Trụy tim mạch và đột tử: nguyên lý nội khoa

2018-01-16 11:19 PM

Những nguyên nhân gây rối loạn nhịp có thể được thúc đẩy bởi các rối loạn điện giải, hạ oxy máu, toan hóa hoặc cường giao cảm nhiều, cũng như có thể xảy ra trong tổn thương CNS.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Trụy tim mạch hoặc tử vong đột ngột thường do rung thất trên bệnh nhân bệnh xơ vữa động mạch vành cấp hoặc mạn tính. Những nguyên nhân thường gặp khác được liệt kê trong Bảng. Những nguyên nhân gây rối loạn nhịp có thể được thúc đẩy bởi các rối loạn điện giải (hạ kali máu nguyên phát), hạ oxy máu, toan hóa hoặc cường giao cảm nhiều, cũng như có thể xảy ra trong tổn thương CNS. Tiến hành cấp cứu tim phổi ngay (CPR) theo sau bởi các biện pháp hồi sức tuần hoàn hô hấp nâng cao là bắt buộc. Rung thất hay suy tâm thu, mà không tiến hành CRP trong 4-6 phút thường dẫn đến tử vong.

Bảng. Ngừng tim và đột tử do tim

Nguyên nhân và các cấu trúc liên quan

I. Bệnh mạch vành (hội chứng mạch vành mạn hoặc cấp).

II. Phì đại cơ tim (vd: bệnh cơ tim phì đại).

III. Bệnh cơ tim dãn nở.

IV. Bệnh lý viêm (vd: viêm cơ tim) và thâm nhiễm.

V. Bệnh van tim.

VI. Bất thường điện sinh lý tim (vd: hội chứng Wolff-Parkinson-White).

VII. Bệnh lý di truyền liên quan đến bất thường điện sinh lý (vd: hội chứng QT dài bẩm sinh, loạn sản thất phải, hội chứng Brugada, nhịp nhanh thất đa ổ đa dang liên quan catecholamine).

Các yếu tố góp phần vào chức năng

I. Thiếu máu cục thoáng qua.

II. Tình trạng cung lượng tim giảm (suy tim, sốc).

III. Bất thường chuyển hóa hệ thống.

A. Mất cân bằng điện giải (vd: hạ kali máu).

B. Hạ oxy máu, toan hóa.

IV. Những rối loạn thần kinh (vd: tổn thương CNS).

V. Đáp ứng với độc chất.

A. Tác dụng phụ thuốc gây loạn nhịp.

B. Gây độc tim (vd: cocaine, ngộ độc digitalis).

Cấp cứu ngừng tuần hoàn

Hồi sức tim phổi cơ bản (BLS) phải bắt đầu ngay lập tức:

1. Gọi điện cấp cứu ngay; dúng máy khử rung ngoài tự động (AED) phục hồi nhanh nhất có thể.

2. Nếu có tiếng thở khò khè, đánh giá hít phải vật lạ và thực hiện thủ thuật Heimlich.

3. Tiến hành ấn ngực (độ lún xương ức 4-5 cm) với tốc độ 100 lần mỗi phút mà không ngắt quãng. Người cấp cứu thứ hau nên tham gia và sử dụng AED nếu có thể.

Hồi sinh tim phổi 

Hình. Các bước chính trong hồi sức tim phổi.

A. Bắt đầu ép tim (ấn ngực) với tốc độ 100 lần/phút.

B. Xác định đường thở nạn nhân vẫn thông thoáng.

C. Ngườicấp cứu đã được huấn luyện bắt đầu hồi sức miệng thổi miệng nếu không có các thiết bị hòi sức tim phổi nâng cao.

4. Nếu có người cấp cứu được huấn luyện thứ hai, ấn đầu bệnh nhân ra sau, nâng cằm và bắt đầu hồi sức miệng qua miệng (mặt nạ bỏ túi thích hợp để ngăn ngừa lây truyền bệnh nhiễm trùng), trong khi vẫn tiếp tục ấn ngực. Phổi nên được thổi nhanh hai lần liên tiếp với mỗi 30 lần ấn ngực. Nếu người cấp cứu chưa được huấn luyện, chỉ cần ấn ngực, không cần thông khí, được khuyến cáo đến khi có khả năng cấp cứu hô hấp tuần hoàn nâng cao.

