Yếu và liệt: nguyên lý nội khoa

2018-02-20 12:02 PM

Khi khai thác bệnh sử nên chú trọng vào tốc độ tiến triển của tình trạng yếu, triệu chứng về cảm giác hay các triệu chứng thần kinh khác, tiền sử dùng thuốc, các bệnh lí làm dễ và tiền sử gia đình.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Tiếp cận bệnh nhân yếu và liệt

Yếu là sự giảm cơ lực ở một hoặc nhiều cơ. Liệt chỉ ra rằng yếu rất nặng mà cơ không thể co giãn được, còn liệt nhẹ cho thấy yếu mức độ nhẹ hoặc trung bình. Tiền tố hemi- đề cập đến một nửa cơ thể, para- là cả 2 chân, và quadri- cả 4 chi. Hậu tố -plegia có nghĩa là yếu nặng hoặc liệt.

Bảng. CÁC DẤU HIỆU PHÂN BIỆT NGUYÊN NHÂN GÂY YẾU

Dấu hiệu phân biệt nguyên nhân gây yếu

Bảng. CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY YẾU PHỔ BIẾN

Neuron vận động trên

Vỏ não: thiếu máu; xuất huyết; khối trong não (ung thư nguyên phát hay thứ phát, áp xe); khối ngoài não (tụ máu dưới màng cứng); bệnh lí thoái hóa (xơ cứng teo cơ một bên).

Chất trắng dưới vỏ/bao trong: thiếu máu; xuất huyết; khối trong não (ung thư nguyên phát hoặc thư phát, áp xe); tự miễn (đa xơ cứng);nhiễm trùng (bệnh lí chất trắng đa ổ tiến triển).

Thân não: thiếu máu; tự miễn (đa xơ cứng).

Tủy sống: chèn ép từ bên ngoài (thoái hóa cột sống cổ, ung thư di căn, áp xe ngoài màng cứng); tự miễn (đa xơ cứng, viêm tủy cắt ngang); nhiễm trùng (bệnh lí tủy do AIDS, bệnh lí tủy do HTLV-1, bệnh Tabes); thiếu dinh dưỡng (thoái hóa phối hợp bán cấp).

Đơn vị vận động

Neuron vận động tủy: thoái hóa (xơ cứng teo cơ một bên); nhiễm trùng (bệnh bại liệt).

Rễ TK tủy: chèn ép (thoái hóa đĩa đệm); tự miễn (hội chứng GuillainBarré); nhiễm trùng (bệnh đa rễ thần kinh do AIDS, bệnh Lyme).

DTK ngoại biên: chuyển hóa (ĐTĐ, tăng ure máu, bệnh porphyria); nhiễm độc (ethanol, kim loại nặng, thuốc, bạch hầu); dinh dưỡng (thiếu B12) ; viêm (viêm đa động mạch nút); di truyền (bệnh Charcot-MarieTooth); miễn dịch (cận ung thư, paraprotein máu); nhiễm trùng (bệnh đa DTK do AIDS và viêm đơn DTK đa ổ); chèn ép (mắc kẹt).

Khớp thần kinh cơ: tự miễn (nhược cơ); nhiễm độc (ngộ độc thịt, thuốc aminoglycosides).

Cơ: viêm (viêm đa cơ, viêm cơ thể vùi); thoái hóa (loạn dưỡng cơ); nhiễm độc (glucocorticoids, ethanol, AZT); nhiễm trùng (bệnh giun xoắn); chuyển hóa (suy giáp, liệt chu kì); bẩm sinh (bệnh lõi trung tâm-CCD).

Bảng. BIỂU HIỆN YẾU TỪ NHỮNG VÙNG KHÁC NHAU CỦA NÃO

Biểu hiện yếu nửa người theo vùng

Tình trạng dễ bị mỏi cơ hoặc giới hạn chức năng do đau hay cứng khớp thường bị nhầm với tình trạng yếu bởi bn. Thỉnh thoảng bệnh nhân cần một khoảng thời gian chuyển từ bình thường sang toàn lực gắng sức, và sự chậm động này cũng bị hiểu nhầm với tình trạng yếu. Mất cảm giác bản thể nặng cũng làm cho bệnh nhân nghĩ là bị yếu do thiếu feedback về hướng và sức mạnh của các cử động. Cuối cùng, mất phối hợp động tác, một loại rối loạn về sắp xếp và sử dụng các động tác khéo léo hay học được, cũng thỉnh thoảng nhầm với tình trạng yếu.

