Viêm thực quản: nguyên lý nội khoa

2018-02-11 06:08 PM

Bệnh thường tự giới hạn ở bệnh nhân có hệ miễn dịch bình thường; lidocaine dạng thạch có thể làm giảm đau, ở những bệnh nhân bệnh kéo dài và suy giảm miễn dịch.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Viêm thực quản do virut

Nhận định chung

Herpesviruses I và II, varicella-zoster virus, và cytomegalovirus (CMV) có thể gây viêm thực quản; đặc biệt thường gặp ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch (vd, AIDS). Nuốt đau, nuốt khó, sốt và chảy máu là những triệu chứng và dấu chứng.

Chẩn đoán dựa vào nội soi kèm sinh thiết, chải rửa tế bào làm xét nghiệm tế bào học, nuôi cấy.

Điều trị viêm thực quản do virus

Bệnh thường tự giới hạn ở bệnh nhân có hệ miễn dịch bình thường; lidocaine dạng thạch có thể làm giảm đau; ở những bệnh nhân bệnh kéo dài và suy giảm miễn dịch, điều trị viêm thực quản do herpes và varicella bằng acyclovir 5-10 mg/kg đường tĩnh mạch mỗi 8 giờ trong 10-14 ngày, sau đó 200-400 mg uống 5 lần/ngày trong 1 tuần hoặc valacyclovir 1 g uống 3 lần/ngày trong 7 ngày.

Điều trị CMV bằng ganciclovir 5 mg/kg đường tĩnh mạch mỗi 12 giờ, cho đến khi lành, điều này có thể kéo dài nhiều tuần. Valganciclovir uống (900 mg 2 lần/ngày) là một cách điều trị ngoài đường ruột thay thế hiệu quả. Nếu không đáp ứng, foscarnet 90 mg/kg đường tĩnh mạch mỗi 12 giờ trong 21 ngày có thể hiệu quả

Viêm thực quản do Candida

Nhận định chung

Ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch, hoặc những người có bệnh mạn tính, đái tháo đường, suy tuyến cận giáp, bệnh lý hemoglobin, lupus ban đỏ hệ thống, tổn thương ăn mòn thực quản, nhiễm nấm Candida thực quản có thể có biểu hiện nuốt đau, nuốt khó và đóng bợn ở miệng (50%). Chẩn đoán dựa vào nội soi để tìm các mảng vàng-trắng bở hoặc nốt trên nền niêm mạc đỏ. Các đặc tính có thể quan sát được khi nhuộm KOH. Ở bệnh nhân bị AIDS, sự tiến triển của các triệu chứng có thể cần thiết thử nghiệm điều trị theo kinh nghiệm.

Điều trị viêm thực quản do nấm Candida

Nystatin uống (100,000 U/mL) 5 mL mỗi 6 giờ, hoặc clotrimazole viên nén 10mg mỗi 6 giờ có hiệu quả. Ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch, fluconazole 200 mg uống trong ngày 1 sau đó 100 mg hằng ngày trong 1-2 tuần, là điều trị được lựa chọn; các thuốc thay thế gồm itraconazole 200 mg đường uống 2 lần/ngày, hoặc ketoconazole 200-400 mg uống hằng ngày; thường cần phải duy trì điều trị lâu dài. bệnh nhân kém đáp ứng điều trị có thể cần liều fluconazole cao hơn (400 mg/ngày) hoặc amphotericin, 10-15 mg đường tĩnh mạch mỗi 6 giờ với một liều tổng là 300-500 mg.

Viêm thực quản do thuốc

Nhận định chung

Doxycycline, tetracycline, aspirin, thuốc kháng viêm không steroid, KCl, quinidine, sắt sulfate, clindamycin, alprenolol, và alendronate có thể gây viêm khu trú ở vùng thực quản. Các yếu tố thúc đẩy là nằm ngay sau khi uống thuốc với một ngụm nước nhỏ và các yếu tố giải phẫu ảnh hưởng đến thực quản và nuốt chậm hơn.

Điều trị viêm thực quản do thuốc

Ngưng sử dụng các thuốc trên, dùng thuốc kháng acid và làm giãn bất kì chỗ hẹp nào.

