Vô kinh: rối loạn hệ sinh sản nữ giới

2018-07-17 03:35 PM

Các nguyên nhân gây vô kinh nguyên phát và thứ phát chồng chéo lên nhau, nên phân loại rối loạn kinh nguyệt gồm rối loạn tại tử cung, đường sinh dục.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Nguyên nhân

Vô kinh là tình trạng không có chu kỳ kinh nguyệt. Nó được phân loại là tự phát, nếu chưa bao giờ có kinh nguyệt đến khi 15 tuổi trong trường hợp không điều trị nội tiết, hoặc thứ phát, nếu không có chu kỳ kinh nguyệt nào trong > 3 tháng ở người phụ nữ đã có kinh nguyệt kỳ trước.

Mang thai cần được loại trừ ở phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ với vô kinh, ngay cả khi hỏi tiền sử và khám thực thể không gợi ý đến. Kinh thưa được định nghĩa là một kì kinh kéo dài > 35 ngày hoặc < 10 chu kì kinh nguyệt mỗi năm. Cả tần số và lượng máu chảy không đều trong kinh thưa. Chảy máu nhiều không đều hoặc thường xuyên là chảy máu bất thường từ tử cung nếu có tổn thương tử cung theo giải phẫu hoặc đã loại trừ chảy máu từ một tạng khác.

Các nguyên nhân gây vô kinh nguyên phát và thứ phát chồng chéo lên nhau, nên phân loại rối loạn kinh nguyệt gồm rối loạn tại tử cung, đường sinh dục và rối loạn rụng trứng là thích hợp.

Các dị tật giải phẫu đường ra mà không cho máu qua âm đạo bao gồm không có âm đạo hoặc tử cung, màng trinh không thủng, màng ngăn ngang âm đạo, và hẹp cổ tử cung.

Phụ nữ bị vô kinh và có nồng độ FSH và LH thấp là bị thiểu năng sinh dục do giảm hormon hướng sinh dục do bệnh lý ở vùng dưới đồi hoặc tuyến yên. Nguyên nhân ở vùng dưới đồi bao gồm thiểu năng sinh dục do giảm hormon hướng sinh dục vô căn bẩm sinh, tổn thương ở vùng dưới đồi (u sọ hầu và các khối u khác, lao, bệnh sarcoidosis, khối u di căn), chấn thương hoặc chiếu xạ vùng dưới đồi, bài tập mạnh, rối loạn ăn uống, căng thẳng và các bệnh suy nhược mãn tính (bệnh thận giai đoạn cuối, bệnh ác tính, kém hấp thu). Hình thức phổ biến nhất của vô kinh do vùng dưới đồi là thiếu hụt GnRH chức năng, có thể thay đổi được do căng thẳng tâm lý hoặc thể chất, trong đó có tập thể dục quá sức và chán ăn tâm thần. Rối loạn của tuyến yên bao gồm những dị tật hiếm tiến triển, u tuyến yên, u hạt, suy tuyến yên sau bức xạ, và hội chứng Sheehan. Chúng có thể dẫn đến vô kinh bằng hai cơ chế: can thiệp trực tiếp vào sản xuất hormon hướng sinh dục, hoặc ức chế tiết GnRH qua sản xuất thừa prolactin.

Phụ nữ bị vô kinh và nồng độ FSH cao là có suy buồng trứng, có thể là do hội chứng Turner, loạn sản tuyến sinh dục đơn thuần, suy buồng trứng sớm, hội chứng kháng buồng trứng, và hóa trị hoặc xạ trị cho bệnh ác tính.

Việc chẩn đoán suy buồng trứng sớm được áp dụng cho những người phụ nữ chấm dứt kinh nguyệt trước 40 tuổi.

Đánh giá vô kinh

Hình. Sơ đồ đánh giá vô kinh. β-hCG, human chorionic gonadotropin; FSH, hormon kích nang trứng; PRL, prolactin; TSH, Hormon kích thích tuyến giáp.

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) được đặc trưng bởi sự tăng androgen trên lâm sàng hay sinh hóa (rậm lông, mụn trứng cá, hói đầu kiểu nam) kèm theo vô kinh hoặc kinh thưa. Hội chứng chuyển hóa và vô sinh thường xuất hiện; các triệu chứng này trở nên tồi tệ khi xuất hiện cùng béo phì. Rối loạn có các biểu hiện tương tự bao gồm sản xuất dư thừa androgen từ các khối u thượng thận hoặc u buồng trứng và bệnh tăng sản thượng thận bẩm sinh khởi phát ở người lớn. Cường giáp có thể liên quan đến kinh thưa hoặc vô kinh; suy giáp thường liên quan với băng huyết hơn.