Khi khai thác bệnh sử nên chú trọng vào tốc độ tiến triển của tình trạng yếu, triệu chứng về cảm giác hay các triệu chứng thần kinh khác, tiền sử dùng thuốc, các bệnh lí làm dễ và tiền sử gia đình.

Yếu hay liệt thường đi kèm với các bất thường thần kinh khác giúp chỉ ra vị trí tổn thương tương ứng (bảng). Việc phân biệt tình trạng yếu xuất phát từ rối loạn của neuron vận động trên (hay nói đúng hơn là các neuron vận động ở vỏ não và sợi trục của chúng đi xuống vùng chất trắng dưới vỏ, bao trong, thân não và tủy sống) với rối loạn của đơn vị vận động ( neuron vận động dưới ở sừng trước của tủy sống và sợi trục của chúng trong rễ thần kinh tủy và DTK ngoại biên, khớp thần kinh cơ và cơ vân) là rất quan trọng.

Đánh giá bệnh nhân yếu

Hình. Thuật toán đánh giá ban đầu bệnh nhân bị yếu. CT: cắt lớp vi tính; EMG: điện cơ đồ; LMN: neuron vận động dưới; MRI: cộng hưởng từ; NCS: đo dẫn truyền thần kinh; UMN: neuron vận động trên.

* hoặc dấu hiệu bệnh lí cơ

†Nếu k phát hiện bất thường, cân nhắc MRI tủy.

‡Nếu k phát hiện bất thường,cân nhắc chụp tủy hoặc MRI não.

Bài viết cùng chuyên mục

Phương tiện hình ảnh học thần kinh

Xuất hiện nhiều kĩ thuật can thiệp hình ảnh học thần kinh bao gồm tắc mạch, coiling, và đặt stent mạch máu cũng như can thiệp cột sống như chụp đĩa gian đốt sống.

Khám các dây thần kinh sọ: nguyên lý chẩn đoán điều trị

Khám sơ bộ kiểm tra đáy mắt, thị trường, kích thước đồng tử và độ phản ứng, cử động ngoài mắt, và cử động trên mặt

Tăng calci máu ở bệnh nhân ung thư

Giảm albumin máu liên quan đến bệnh lý ác tính có thể làm triệu chứng nặng hơn tùy theo nồng độ canxi huyết thanh vì càng nhiều canxi sẽ làm tăng lượng canxi tự do hơn lượng gắn kết với protein.

Bệnh khí ép

Phần lớn xuất hiện các biểu hiện nhẹ đau, mệt mỏi, biểu hiện thần kinh nhẹ như dị cảm. Biểu hiện hô hấp và tim mạch có thể đe doạ sự sống như khó thở, đau ngực, loạn nhịp tim.

Rậm lông: rối loạn hệ sinh sản nữ giới

Cách tiếp cận khi xét nghiệm thừa androgen được mô tả trong hình. Buồng trứng đa nang là một nguyên nhân tương đối phổ biến gây rậm lông.

Bệnh hậu môn trực tràng và đại tràng

Các bất thường gồm thay đổi nhu động ruột lúc nghỉ và trong đáp ứng với stress thuốc cholinergic, cholecystokinin, thay đổi nhu động ruột non, tăng cảm giác tạng.

Hội chứng nội tiết cận ung thư: nguyên lý nội khoa

Trong một số trường hợp, biểu hiện về nội tiết lại có ý nghĩa hơn bản thân khối u, như ở những bệnh nhân khối u lành tính hoặc ung thư tiến triển chậm tiết hormone CRH.

Rắn độc cắn: nguyên lý nội khoa

Nọc độc rắn là một hợp chất hỗn hợp phức tạp của nhiều men và các chất khác tác dụng tăng tính thấm thành mạch, gây hoại tử mô, ảnh hưởng đến quá trình đông máu.

Ung thư da biểu mô tế bào vảy: nguyên lý nội khoa

Hay gặp nhất là cắt bỏ tại chỗ và phẫu thuật vi phẫu Mohs; xạ trị một số ca chọn lọc. Bệnh di căn có thể điều trị bằng xạ trị hoặc liệu pháp sinh học kết hợp.

Cổ trướng do xơ gan: nguyên lý nội khoa

Nguy cơ tăng ở bệnh nhân có xuất huyết tĩnh mạch thực quản và khuyến cáo dự phòng viêm phúc mạc tự phát do vi khuẩn khi bệnh nhân có biểu hiện xuất huyết tiêu hoá trên.