Viêm thực quản tăng bạch cầu ái toan

Viêm niêm mạc kèm tăng bạch cầu ái toan và xơ hoá dưới niêm mạc thường đặc biệt gặp ở bệnh nhân dị ứng thức ăn. Chẩn đoán dựa vào sự hiện diện các triệu chứng của viêm thực quản cùng với kết quả sinh thiết thực quản phù hợp. Eotaxin 3, một chemokine của bạch cầu ái toan, được cho là liên quan đến bệnh. Nồng độ IL-5 và TARC (chemokine tuyến ức và điều khiển hoạt hoá) có thể tăng. Liệu trình điều trị trong 12 tuần là uống fluticasone (440 μg 2 lần/ngày), sử dụng bình xịt định liều.

Nguyên nhân khác gây viêm thực quản ở bệnh nhân AIDS

Mycobacteria, Cryptosporidium, Pneumocystis, loét thực quản vô căn, và loét khổng lồ (tác dụng trên tế bào của HIV) có thể xảy ra. Loét có thể đáp ứng với glucocorticoid toàn thân.

Bài viết cùng chuyên mục

Truyền các thành phần của huyết tương: nguyên lý nội khoa

Sau khi điều trị bằng những tác nhân hóa trị và yếu tố kích thích dòng bạch cầu hạt đại thực bào, tế bào gốc tạo máu được huy động từ tủy vào máu ngoại vi.

Các dạng phơi nhiễm phóng xạ hạt nhân

Vải và da thường có thể ngăn cản được hạt nhân alpha xâm nhập vào cơ thể. Nếu hạt alpha vào trong cơ thể, chúng gây tổn thương tế bào nghiêm trọng.

Các polyp đại tràng: nguyên lý nội khoa

Lan tỏa các polyp tuyến toàn bộ đại tràng lên tới vài nghìn polyp di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường cùng với sự mất đoạn trong gen đa polyp tuyến trên nhiễm sắc thể số 5

Chèn ép tủy sống ở bệnh nhân ung thư

U tủy sống nguyên phát hiếm gặp, và chèn ép tủy là triệu chứng thường gặp do di căn ngoài màng cứng từ khối u liên quan thân đốt sống, đặc biệt là tiền liệt tuyến, phổi, vú.

Xơ vữa động mạch ngoại vi: nguyên lý nội khoa

Đo áp lực và siêu âm Doppler mạch ngoại vi trước và trong khi hoạt động nhằm định vị chỗ hẹp, chụp cộng hưởng từ mạch máu, chụp CT mạch máu.

Các rối loạn toan kiềm hỗn hợp: nguyên lý nội khoa

Hồi sức thể tích của những bệnh nhân có DKA thường sẽ làm tăng độ lọc cầu thận và thận sẽ bài tiết nước tiết chứa ceton, kết quả là giảm AG xảy ra mà không có nhiễm toan AG bình thường xuất hiện.

Nhiễm toan và nhiễm kiềm hô hấp: nguyên lý nội khoa

Mục tiêu là cải thiện tình trạng thông khí bằng cách thông thoáng phổi và giảm tình trạng co thắt phế quản. Đặt nội khí quản hoặc thở chế độ NPPV được chỉ định trong trường hợp cấp nặng.

Biến chứng nhồi máu cơ tim ST chênh lên

Vỡ vách liên thất và hở van hai lá cấp do thiếu máu, nhồi máu cơ nhú xảy ra trong tuần đầu tiên sau nhồi máu và có đặc điểm là suy tim sung huyết cấp với âm thổi mới xuất hiện.

Liệt mặt: thần kinh mặt (VII)

Tổn thương thần kinh ngoại biên với phục hồi không hoàn toàn có thể tạo những đợt co thắt của các cơ bị ảnh hưởng.

Nhận định rối loạn acid base

Để giới hạn thay đổi pH, rối loạn chuyển hóa sẽ được bù trừ ngay lập tức trong hệ thống; bù trừ qua thận trong rối loạn hô hấp thì thường chậm hơn.