Chẩn đoán

Các đánh giá lâm sàng ban đầu thận trọng bao gồm đánh giá triệu chứng của tăng androgen, xét nghiệm hCG huyết thanh hoặc nước tiểu, và nồng độ FSH huyết thanh. Dị tật giải phẫu thường được chẩn đoán bằng khám lâm sàng, mặc dù XQ vòi tử cung hoặc quan sát trực tiếp bằng soi buồng tử cung có thể được yêu cầu. Xét nghiệm karyotype nên được thực hiện khi nghi ngờ loạn sản tuyến sinh dục. Việc chẩn đoán buồng trứng đa nang được dựa trên sự cùng tồn tại của không rụng trứng mãn tính và thừa androgen, sau khi loại trừ nguyên nhân khác gây ra những tình trạng này. Trong trường hợp không biểu hiện các nguyên nhân của thiểu năng sinh dục do giảm hormon hướng sinh dục, MRI vùng tuyến yên-dưới đồi nên được thực hiện khi hormon hướng sinh dục thấp hoặc không bình thường.

Điều trị

Các bất thường ở đường ra được xử trí bằng phẫu thuật. Giảm sản xuất estrogen, cho dù từ suy buồng trứng hoặc bệnh lí vùng dưới đồi/tuyến yên, nên được điều trị bằng estrogen theo chu kỳ, hoặc trong các hình thức tránh thai đường uống hoặc estrogen liên hợp (0,625-1,25 mg/ngày đường uống) và medroxyprogesterone acetate (2,5 mg/ngày đường uống hoặc 5-10 mg trong 5 ngày cuối cùng của tháng). Buồng trứng đa nang có thể được điều trị bằng thuốc để kích thích rút ngắn khoảng cách giữa các chu kì kinh nguyệt (medroxyprogesterone acetate 5- 10 mg hoặc progesterone 200 mg mỗi ngày trong 10-14 ngày mỗi tháng, hoặc uống các thuốc tránh thai) và giảm cân, cùng với điều trị rậm lông và nếu muốn , kích rụng trứng (xem dưới đây). Người bị buồng trứng đa nang có thể có lợi khi dùng các thuốc nhạy cảm với insulin, chẳng hạn như metformin, và cần được sàng lọc bệnh đái tháo đường.

Bài viết cùng chuyên mục

Suy gan cấp: nguyên lý chẩn đoán điều trị

Vàng da đậm, rối loạn đông máu, chảy máu, suy thận, rối loạn kiềm toan, giảm glucose máu, viêm tụy cấp, suy tuần hoàn hô hấp, nhiễm trùng.

Tăng bạch cầu: nguyên lý nội khoa

Bệnh lý huyết học, bệnh bạch cầu, u lympho, hội chúng tăng sinh tủy mạn ác tính và loạn sản tủy, thiếu máu tan máu, giảm bạch cầu trung tính mạn vô căn.

Bạch cầu kinh dòng tủy: nguyên lý nội khoa

Các triệu chứng phát triển từ từ, chóng mệt, mệt mỏi, chán ăn, bụng khó chịu và cảm giác no sớm do lách to, tăng tiết mồ hôi. Thỉnh thoảng các bệnh nhân được phát hiện tình cờ dựa trên số lượng bạch cầu tăng.

Rối loạn thính giác: nguyên lý nội khoa

Chấn thương ở trước đầu, tiếp xúc với các thuốc gây độc ốc tai, tiếp xúc với tiếng ồn nghề nghiệp hoặc giải trí, hoặc tiền sử gia đình có giảm thính lực cũng quan trọng.

Các khối u ruột non

Nội soi và sinh thiết hữu dụng nhất cho các khối u ở tá tràng và đoạn gần của hỗng tràng; phương pháp khác là chụp x quang có baryt là xét nghiệm chẩn đoán tốt nhất.

Chấn thương đầu: nguyên lý nội khoa

Thay đổi tri giác kéo dài có thể do máu tụ trong nhu mô não, dưới màng nhện hay ngoài màng cứng tổn thương sợi trục lan tỏa trong chất trắng.

Nuốt nghẹn: nguyên lý nội khoa

Xem xét điều trị thử thuốc chống trào ngược, nếu không đáp ứng, theo dõi pH thực quản lưu động 24 giờ, nếu âm tính, đo áp lực thực quản có thể biết được rối loạn vận động.

Các rối loạn liên quan đến bệnh dạ dày

Bệnh nhân có thể không có triệu chứng gì hoặc có khó chịu vùng thượng vị, buồn nôn, nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen. Xác định chuẩn đoán bằng nội soi.

Tăng kali máu: nguyên lý nội khoa

Trong phần lớn các trường hợp, tăng Kali máu là do giảm bài tiết K+ ở thận. Tuy nhiên, tăng K+ nhập vào qua ăn uống có thể gây ảnh hưởng lớn đến những bệnh nhân dễ nhạy cảm.

