: Percocet, Tylox, Primlev, Roxicet, Endocet và Xartemis XR .

Ozurdex: thuốc điều trị phù hoàng điểm và điều trị viêm màng bồ đào

Ozurdex được chỉ định để điều trị phù hoàng điểm do tắc nhánh tĩnh mạch võng mạc hoặc tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc, điều trị viêm màng bồ đào không do nhiễm trùng ảnh hưởng đến phần sau của mắt, và điều trị phù hoàng điểm do đái tháo đường.

Omesel

Loại trừ khả năng bị u ác tính trước khi dùng omeprazol cho người loét dạ dày. Nếu có tác dụng không mong muốn như buồn ngủ hoặc chóng mặt; phụ nữ mang thai, cho con bú: không nên dùng.

Opedroxil

Opedroxil (cefadroxil monohydrate) là một kháng sinh bán tổng hợp có phổ rộng. Về mặt hóa học, nó có danh pháp là: 7-[D- (-)-a-amino-a- (4-hydroxyphenyl) - acetamido]-3 methyl-delta 3 cefem - 4 carboxylic acid monohydrate.

Olutasidenib

Olutasidenib là một loại thuốc theo toa được sử dụng để điều trị bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính tái phát hoặc khó chữa với đột biến IDH1 đã được xác nhận (mIDH1+ R/R AML).

Oxymetazoline xịt mũi

Oxymetazoline xịt mũi là một sản phẩm không kê đơn (OTC) được sử dụng để giảm nghẹt mũi tạm thời.

Onkovertin

Onkovertin 40 là dung dịch đẳng trương 10% dextran có phân tử thấp nhưng có áp suất thẩm thấu keo cao được pha chế với natri clorid 0,9% hoặc glucose 5%.

Mục lục các thuốc theo vần O

Obenasin - xem Ofloxacin, Obracin - xem Tobramycin, Ocid - xem Omeprazol, Octacin - xem Ofloxacin, Octamide - xem Metoclopramid, Octocaine - xem Lidocain.

Ornicetil

Bệnh não do gan: 4 đến10 chai/24 giờ, cho đến 1 g/kg/ngày bằng đường tiêm truyền tĩnh mạch gián đoạn hoặc liên tục. Hòa tan phần thuốc chứa trong lọ trong 20 ml dung dịch glucose, lévulose.