Xét nghiệm tiêu bản máu ngoại vi

2018-02-23 12:02 PM

Hồng cầu đa kích thước-kích thước hồng cầu không đều nhau, các tế bào khổng lồ là hậu quả của quá trình tổng hợp DNA từ tiền thân hồng cầu bị chậm lại do thiếu folate hoặc vitamin B12.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Hình thái hồng cầu

Bình thường: đường kính 7.5 μm. Xấp xỉ nhân của tế bào lympho nhỏ.

Hồng cầu lưới (vết Wright)-lớn, xanh xám, lẫn hồng (hồng cầu đa sắc).

Hồng cầu đa kích thước-kích thước hồng cầu không đều nhau, các tế bào khổng lồ là hậu quả của quá trình tổng hợp DNA từ tiền thân hồng cầu bị chậm lại do thiếu folate hoặc vitamin B12 hoặc tác dụng của thuốc; hồng cầu nhỏ sản sinh do sai sót trong tổng hợp hemoglobin vì thiếu sắt hoặc gen hemoglobin bất thường.

Bệnh hồng cầu biến dạng- hồng cầu có hình dạng bất thường; ví dụ:

1. Hồng cầu hình gai (spur cells)-có gai không đều; do bất thường về betalipoprotein, bệnh gan nặng, hiếm gặp do chán ăn tâm thần.

2. Hồng cầu hình răng cưa (burr cells)-hình dạng cân đối, các gai phân bố đều nhau; gặp trong giảm thể tích hồng cầu, ure máu.

3. Hồng cầu hình bầu dục-hồng cầu có hình elip; bệnh hồng cầu hình bầu dục di truyền.

4. Mảnh vỡ hồng cầu-các mảnh hồng cầu vỡ với nhiều hình dạng và kích thước khác nhau; thiếu máu huyết tán do bệnh lý vi mạch hoặc mạch máu lớn.

5. Hồng cầu hình liềm-hồng cầu thon dài, hình lưỡi liềm; thiếu máu hồng cầu hình liềm.

6. Hồng cầu hình cầu-hồng cầu nhỏ, ưu sắc, mất vùng sáng trung tâm; gặp trong bệnh hồng cầu hình cầu di truyền, tan máu ngoài mạch như thiếu máu tan máu tự miễn, thiếu G6PD.

7. Hồng cầu hình bia bắn-giữa vùng nhạt màu xuất hiện thêm vùng bắt màu đậm ở trung tâm và vành ngoài ; gặp trong bệnh gan, thalassemia, bệnh hemoglobin C và S/C.

8. Hồng cầu hình giọt nước-gặp trong xơ tủy nguyên phát, các quá trình thâm nhiễm khác của tủy (VD carcinoma).

9. Hồng cầu chuỗi tiền-hồng cầu đứng sát nhau tạo thành chuỗi; có thể giả tạo hoặc do paraprotein máu (VD đa u tủy xương, macroglobulin máu).

Thể vùi trong hồng cầu

Thể Howell-Jolly-mảnh nhân hồng cầu còn sót lại nằm trong bào tương, ái kiềm, đường kính 1 μm, thường đơn độc; ở bệnh nhân không có lách hoặc cắt lách.

Các chấm ưa base-nhiều, các thể vùi ưa base lấm tấm do sự ngưng kết của ti thể và ribosom; gặp trong nhiễm độc chì, thalassemia, xơ tủy nguyên phát.

Thể Pappenheimer-các hạt này có chứa sắt, thường gồm ti thể và ribosom giống như các chấm ưa base nhưng có bắt màu Prussian xanh; gặp trong nhiễm độc chì, các thiếu máu nguyên hồng cầu khác.

Thể Heinz-thể vùi hình cầu của hemoglobin ngưng kết, chỉ thấy được khi nhuộm sống, VD nhuộm bằng tím tinh thể; thiểu G6PD (sau stress oxi hóa như nhiễm trùng, một số thuốc), hemoglobin không bền.

Ký sinh trùng-các thể vùi trong bào tương đặc trưng; sốt rét, babesiosis.

Thể vùi bạch cầu và các bất thường viền nhân

Các hạt độc-các hạt bào tương tối màu; gặp trong nhiễm vi khuẩn.

Thể Döhle-các thể vùi bào tương hình ovan, màu xanh, kích thước 1-2μm; gặp trong nhiễm vi khuẩn, hội chứng Chédiak-Higashi.

