- Trang chủ
- Phác đồ - Test
- Nguyên lý y học nội khoa
- Viêm tai giữa: nguyên lý nội khoa
Viêm tai giữa: nguyên lý nội khoa
Hầu hết các trường hợp nhẹ đến trung bình khỏi bệnh trong vòng 1 tuần mà không cần điều trị đặc hiệu, giảm các triệu chứng bằng các thuốc giảm đau.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Rối loạn chức năng ống Eustachia, thường liên quan đến nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, gây viêm với chất tiết vô khuẩn. Bội nhiễm virus hoặc vi khuẩn thường xảy ra.
Viêm tai giữa cấp tính
Thường xuất hiện sau nhiễm khuẩn đường hô hấp trên do virus, có thể trực tiếp gây ra viêm tai giữa do virus hoặc dẫn đến các viêm tai giữa do vi khuẩn.
Nguyên nhân
Phân lập S. pneumoniae lên đến 35% các trường hợp; H. influenzae và M. catarrhalis không điển hình là nguyên nhân phổ biến khác của viêm tai giữa do vi khuẩn. Mối quan tâm ngày càng tăng về S. aureus kháng methicillin mắc phải ở cộng đồng (MRSA) là một tác nhân gây bệnh mới nổi. Chỉ virus (ví dụ, RSV, virus cúm, rhinovirus, enterovirus) gây bệnh hoặc kết hợp với vi khuẩn lên đến 40% các trường hợp.
Biểu hiện lâm sàng
Màng nhĩ không di động, có ban đỏ, phồng lên, hoặc co rút lại và có thể bị thủng tự nhiên.
Những dấu hiệu khác có thể bao gồm đau tai, chảy nước tai, giảm thính lực, sốt và khó chịu.
Khi chỉ có ban đỏ ở màng nhĩ sẽ không đặc hiệu vì trong viêm tai giữa cấp thường kết hợp triệu chứng của viêm đường hô hấp trên.
Điều trị
Hầu hết các trường hợp nhẹ đến trung bình khỏi bệnh trong vòng 1 tuần mà không cần điều trị đặc hiệu. Giảm các triệu chứng bằng các thuốc giảm đau và kháng viêm không steroid thường là đủ.
Kháng sinh dự phòng và can thiệp phẫu thuật có ít lợi ích trong viêm tai giữa cấp tính tái phát.
Viêm tai giữa xuất tiết
Còn được gọi là viêm tai giữa tiết dịch, tình trạng này có thể kéo dài nhiều tuần (ví dụ, tràn dịch cấp tính) hoặc nhiều tháng tháng (ví dụ, sau một giai đoạn của viêm tai giữa cấp tính) mà không có dấu hiệu nhiễm trùng và kết hợp với mất thính lực đáng kể ở tai bị ảnh hưởng.
Đa số các trường hợp khỏi tự nhiên trong vòng 3 tháng mà không cần điều trị kháng sinh.
Điều trị kháng sinh hoặc chọc màng nhĩ với ống tympanostomy cho các trường hợp tràn dịch hai bên đã kéo dài trong ít nhất 3 tháng và bị mất thính lực hai bên.
Viêm tai giữa mãn tính
Chảy mủ tai tái phát hoặc dai dẳng có thủng nhĩ màng, thường liên quan đến điếc dẫn truyền - Viêm tai giữa mãn tính không hoạt động, đặc trưng bởi một lỗ thủng ở trung tâm của màng nhĩ, được điều trị bằng các đợt nhỏ giọt kháng sinh tại chỗ trong suốt thời gian dẫn lưu.
Viêm tai giữa mãn tính hoạt động liên quan đến việc hình thành cholesteatoma nhiều và cuối cùng dẫn đến mòn xương, viêm màng não, và áp xe não; điều trị phẫu thuật là cần thiết.