Loét dạ dày tá tràng (PUD): nguyên lý nội khoa

Hàng rào niêm mạch tá tràng bị xâm nhập bởi các tác động động hại của H, pylori ở vùng chuyển tiếp dạ dày, nguyên nhân do tăng tiết acid dịch vị hoặc hội chứng dạ dày rỗng nhanh chóng.

Hạ canxi máu: nguyên lý chẩn đoán điều trị

Giảm calci máu thoáng qua thường xảy ra ở những bệnh nhân nặng bị bỏng, nhiễm trùng huyết và suy thận cấp, sau truyền máu do có muối citrate chống đông máu.

Chất độc hóa học làm dộp da

Khử độc ngay lập tức là cần thiết để giảm thiểu tổn thương. Cởi bỏ quần áo và rửa sạch da nhẹ nhàng bằng xà phòng và nước. Mắt nên rửa sạch với nhiều nước hoặc nước muối.

Xơ cứng toàn thân (SSC): nguyên lý chẩn đoán điều trị

Xơ cứng toàn thân là một rối loạn đa cơ quan đặc trưng bởi dày da và đặc biệt có sự tham gia của nhiều cơ quan nội tạng.

Nhiễm trùng hệ thần kinh kèm hoặc không kèm sốc nhiễm trùng

Sốt rét thể não nên được xem xét khẩn cấp trên bệnh nhân gần đây có đi đến vùng dịch tễ và biểu hiện lâm sàng sốt và các dấu hiệu thần kinh.

Phù phổi: nguyên lý nội khoa

Giảm oxy máu liên quan đến các nối tắt trong phổi, giảm độ giãn nở của phổi cũng xảy ra. Ảnh hưởng trên lâm sàng có thể là khó thở nhẹ đến suy hô hấp nặng.

Chăm sóc trong những giờ cuối của bệnh nhân

Đặc biệt, bác sĩ cần tinh tế với cảm giác và sự tuyệt vọng của các thành viên trong gia đình. Họ nên yên tâm rằng bệnh đang đúng tiền trình của nó và sự chăm sóc của họ cho bệnh nhân không sai.

Mất thị lực từ từ

U thần kinh thị hoặc u giao thoa thị giác tương đối hiếm, nhưng thường không phát hiện ra vì chúng gây mất thị lực từ từ và ít khi tìm ra khi khám lâm sàng, ngoại trừ có mờ đĩa thị.

Hội chứng thần kinh cận ung thư: nguyên lý nội khoa

Khi phát hiện hội chứng cận ung thư, nên tiến hành tìm ung thư sớm, vì điều trị ở giai đoạn sớm có thể cải thiện các rối loạn thần kinh do ung thư; rất nhiều các rối loạn này cũng gặp ở người không mắc ung thư.

Khối u gan: nguyên lý nội khoa

Phẫu thuật cắt bỏ hoặc ghép gan là quan điểm điều trị nhưng hiếm khi thành công. Điều trị khối u bằng sóng cao tần có thể gây hồi quy các khối u nhỏ.

Đau và sưng các khớp: nguyên lý nội khoa

Sưng đau các khớp có thể là những biểu hiện của những rối loạn tác động một cách nguyên phát lên hệ cơ xương khớp hoặc có thể phản ánh bệnh toàn thân.

Hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS): nguyên lý nội khoa

Phù phế nang đặc trưng nhất trong các phần phụ thuộc của phổi; gây xẹp phổi và giảm độ đàn hồi phổi. Hạ oxy máu, thở nhanh và phát triển khó thở tiến triển, và tăng khoảng chết trong phổi cũng có thể dẫn đến.

Bệnh Addison: suy tuyến thượng thận

Các biểu hiện bao gồm mệt mỏi, suy nhược, chán ăn, buồn nôn và nôn, sụt cân, đau bụng, sắc tố ở da và niêm mạc, thèm muối, hạ huyết áp.

Tăng cholesterol và triglyceride

Nồng độ cả triglyceride và cholesterol cao là do nồng độ cả VLDL và LDL cao hoặc các hạt VLDL còn sót lại.

Xạ hình: nguyên lý nội khoa

PET là rất hữu ích cho việc phát hiện các mô hoạt động trao đổi chất, chẳng hạn như ung thư và di căn, và đã thay thế phần lớn các phương thức cũ của quét hạt nhân phóng xạ.