Ung thư cổ tử cung: nguyên lý nội khoa

2018-03-01 10:16 AM

Phụ nữ nên bắt đầu sàng lọc khi họ bắt đầu quan hệ tình dục hoặc ở độ tuổi 20. Sau hai lần liên tiếp xét nghiệm Pap smears âm tính trong một năm, xét nghiệm nên được làm lại mỗi 3 năm.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Dịch tễ học ung thư cổ tử cung

Ở Mỹ có khoảng 12,120 ca ung thư xâm lấn cổ tử cung được chẩn đoán mỗi năm và 50,000 ca ung thư tại chỗ được phát hiện bằng phương pháp sàng lọc Pap smear. Ung thư cổ tử cung làm chết 4220 phụ nữ mỗi năm, 85% trong số họ không bao giờ qua xét nghiệm Pap smear. Đây là nguyên nhân gây bệnh chủ yếu ở các nước kém phát triển và thường gặp trong nhóm có kinh tế - xã hội thấp hơn, ở phụ nữ có hoạt động tình dục sớm và/hoặc quan hệ tình dục với nhiều người khác nhau và những người hút thuốc. Virus HPV typ 16 và 18 là các loại chủ yếu gây ung thư cổ tử cung. Virus tấn công vào trạm kiểm soát G1 của chu kì tế bào; protein E7 của nó gắn và ức chế hoạt động protein Rb, và E6 gây sự thoái hóa gen p53.

Sàng lọc ung thư cổ tử cung

Phụ nữ nên bắt đầu sàng lọc khi họ bắt đầu quan hệ tình dục hoặc ở độ tuổi 20. Sau hai lần liên tiếp xét nghiệm Pap smears âm tính trong một năm, xét nghiệm nên được làm lại mỗi 3 năm. Khi xét nhiệm bất thường cần phải sinh thiết cổ tử cung, thường là soi qua âm đạo, kèm theo rửa cổ tử cung bằng acetic acid 3%, quan sát vùng bất thường như là khu vực màu trắng. Nếu có bằng chứng của ung thư tại chỗ, sinh thiết hình nón được thực hiện, nhằm mục đích chữa bệnh.

Phòng bệnh ung thư cổ tử cung

Phụ nữ và trẻ em tuổi từ 9-26 nên cân nhắc tiêm vắc xin Gardasil để ngăn chặn nhiễm 2 loại virus (16 và 18), đây là nguyên nhân chiếm 70% gây nên ung thư cổ tử cung ở Mỹ.

Biểu hiện lâm sàng ung thư cổ tử cung

Bệnh nhân có biểu hiện chảy máu bất thường hoặc chảy máu sau quan hệ hoặc đa kinh kéo dài hoặc chảy máu giữa các kì kinh. Xuất tiết âm đạo, đau lưng dưới, và các triệu chứng đường tiết niệu có thể biểu hiện.

Giai đoạn ung thư cổ tử cung

Giai đoạn bệnh liên quan đến lâm sàng và gồm có khám khung chậu qua gây mê bằng soi bàng quang và soi trực tràng. X quang ngực, X quang hệ tiết niệu bằng đường tĩnh mạch và CT ổ bụng được sử dụng để phát hiện sự di căn. Hệ thống các giai đoạn và tác động của nó để tiên lượng được chỉ ra ở Bảng. Khoảng 47% bệnh nhân giai đoạn I, 28% giai đoạn II, 21% giai đoạn III, và 4% giai đoạn IV.

Điều trị ung thư cổ tử cung

Ung thư tại chỗ được điều trị bằng sinh thiết hình nón. Giai đoạn I của bệnh nên được điều trị bằng cắt toàn bộ tử cung hoặc xạ trị. Giai đoạn II–IV thường được điều trị bằng xạ trị, thường tiến hành bằng xạ áp sát hoặc xạ trị ngoài, hoặc kết hợp cả hai. Phẫu thuật khung chậu thường ít được sử dụng để kiểm soát bệnh, đặc biệt là bệnh dễ tái phát hoặc dai dẳng. Phụ nữa giai đoạn cao (IIB - IVA) thường kết hợp hóa trị và xạ trị. Hóa trị hoạt động như một thuốc làm cho các tế bào khối u nhạy cảm với bức xạ trị liệu. Hydroxyurea, 5-fluorouracil (5FU), và cisplatin được chỉ ra là có kết quả triển vọng khi kết hợp với xạ trị.