Que Auer-các thể vùi bào tương hình que, ái toan; gặp trong một số trường hợp bạch cầu cấp dòng tủy.

Nhân tăng đoạn-nhâc bạch cầu trung tính chứa nhiều hơn bình thường 2-4 thùy; thường > 5% tế bào có ≥ 5 thùy hoặc một tế bào có 7 thùy là đủ để chẩn đoán; gặp trong thiếu folate hoặc B12, tác dụng của thuốc.

Nhân giảm đoạn-nhân bạch cầu trung tính chứa ít hơn bình thường 1 hoặc 2 thùy: bất thường Pelger-Hüet, tế bào giả Pelger-Hüet hoặc Pelger-Hüet mắc phải trong bạch cầu cấp.

Các bất thường về bạch cầu

Kết vón tiểu cầu-giả tạo, trong ống nghiệm-dễ bị phát hiện trên tiêu bản; có thể dẫn tới sai sót giảm số lượng tiểu cầu khi đếm bằng máy đếm tự động.

Tiểu cầu khổng lồ-dấu hiệu của tiểu cầu non hoặc tăng sinh tiểu cầu hoặc tế bào có nhân trưởng thành bất thường; nếu đường kính tiểu cầu > 5-6 μm, máy đếm tự động có thể không nhận dạng tiểu cầu.

Bài viết cùng chuyên mục

U tuyến yên: nguyên lý chẩn đoán điều trị

U tuyến yên là khối u đơn dòng lành tính phát sinh từ một trong năm loại tế bào thùy trước tuyến yên và có thể gây ra các tác dụng trên lâm sàng.

Viêm gan mãn tính: nguyên lý chẩn đoán điều trị

Một số bệnh nhân có xuất hiện các biến chứng xơ gan: cổ trướng, dãn tĩnh mạch chảy máu, bệnh lý não, và lách to.

Nhện cắn: nguyên lý nội khoa

Vì hiệu quả còn nghi ngờ và yếu tố nguy cơ sốc phản vệ và bệnh huyết thanh, kháng nọc độc chỉ nên dành cho trường hợp nặng với ngưng hô hấp, tăng huyết áp khó trị, co giật hoặc thai kỳ.

Nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng

Tỷ lệ mắc bệnh và tử vong liên quan đến nhiễm trùng huyết tăng theo tuổi và tình trạng bệnh trước đó, với hai phần ba các trường hợp xảy ra trên bệnh nhân có các bệnh lý kèm theo nặng.

Tiếp cận theo dõi monitor: nguyên lý nội khoa

Các sai sót y khoa thường xảy ra ở ICU. Các tiến bộ về kĩ thuật cho phép nhiều bệnh nhân ít hoặc không có cơ hội phục hồi có nhiều cơ hội hơn khi nằm ở ICU.

Bệnh tế bào mast hệ thống

Biểu hiện lâm sàng của bệnh tế bào mast hệ thống là do sự lấn chiếm mô của các khối tế bào mast, phản ứng của mô

Nhiễm trùng huyết mà không có ổ nhiễm trùng rõ ràng

Bệnh Tularemia và bệnh dịch hạch có thể gây ra hôi chứng thương hàn hoặc nhiễm trùng huyết với tỷ lệ tử vong khoảng 30 phần trăm và nên được nghĩ đến khi có yếu tố dịch tễ.

Ung thư bàng quang: nguyên lý nội khoa

Bệnh nhân ở giai đoạn đầu được điều trị bằng nội, các khối u trên bề mặt có thể loại bỏ qua nội soi, khối cơ xâm lấn cần được cắt rộng hơn.

Nhiễm phóng xạ cấp

Tương tác phóng xạ với hạt nhân có thể gây ion hóa và hình thành các gốc tự do gây tổn thương mô do phá vỡ liên kết hóa học và cấu trúc phân tử, bao gồm DNA.

Bất thường không triệu chứng của hệ tiết niệu

Trên sinh thiết thận thấy màng đáy cầu thận mỏng lan tỏa với những thay đổi tối thiểu khác. Có thể di truyền, trong một số trường hợp gây nên bởi thiếu collagen typ IV.