Viêm xương chũm
Tích tụ chất tiết mủ trong tế bào khí chũm làm mòn xung quanh xương và gây ra như ổ áp xe - Các trường hợp bị đau, ban đỏ, và sưng phồng mỏm chũm làm biến dạng loa tai cùng với các dấu hiệu và triệu chứng của viêm tai giữa.
Biến chứng hiếm gặp bao gồm áp xe dưới màng xương, áp xe cổ sâu, huyết khối nhiễm khuẩn xoang bên.
Kháng sinh phổ rộng theo kinh nghiệm, tiêm truyền kháng sinh theo phác đồ khi kết quả cấy S. pneumoniae, H. influenzae và M. catarrhalis đã có; cắt xương chũm được chỉ định cho các trường hợp phức tạp hoặc những trường hợp điều trị nội khoa nội khoa thất bại.
Bài viết cùng chuyên mục
Tiêu chảy: nguyên lý nội khoa
Các chất tan không được hấp thu làm tăng áp suất thẩm thấu trong lòng ruột, gây kéo nước tràn vào lòng ruột; thường giảm khi nhịn ăn; khoảng trống nồng độ osmol trong phân.
Bệnh não do thiếu máu cục bộ
Khám lâm sàng tại nhiều thời điểm khác nhau sau chấn thương giúp đánh giá tiên lượng. Tiên lượng tốt hơn trên những bệnh nhân còn nguyên chức năng thân não.
Thiếu máu do rối loạn quá trình hồng cầu trưởng thành
Là các hậu quả hoặc do sai sót tổng hợp hemoglobin, dẫn đến các khiếm khuyết của tế bào chất trưởng thành và hồng cầu nhỏ, khá rỗng, hoặc do sao chép DNA chậm bất thường.
Viêm bàng quang kẽ: nguyên lý nội khoa
Không giống như đau vùng chậu phát sinh từ các nguồn khác, đau do viêm bàng quang kẽ càng trầm trọng hơn khi đổ đầy bàng quang, và giảm khi bàng quang rỗng.
Đánh giá xác định nguyên nhân đột quỵ
Khám lâm sàng nên tập trung vào hệ thống mạch máu ngoại biên và mạch máu vùng cổ. Xét nghiệm thường quy gồm X quang ngực và ECG, tổng phân tích nước tiểu.
Sinh lý bệnh cơ quan dẫn truyền cảm giác đau
Tác nhân thay đổi cảm nhận đau hoạt động bằng cách giảm viêm ở mô, can thiệp vào con đường dẫn truyền đau, hoặc làm dịu thần kinh.
Mất thị lực cấp và nhìn đôi
Một điểm mù chỉ giới hạn ở một mắt được gây ra bởi tổn thương phía trước ảnh hưởng đến thần kinh thị giác hoặc nhãn cầu, phương pháp dùng đèn đưa qua đưa lại có thể cho thấy.
Xét nghiệm tiêu bản máu ngoại vi
Hồng cầu đa kích thước-kích thước hồng cầu không đều nhau, các tế bào khổng lồ là hậu quả của quá trình tổng hợp DNA từ tiền thân hồng cầu bị chậm lại do thiếu folate hoặc vitamin B12.
Hôn mê: nguyên lý nội khoa
Những vấn đề hô hấp và tim mạch cấp tính nên được chú trọng trước khi đánh giá thần kinh. Các dấu hiệu thần kinh nên được đánh giá và khởi đầu hỗ trợ thích hợp.
Sự phát triển của kháng thuốc điều trị ung thư
Trong kháng thuốc mắc phải, các khối u đáp ứng ban đầu với hóa trị sau đó xuất hiện kháng thuốc trong quá trình điều trị, thường do xuất hiện các dòng kháng thuốc trong quần thể tế bào ung thư.
Tiếp cận bệnh nhân sốc: nguyên lý nội khoa
Mặc dù hạ huyết áp thì thường thấy được trong sốc, nhưng không có một ngưỡng huyết áp riêng nào để xác định được sốc. Sốc có thể là do giảm lưu lượng máu.
Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân giai đoạn cuối đời
Chăm sóc tối ưu phụ thuộc vào một đánh giá toàn diện nhu cầu của bệnh nhân trong cả bốn lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi bệnh tật: thể chất tâm lý, xã hội, và tinh thần.
Hạ và tăng magie máu: nguyên lý chẩn đoán điều trị
Giảm Mg huyết thường do những rối loạn ở thận hoặc phân phối Mg ở ruột và được phân loại như nguyên phát hoặc thứ phát.
Các phương pháp chẩn đoán bổ trợ bệnh da
Có ích cho việc phát hiện nấm ngoài da hoặc nấm men. Vảy da được lấy từ rìa của tổn thương bằng cách cạo nhẹ nhàng bằng bản kính mang mẫu ở kính hiển vi hoặc một lưỡi dao.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD): nguyên lý nội khoa
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh tiến triển, tuy nghiên, tốc độ giảm chức năng phổi thường sẽ chậm đáng kể nếu ngừng hút thuốc.
Xuất huyết tiêu hóa dưới: nguyên lý nội khoa
Chảy máu không kiểm soát hoặc kéo dài, tái xuất huyết nặng, dò động mạch chủ ruột, Trường hợp chảy máu tĩnh mạch thực quản khó điều trị, cân nhắc đặt sonde cửa chủ trong gan qua tĩnh mạch cảnh.
Động vật hữu nhũ cắn
Điều trị nâng đỡ đối với uốn ván trên bệnh nhân được chủng ngừa trước đó nhưng không kéo dài trong vòng 5 năm nên được cân nhắc, vì vậy nên chủng ngừa nguyên phát.
Hội chứng rối loạn tăng sinh tủy: nguyên lý nội khoa
Bệnh nhân được kiểm soát hiệu quả bằng trích máu tĩnh mạch. Một số bệnh nhân cần cắt lách để kiểm soát triệu chứng và một số bệnh nhân ngứa nặng được điều trị hiệu quả bằng psoralens và tia UV.
Bệnh lắng đọng canxi pyrophosphat dihydrat (CPPD): bệnh giả gout
Các tinh thể được cho rằng không hình thành từ dịch khớp mà có thể rơi từ sụn khớp vào trong khe khớp, nơi chúng bị thực bào bởi các bạch cầu đa nhân trung tính.
Đau hay tê mặt: thần kinh sinh ba (V)
Cần phải phân biệt các hình thức đau mặt phát sinh từ bệnh ở hàm, răng, hay xoang, nguyên nhân ít gặp gồm herpes zoster hay khối u.
Lọc máu thận nhân tạo và lọc màng bụng
Tuy nhiên, chỉ định lọc máu sớm cho bệnh nhân, từ trước cho đến khi có các dấu hiệu lâm sàng, không củng cố được kết quả của bệnh thận giai đoạn cuối.
Nhiễm khuẩn tiết niệu: nguyên lý nội khoa
Yếu tố nguy cơ của viêm bàng quang cấp gồm sử dụng màng ngăn diệt tinh trùng gần đây, quan hệ tình dục thường xuyên, tiền sử nhiễm trùng tiết niệu.
Tăng calci máu ở bệnh nhân ung thư
Giảm albumin máu liên quan đến bệnh lý ác tính có thể làm triệu chứng nặng hơn tùy theo nồng độ canxi huyết thanh vì càng nhiều canxi sẽ làm tăng lượng canxi tự do hơn lượng gắn kết với protein.
Phương pháp khám và vị trí thần kinh
Dữ liệu lâm sàng có được từ khám thần kinh cộng với bệnh sử chi tiết giúp biết được vị trí giải phẫu mà giải thích tốt nhất những dấu chứng lâm sàng.
Chọc dò tủy sống: nguyên lý nội khoa
Với bất kì tư thế nào, người bệnh đều phải gập người càng nhiều thì càng tốt. Ở tư thế nằm nghiêng, bệnh nhân gập người sao cho đầu gối chạm vào bụng như tư thế của thai nhi.