Cisplatin, 75 mg/m2 IV trên 4 h vào ngày 1, và 5FU, 4 g truyền 96-h vào ngày 1-5 của xạ trị, là phác đồ thường dùng. Tỷ lệ tái phát bệnh giảm 30-50% sau mỗi đợt điều trị. Giai đoạn cao được điều trị giảm nhẹ bằng các thuốc (cisplatin, irinotecan, ifosfamide).

Bài viết cùng chuyên mục

Hạ kali máu: nguyên lý nội khoa

Nguyên nhân của hạ Kali máu thì thường rõ ràng từ tiền sử, thăm khám, và hoặc xét nghiệm cận lâm sàng. Tuy nhiên, hạ Kali máu dai dẵng thì cần chi tiết hơn, đánh giá một cách hệ thống.

Viêm khớp phản ứng: nguyên lý chẩn đoán và điều trị

Viêm khớp phản ứng liên quan đến viêm khớp cấp tính không có mủ đang có biến chứng nhiễm trùng nơi khác trong cơ thể.

Phù: nguyên lý nội khoa

Giới hạn ở một cơ quan đặc biệt hoặc giường mạch máu, dễ dàng phân biệt được với phù toàn thân, Phù một bên chi thường do tắc tĩnh mạch hoặc mạch bạch huyết

Tắc nghẽn đường tiết niệu: nguyên lý nội khoa

Trong số bệnh nhân bệnh nặng hơn, tắc nghẽn niệu quản do u là phổ biến nhất và liên quan đến nguyên nhân gây tắc nghẽn đường tiết niệu.

Hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS): nguyên lý nội khoa

Phù phế nang đặc trưng nhất trong các phần phụ thuộc của phổi; gây xẹp phổi và giảm độ đàn hồi phổi. Hạ oxy máu, thở nhanh và phát triển khó thở tiến triển, và tăng khoảng chết trong phổi cũng có thể dẫn đến.

Bệnh Addison: suy tuyến thượng thận

Các biểu hiện bao gồm mệt mỏi, suy nhược, chán ăn, buồn nôn và nôn, sụt cân, đau bụng, sắc tố ở da và niêm mạc, thèm muối, hạ huyết áp.

Bệnh cơ tim và viêm cơ tim, nguyên lý nội khoa

Cơ tim gia tăng độ cứng làm giảm khả năng giãn của tâm thất, áp suất tâm trương tâm thất gia tăng. Các nguyên nhân bao gồm các bệnh lý thâm nhiễm

Ung thư da tế bào hắc tố: nguyên lý nội khoa

Temozolomide là thuốc uống liên quan tới dacarbazine có nhiều tác dụng. Nó có thể vào hệ thần kinh trung ương và được đánh giá với xạ trị cho di căn hệ thần kinh trung ương.

Ung thư phổi: nguyên lý nội khoa

Khối u trung tâm nội phế quản gây ho, ho ra máu, khò khè, khó thở, viêm phổ. Tổn thương ngoại biên gây đau, ho, khó thở, triệu chứng của áp xe phổi bắt nguồn từ khối chiếm chỗ.

Viêm xơ đường mật nguyên phát: nguyên lý chẩn đoán điều trị

Cholestyramine giúp kiểm soát ngứa. Bổ sung vitamin D và calci có thể làm chậm quá trình mất xương.

Bệnh lý lympho ác tính: nguyên lý nội khoa

Phần lớn ung thư bạch huyết chưa rõ nguyên nhân. Các tế bào ác tính đơn dòng và thường chứa nhiều bất thường về di truyền. Một số biến đổi di truyền đặc trưng cho các thực thể mô học đặc biệt.