Phù: nguyên lý nội khoa

Giới hạn ở một cơ quan đặc biệt hoặc giường mạch máu, dễ dàng phân biệt được với phù toàn thân, Phù một bên chi thường do tắc tĩnh mạch hoặc mạch bạch huyết

Bướu cổ đa nhân độc và u tuyến độc: nguyên lý chẩn đoán và điều trị

Ngoài các đặc điểm của bướu cổ, biểu hiện lâm sàng của bướu cổ đa nhân độc bao gồm cường giáp dưới lâm sàng hoặc nhiễm độc giáp nhẹ

Thăm khám lâm sàng tim mạch: nguyên lý nội khoa

Khám tổng quát một bệnh nhân nghi ngờ có bệnh lý tim mạch bao gồm dấu hiệu sinh tồn, nhịp thở, mạch, huyết áp và quan sát màu sắc da, ví dụ tím, xanh xao, móng tay dùi trống.

Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: nguyên lý nội khoa

Kê đơn kháng sinh không phù hợp trong nhiễm khuẩn đường hô hấp trên là một nguyên nhân hàng đầu của kháng kháng sinh của các tác nhân gây bệnh mắc phải trong cộng đồng như Streptococcus pneumoniae.

Biến chứng sốt và giảm bạch cầu đa nhân trung tính khi điều trị ung thư

Nên lấy hai mẫu máu từ hai vị trí khác nhau và chụp X quang ngực, và các cận lâm sàng thêm nê được chỉ định tùy theo các dấu hiệu lâm sàng từ bệnh sử và thăm khám.

U tuyến tiền liệt: nguyên lý nội khoa

Bệnh nhân không triệu chứng thường không đòi hỏi điều trị, và các biến chứng của tắc nghẽn đường dẫn niệu như không có khả năng tiểu, suy thận, nhiễm trùng đường tiết niệu.

Hội chứng Sjogren: nguyên lý chẩn đoán và điều trị

Một rối loạn miễn dịch đặc trưng bởi sự phá hủy tiến triển tế bào lympho của các tuyến ngoại tiết thường dẫn đến triệu chứng khô mắt và miệng.

Biến chứng hội chứng ly giải u khi điều trị ung thư

Khi khối u phát triển nhanh được điều trị với phác đồ hóa trị hiệu quả, các tế nào u sắp chết có thể giải phóng lượng lớn các sản phẩm phân hủy của acid nucleic.

Co thắt tâm vị: nguyên lý nội khoa

Chụp cản quang với barium thấy giãn thực quản đoạn xa và hẹp đoạn dưới như mỏ chim và mức khí dịch. Nội soi để loại trừ ung thư, đặc biệt là ở người trên 50 tuổi.

Rối loạn thất điều: nguyên lý chẩn đoán điều trị

Tăng nồng độ kháng thể kháng acid glutamic decarboxylase trong huyết thanh có liên hệ với hội chứng thất điều tiến triển mà ảnh hưởng đến lời nói và dáng điệu.

Động vật thuộc bộ cánh màng đốt

Bệnh nhân với tiền căn dị ứng với vết đốt của côn trùng nên mang theo một bộ kit sơ cấp cứu khi bị ong đốt và đến bệnh viện ngay khi sơ cứu.

Rối loạn nhịp nhanh: nguyên lý nội khoa

Loạn nhịp với phức bộ QRS rộng có thể gợi ý nhịp nhanh thất hoặc nhịp nhanh trên thất với dẫn truyền rối loạn. Các yếu tố thúc đẩy nhịp nhanh thất bao gồm.

Nhồi máu cơ tim ST chênh lên (STEMI)

Troponins T và I cơ tim khá đặc hiệu trong tổn thương cơ tim và là hai chỉ dấu được ưu tiên sử dụng để chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp. Nồng độ hai chỉ dấu này tăng kéo dài trong 7 đến 10 ngày.

Xét nghiệm chức năng gan: nguyên lý nội khoa

Đo mức độ hoạt động của các yếu tố đông máu, đông máu kéo dài do thiếu hoặc các yếu tố đông máu kém hoạt động; tất cả các yếu tố đông máu trừ yếu tố VIII được tổng hợp trong gan.

Bạch cầu cấp dòng tủy: nguyên lý nội khoa

Các yếu tố kích thích dòng có ít hoặc không có lợi ích, một số khuyến cáo sử dụng ở những bệnh nhân lớn tuổi và những người có nhiễm trùng hoạt động