Say độ cao: nguyên lý nội khoa

Bệnh não có đặc điểm nổi bật là thất điều và thay đổi ý thức kèm tổn thương não lan tỏa nhưng nói chung không có dấu hiệu thần kinh khu trú.

Ghép thận: nguyên lý nội khoa

Tạng ghép của người sống cho kết quả tốt nhất, phần vì tối ưu hóa sự liên kết các mô và phần vì thời gian đợi chờ có thể giảm đến mức tối thiểu.

Mê sảng: nguyên lý nội khoa

Cách tiếp cận hiệu quả nhất để đánh giá mê sảng cho phép bệnh sử và khám lâm sàng định hướng cận lâm sàng. Không có trình tự đơn giản nào phù hợp với tất cả các bệnh nhân.

Suy tim: nguyên lý nội khoa

X quang ngực có thể thấy tim to, tái phân phối tuần hoàn phổi, đường Kerley B, tràn dịch màng phổi. Rối loạn chức năng co bóp và tâm trương thất trái có thể tiếp cận bằng siêu âm tim Doppler.

Sỏi mật: nguyên lý nội khoa

Phần lớn sỏi mật phát triển thầm lặng nghĩa là bệnh nhân không có biểu hiện triệu chứng gì. Triệu chứng xuất hiện khi sỏi gây viêm hoặc tắc ống túi mật hoặc ống mật chủ.

Nhiễm trùng huyết mà không có ổ nhiễm trùng rõ ràng

Bệnh Tularemia và bệnh dịch hạch có thể gây ra hôi chứng thương hàn hoặc nhiễm trùng huyết với tỷ lệ tử vong khoảng 30 phần trăm và nên được nghĩ đến khi có yếu tố dịch tễ.

Chọc dò tủy sống: nguyên lý nội khoa

Với bất kì tư thế nào, người bệnh đều phải gập người càng nhiều thì càng tốt. Ở tư thế nằm nghiêng, bệnh nhân gập người sao cho đầu gối chạm vào bụng như tư thế của thai nhi.

Đau và sưng các khớp: nguyên lý nội khoa

Sưng đau các khớp có thể là những biểu hiện của những rối loạn tác động một cách nguyên phát lên hệ cơ xương khớp hoặc có thể phản ánh bệnh toàn thân.

Bệnh lý tĩnh mạch và bạch huyết

DVT có thể phòng bằng cách đi lại sớm sau phẫu thuật hoặc heparin khối lượng phân tử liều thấp trong quá trình nằm giường bệnh kéo dài.

Bệnh Wilson: nguyên lý chẩn đoán điều trị

Tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán là mức độ đồng cao khi sinh thiết gan, Xét nghiệm di truyền thường không được làm vì rất nhiều loại đột biến.

Nhiễm khuẩn tiết niệu: nguyên lý nội khoa

Yếu tố nguy cơ của viêm bàng quang cấp gồm sử dụng màng ngăn diệt tinh trùng gần đây, quan hệ tình dục thường xuyên, tiền sử nhiễm trùng tiết niệu.

Khám phản xạ: nguyên lý chẩn đoán điều trị

Trong vài trường hợp, test này sẽ dạng các ngón còn lại và mức độ gấp thay đổi ở khớp cổ chân, kheo và háng.

Xuất huyết tiêu hóa dưới: nguyên lý nội khoa

Chảy máu không kiểm soát hoặc kéo dài, tái xuất huyết nặng, dò động mạch chủ ruột, Trường hợp chảy máu tĩnh mạch thực quản khó điều trị, cân nhắc đặt sonde cửa chủ trong gan qua tĩnh mạch cảnh.

Chứng nito huyết: nguyên lý nội khoa

Khi suy thận nặng, triệu chứng thiếu máu có thể tiến triển dẫn đến một hoặc nhiều các triệu chứng sau, chán ăn, mất vị giác, nôn, buồn nôn, hôn mê, lơ mơ, run vỗ cánh, viêm màng phổi.

Đau vùng chậu: rối loạn hệ sinh sản nữ giới

Xác định liệu rằng cơn đau là cấp tính hay mãn tính, liên tục hay co thắt từng đợt, và theo chu kỳ hay không theo chu kỳ sẽ giúp chỉ định thêm các xét nghiệm.