Nhiễm toan ceton do đái tháo đường: nguyên lý nội khoa

Nhiễm ceton do đái tháo đường do thiếu insulin có liên quan hoặc không với tăng tuyệt đối glucagon và có thể gây ra bởi dùng insulin không đủ liều, nhiễm trùng.

Vàng da: nguyên lý nội khoa

Bilirubin là sản phẩm thoái giáng chủ yếu của hemoglobin được giải phóng từ hồng cầu già. Đầu tiên, nó gắn vào albumin, được vận chuyển vào gan, được liên hợp với một dạng chất tan trong nước.

Dinh dưỡng đường ruột và ngoài ruột

Dinh dưỡng qua đường ruột dùng để cho ăn qua đường ruột, sử dụng các chất bổ sung đường miệng hoặc tiêm truyền của các công thức thông qua ống dẫn thức ăn khác nhau.

Suy tuyến yên: nguyên lý chẩn đoán và điều trị

Chẩn đoán sinh hóa của suy tuyến yên được thực hiện bằng cách chứng minh nồng độ hormon tuyến yên thấp hoặc không phù hợp với bình thường.

Viêm xoang mãn tính: nguyên lý nội khoa

Viêm xoang do nấm dị ứng, thấy ở những trường hợp có nhiều polyp mũi và hen, biểu hiện là viêm và dày đa xoang, rất nhiều bạch cầu ái toan trong dịch nhầy.

Bệnh ống thận: nguyên lý nội khoa

Thuốc là một nguyên nhân gây nên thể này của suy thận, thường được xác định bằng sự tăng từ từ creatinin huyết thanh ít nhất vài ngày sau điều trị.

Liệt mặt: thần kinh mặt (VII)

Tổn thương thần kinh ngoại biên với phục hồi không hoàn toàn có thể tạo những đợt co thắt của các cơ bị ảnh hưởng.

Biến chứng sốt và giảm bạch cầu đa nhân trung tính khi điều trị ung thư

Nên lấy hai mẫu máu từ hai vị trí khác nhau và chụp X quang ngực, và các cận lâm sàng thêm nê được chỉ định tùy theo các dấu hiệu lâm sàng từ bệnh sử và thăm khám.

Ung thư bàng quang: nguyên lý nội khoa

Bệnh nhân ở giai đoạn đầu được điều trị bằng nội, các khối u trên bề mặt có thể loại bỏ qua nội soi, khối cơ xâm lấn cần được cắt rộng hơn.

Bệnh gout: nguyên lý chẩn đoán và điều trị

Bệnh gout cấp có thể bởi chế độ ăn uống dư thừa, chấn thương, phẫu thuật, uống quá nhiều ethanol, điều trị giảm axit uric máu.

Tình trạng tăng thẩm thấu tăng đường huyết: nguyên lý nội khoa

Thiếu insulin tương đối và không đủ lượng dịch nhập là nguyên nhân chính của HHS. Tăng đường huyết gây lợi niệu thẩm thấu dẫn đến giảm thể tích nội mạch tuyệt đối.

Tràn dịch màng ngoài tim ép tim ở bệnh nhân ung thư

Thường gặp nhất trên những bệnh nhân ung thư phổi hoặc vú, bệnh bạch cầu hay u lympho, chèn ép màng ngoài tim cũng có thể phát triển như là biến chứng muộn của xạ trị trung thất.

Viêm thực quản: nguyên lý nội khoa

Bệnh thường tự giới hạn ở bệnh nhân có hệ miễn dịch bình thường; lidocaine dạng thạch có thể làm giảm đau, ở những bệnh nhân bệnh kéo dài và suy giảm miễn dịch.

Nhiễm khuẩn tai ngoài: nguyên lý nội khoa

Điều trị đòi hỏi phải dùng kháng sinh hoạt động toàn thân chống lại các tác nhân gây bệnh phổ biến nhất, Pseudomonas aeruginosa và S. aureus, và thường bao gồm một penicilin.