Đau ngực: nguyên lý nội khoa

ECG quan trọng trong đánh giá ban đầu để nhanh chóng phân biệt bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên, bệnh nhân cần được điều trị tái tưới máu ngay lập tức.

Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân giai đoạn cuối đời

Chăm sóc tối ưu phụ thuộc vào một đánh giá toàn diện nhu cầu của bệnh nhân trong cả bốn lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi bệnh tật: thể chất tâm lý, xã hội, và tinh thần.

Vàng da: nguyên lý nội khoa

Bilirubin là sản phẩm thoái giáng chủ yếu của hemoglobin được giải phóng từ hồng cầu già. Đầu tiên, nó gắn vào albumin, được vận chuyển vào gan, được liên hợp với một dạng chất tan trong nước.

Viêm gan virut cấp

Viêm gan virut cấp tính là một nhiễm trùng toàn thân chủ yếu ảnh hưởng đến gan. Biểu hiện lâm sàng là mệt mỏi, buồn nôn, nôn, ỉa chảy, sốt nhẻ, tiếp theo là nước tiểu đậm màu, vàng da, gan to mềm.

Tràn dịch màng phổi: nguyên lý nội khoa

Hai phân loại chính của tràn dịch màng phổi là dịch thấm, gây nên bởi tác động toàn thân lên sự tạo thành dịch màng phổi hoặc tái hấp thu.

Vũ khí vi sinh

Các sửa đổi làm tăng ảnh hưởng có hại của chất sinh học gồm thay đổi di truyền của vi khuẩn tạo ra các vi khuẩn kháng kháng sinh, bình xịt vi phân tử, xử lý hóa chất để làm ổn định.

Sự phát triển của kháng thuốc điều trị ung thư

Trong kháng thuốc mắc phải, các khối u đáp ứng ban đầu với hóa trị sau đó xuất hiện kháng thuốc trong quá trình điều trị, thường do xuất hiện các dòng kháng thuốc trong quần thể tế bào ung thư.

Bệnh Addison: suy tuyến thượng thận

Các biểu hiện bao gồm mệt mỏi, suy nhược, chán ăn, buồn nôn và nôn, sụt cân, đau bụng, sắc tố ở da và niêm mạc, thèm muối, hạ huyết áp.

Xuất huyết tiêu hóa dưới: nguyên lý nội khoa

Chảy máu không kiểm soát hoặc kéo dài, tái xuất huyết nặng, dò động mạch chủ ruột, Trường hợp chảy máu tĩnh mạch thực quản khó điều trị, cân nhắc đặt sonde cửa chủ trong gan qua tĩnh mạch cảnh.

Chức năng đường tiêu hóa bình thường

Sự vận động của ruột già được điều hoà nhờ các nhu động tại chỗ để đẩy phân ra. Sự đi cầu được thực hiện nhờ cơ thắt trong hậu môn giãn để đáp ứng với trực tràng căng.

Chèn ép tủy sống do u tân sinh

Triệu chứng thường gặp nhất là căng đau lưng khu trú, kèm các triệu chứng về tổn thương thần kinh sau đó. MRI cấp cứu được chỉ định khi nghi ngờ chẩn đoán.

Hội chứng thận hư: nguyên lý nội khoa

Ngoài phù, biến chứng của hội chứng thận hư có thể kể đến như huyết khối tĩnh mạch và các biến cố huyết khối tắc mạch khác, nhiễm trùng, thiếu vitamin D.

Bóc tách động mạch chủ và một số bệnh lý động mạch chủ

Bóc tách động mạch chủ lên thường đi kèm với tăng huyết áp, hoại tử lớp áo giữa, hội chứng Marfan và Ehlers Danlos.

Phình động mạch chủ: nguyên lý nội khoa

Có thể thầm lặng về mặt lâm sàng, nhưng phình động mạch chủ ngực, có thể gây ra cơn đau sâu, lan tỏa, khó nuốt, khàn tiếng, ho ra máu, ho khan.

Viêm khớp dạng thấp: nguyên lý chẩn đoán và điều trị

Một bệnh đa cơ quan mạn tính không rõ nguyên nhân đặc trưng bởi viêm màng hoặt dịch dai dẳng, thường liên quan đến các khớp ngoại biên đối xứng.

Choáng váng và chóng mặt: nguyên lý nội khoa

Khi choáng váng không chắc chắn, nghiệm pháp kích thích để làm xuất hiện các triệu chứng có thể hữu ích. Nghiệm pháp Valsalva, thở nhanh, hoặc thay đổi sang tư thế đứng có thể làm xuất hiện choáng váng.