- Trang chủ
- Phác đồ - Test
- Nguyên lý y học nội khoa
- Viêm xoang cấp tính: nguyên lý nội khoa
Viêm xoang cấp tính: nguyên lý nội khoa
Rất khó để phân biệt viêm xoang do virus hay vi khuẩn trên lâm sàng, mặc dù nguyên nhân do virus thường gặp nhiều hơn so với vi khuẩn.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Viêm mũi xoang là một tình trạng viêm phổ biến nhất liên quan đến các xoang hàm trên; tiếp theo, theo thứ tự hay gặp, là các xoang sàng, xoang trán và xoang bướm.
Viêm xoang chiếm hàng triệu lượt khám để bác sĩ điều trị mỗi năm và là chẩn đoán phổ biến nhất đứng thứ năm mà kháng sinh được kê đơn.
Định nghĩa
Viêm xoang trong khoảng thời gian < 4 tuần.
Nguyên nhân
Các nguyên nhân nhiễm trùng và không nhiễm trùng dẫn đến tắc nghẽn xoang và giữ lại các chất nhầy.
Nguyên nhân nhiễm trùng bao gồm do virus (ví dụ, rhinovirus, virus parainfluenza, virus cúm) và vi khuẩn [ví dụ, S. pneumoniae, Haemophilus influenzae nontypable, và (ở trẻ em) Moraxella catarrhalis].
Trong trường hợp suy giảm miễn dịch, nấm (ví dụ, Rhizopus, Mucor, Aspergillus và thỉnh thoảng) có thể là nguyên nhân.
Trường hợp nhiễm trùng bệnh viện thường do nhiều vi khuẩn và liên quan đến Staphylococcus aureus và trực khuẩn gram âm.
Nguyên nhân không do nhiễm trùng bao gồm viêm mũi dị ứng, chấn thương khí áp, và tiếp xúc với hóa chất gây kích thích.
Biểu hiện lâm sàng
Biểu hiện thường gặp gồm chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau mặt hoặc nặng mặt và đau đầu.
Đau răng và hôi miệng có thể là viêm xoang do vi khuẩn.
Đau ở từng vị trí xoang liên quan và thường đau tăng hơn khi cúi hoặc là nằm ngửa.
Viêm xoang trán tiến triển có thể xuất hiện “khối sưng phồng Pott”: sưng và phù nề trên nền xương trán vì có áp xe dưới màng xương.
Biến chứng đe dọa tính mạng gồm viêm màng não, áp xe ngoài màng cứng, và áp xe não.
Chẩn đoán
Rất khó để phân biệt viêm xoang do virus hay vi khuẩn trên lâm sàng, mặc dù nguyên nhân do virus thường gặp nhiều hơn so với vi khuẩn.
Chỉ có 40 - 50% trường hợp có các triệu chứng kéo dài > 10 ngày, chảy nước mũi mủ, tắc mũi, và đau mặt là bị viêm xoang do vi khuẩn.
Nếu viêm xoang do nấm cần phải cân nhắc, sinh thiết các vị trí có liên quan phải được thực hiện.
Trừ những trường hợp nằm viện, CT xoang hoặc chụp X quang không khuyến cáo cho viêm xoang cấp tính. Viêm xoang phải nằm viện nên được khẳng định bằng CT xoang, và hút xoang để cấy vi khuẩn và kháng sinh đồ (lý tưởng trước khi điều trị kháng sinh).
Điều trị viêm xoang cấp tính
Hầu hết các trường hợp cải thiện mà không cần điều trị kháng sinh.
Đối với các trường hợp nhẹ và vừa, điều trị nên tập trung vào giảm triệu chứng và tạo thuận lợi cho dẫn lưu xoang (ví dụ, thuốc thông mũi uống và xịt, nước muối rửa mũi).
Các trường hợp không cải thiện sau 10 ngày hoặc có biểu hiện bệnh nặng lên cần điều trị kháng sinh.
Trên 10% các trường hợp không đáp ứng với điều trị kháng sinh ban đầu; hội chẩn với bác sĩ tai-mũi-họng thì có thể dẫn lưu xoang và / hoặc rửa xoang được xem xét trong những trường hợp này.
Phẫu thuật cần được xem xét với những trường hợp bệnh nặng, biến chứng nội sọ, hoặc viêm xoang do nấm xâm lấn.
Bài viết cùng chuyên mục
Phù: nguyên lý nội khoa
Giới hạn ở một cơ quan đặc biệt hoặc giường mạch máu, dễ dàng phân biệt được với phù toàn thân, Phù một bên chi thường do tắc tĩnh mạch hoặc mạch bạch huyết
Bệnh thừa sắt: nguyên lý chẩn đoán điều trị
Các triệu chứng sớm bao gồm suy nhược, mệt mỏi, giảm cân, da màu đồng hoặc đậm hơn, đau bụng, và mất ham muốn tình dục.
Ngất: nguyên lý nội khoa
Các rối loạn khác phải được phân biệt với ngất, bao gồm động kinh, thiếu máu động mạch sống nền, hạ oxy máu, và hạ đường huyết.
Bệnh bướu cổ không độc: nguyên lý chẩn đoán và điều trị
Bướu giáp dưới xương ức có thể cản trở phía trên ngực và nên đánh giá với các phép đo lưu lượng hô hấp và CT hoặc MRI ở bệnh nhân có dấu hiệu hoặc triệu chứng.
Áp xe phổi: nguyên lý nội khoa
Các mẫu đờm có thể được nuôi cấy để phát hiện ra vi khuẩn hiếu khí nhưng lại có độ tin cậy không cao trong nuôi cấy vi khuẩn kỵ khí.
Vũ khí vi sinh
Các sửa đổi làm tăng ảnh hưởng có hại của chất sinh học gồm thay đổi di truyền của vi khuẩn tạo ra các vi khuẩn kháng kháng sinh, bình xịt vi phân tử, xử lý hóa chất để làm ổn định.
Hội chứng chuyển hoá: nguyên lý nội khoa
Sự gia tăng các chất chuyển hoá của acid béo nội bào góp phần vào sự đề kháng insulin bằng cách hạn chế con đường tín hiệu insulin và gây tích tụ triglycerides ở xương.
Viêm phổi: nguyên lý nội khoa
Trước khi có những biểu hiện lâm sàng, kích thước của vi sinh vật phải lớn hơn khả năng thực bào của đại thực bào và các thành phần khác của hệ miễn dịch.
Bệnh sỏi thận: nguyên lý nội khoa
Sỏi bể thận có thể không có triệu chứng hoặc gây đái máu đơn thuần, tắc nghẽn có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào dọc theo đường tiết niệu.
Ung thư phổi: nguyên lý nội khoa
Khối u trung tâm nội phế quản gây ho, ho ra máu, khò khè, khó thở, viêm phổ. Tổn thương ngoại biên gây đau, ho, khó thở, triệu chứng của áp xe phổi bắt nguồn từ khối chiếm chỗ.
Bạch cầu cấp thể lympho/u lympho: nguyên lý nội khoa
Điều trị tích cực gắn với độc tính cao liên quan đến nền suy giảm miễn dịch. Glucocorticoid làm giảm tình trạng tăng canxi máu. Khối u có đáp ứng với điều trị nhưng thường trong thời gian ngắn.
Viêm họng cấp: nguyên lý nội khoa
Điều trị kháng sinh cho bệnh nhân nhiễm GAS và được khuyến cáo để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh sốt thấp khớp. Điều trị triệu chứng của viêm họng do virus thường là đủ.
Viêm túi mật mãn: nguyên lý nội khoa
Có thể không có triệu chứng trong nhiều năm, có thể tiến triển thành bệnh túi mật hoặc viêm túi mật cấp, hoặc xuất hiện biến chứng.
Bệnh lupus ban đỏ hệ thống: nguyên lý chẩn đoán điều trị
Bệnh không rõ nguyên nhân trong đó các mô và tế bào trải qua tổn thương trung gian bởi các phức hợp miễn dịch và tự kháng thể gắn ở mô.
Bệnh gout: nguyên lý chẩn đoán và điều trị
Bệnh gout cấp có thể bởi chế độ ăn uống dư thừa, chấn thương, phẫu thuật, uống quá nhiều ethanol, điều trị giảm axit uric máu.
Nhiễm phóng xạ cấp
Tương tác phóng xạ với hạt nhân có thể gây ion hóa và hình thành các gốc tự do gây tổn thương mô do phá vỡ liên kết hóa học và cấu trúc phân tử, bao gồm DNA.
Rối loạn nhịp nhanh: nguyên lý nội khoa
Loạn nhịp với phức bộ QRS rộng có thể gợi ý nhịp nhanh thất hoặc nhịp nhanh trên thất với dẫn truyền rối loạn. Các yếu tố thúc đẩy nhịp nhanh thất bao gồm.
Động kinh: nguyên lý nội khoa
Các nguyên nhân chủ yếu của GCSE là không sử dụng đúng hoặc cai thuốc chống động kinh, các rối loạn chuyển hóa, ngộ độc thuốc, nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương.
Phối hợp vận động và tư thế dáng bộ
Đánh giá cử động thay đổi nhanh của ngón tay, ngón chân, nghiệm pháp ngón tay chạm mũi, Quan sát bệnh nhân khi họ đi trên đường thẳng.
Viêm gan do thuốc và nhiễm độc
Liều và thời điểm khởi phát có thể thay đổi; một số nhỏ bệnh nhân phơi nhiễm bị ảnh hưởng, có thể sốt, phán ban, đau khớp, rối loạn bạch cầu ưa acid.
Tiếp cận bệnh nhân chèn ép tủy sống
Trên những bệnh nhân có triệu chứng tuỷ sống, bước đầu tiên là loại trừ chèn ép do khối u có thể điều trị được. Bệnh lý chèn ép thường có các dấu hiệu cảnh báo.
Bệnh Wilson: nguyên lý chẩn đoán điều trị
Tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán là mức độ đồng cao khi sinh thiết gan, Xét nghiệm di truyền thường không được làm vì rất nhiều loại đột biến.
Hội chứng SIADH ở bệnh nhân ung thư
Do hoạt động của hormon chống bài niệu vasopressin arginine được sản xuất bởi những khối u nhất định đặc biệt ung thư phổi tế bào nhỏ, SIADH đặc trưng bới hạ natri máu.
Thuyên tắc phổi và huyết khối tĩnh mạch sâu
Huyết khối tĩnh mạch sâu thường có biểu hiện khó chịu tăng dần ở bắp chân. Đối với thuyên tắc phổi, khó thở là triệu chứng hay gặp nhất.
Bệnh khí ép
Phần lớn xuất hiện các biểu hiện nhẹ đau, mệt mỏi, biểu hiện thần kinh nhẹ như dị cảm. Biểu hiện hô hấp và tim mạch có thể đe doạ sự sống như khó thở, đau ngực, loạn nhịp tim.