5. Ngay khi có các thiết bị cấp cứu, bắt đầu hồi sức tuần hoàn hô hấp nâng cao với ân ngực và thông khí liên tục. Mặc dù thuejc hiện cùng lúc có thể, khử rung (≥300 J một pha, hoặc 120–150 J hai pha) chiếm ưu tiên cao nhất, theo sau bởi đặt đường truyền tĩnh mạch và nội khí quản. Nên cho thở 100% O2 qua ống nội khí quản hoặc nếu đặt nhanh ống nội khí quản chưa thể hoàn thành, bằng thiết bị túi-van-mặt nạ; việc hô hấp không nên gián đoạn trên 30 giây trong khi cố đặt nội khí quản.

RUNG THẤT HOẶC NHỊP NHANH THẤT VÔ MẠCH

 Kiểm soát ngừng tim

Hình. Cấp cứu ngừng tuần hoàn. Tuần tự, rung thất hay nhịp nhanh thất hạ áp bắt đầu với cố găng khử rung. Nếu thất bại, sau đó dùng epinephrine hay vasopressin và tiếp theo thuốc chống loạn nhịp. CPR, hồi sức tim phổi.

6. nên đặt đường tyền tĩnh mạch ban đầu quan tĩnh mạch trước khuỷu, nhưng nếu dùng thuốc không hiệu quả, Nên đặt đường truyền trung tâm (tĩnh mạch cảnh trong hoặc dưới đòn). NaHCO3 tĩnh mạch chỉ nên được cho nếu toan máu nặng dai dẳng (pH <7.15) dù thông khí thích hợp.

Canci không được cho thường xuyên nhưng nên được dùng trên bệnh nhân đã biết hạ canxi máu, những bệnh nhân đã dùng liều độc thuốc đối vận kênh canxi, hoặc nếu nghĩ tăng kali máu cấp tính khởi đầu các dấu hiệu của rung thất kháng trị .

7. Tiếp cận trụy tim mạch do rối loạn nhịp chậm, suy tâm thu hay hoạt động điện vô mạch được trình bày trong Hình.

8. Hạ thân nhiệt liệu pháp (làm lạnh đến 32–34ºC trong 12–24 giờ) nên được xem xét đối với bệnh nhân còn sống mất ý thức sau ngưng tim.

Xử trí tiếp theo

Nếu ngưng tim do rung thất trong những giờ đầu Nhồi máu cơ tim cấp, tiếp tục chắm sóc sau nhồi máu cơ tim theo chuẩn.

 Nhịp chậm vô tâm thu

Hình. Theo trình tự chậm nhip tim/suy tâm thu (bên trái) hay hoạt động điện vô mạch (bên phải) được thực hiện đầu tiên bằng bằng hồi sức tim phổi liên tục và tím các nguyên nhân có thể điều trị. CPR, hồi sức tim phổi; MI, nhòi máu cơ tim.

Đối với những bệnh nhân sống sau ngưng rung nhĩ, đánh giá sâu hơn, gồm đánh giá giải phẫu mạch vành và chức năng thất trái, điển hình được khuyến cáo. Nếu không có các nguyên nhân tạm thời hay có thể loại bỏ được, đặt máy khử rung tim cấy trên người thường được chỉ định.

Bài viết cùng chuyên mục

Hội chứng tăng tiết hormon tuyến yên

Các sản phẩm nội tiết của các tuyến ngoại vi, đến lượt nó, sẽ thông tin feedback lại vùng dưới đồi và tuyến yên để điều chỉnh chức năng tuyến yên.

Rối loạn chức năng hô hấp: nguyên lý nội khoa

Tốc độ thể tích và lưu lượng phổi được so sánh với giá trị bình thường của quần thể đánh giá theo tuổi, cân nặng, giới, và chủng tộc.

Bệnh bạch cầu kinh dòng lympho/u lympho

Thường chỉ định điều trị hỗ trợ cho đến khi xuất hiện thiếu máu hoặc giảm tiểu cầu. Khi đó, các xét nghiệm được chỉ định để tìm nguyên nhân gây thiếu máu hoặc giảm tiểu cầu.

Bệnh viêm mạch: nguyên lý chẩn đoán điều trị

Hội chứng viêm mạch duy nhất có thể rất khác biệt với các đặc điểm lâm sàng, mức độ nghiêm trọng của bệnh, mô học và điều trị.

Phương tiện hình ảnh học thần kinh

Xuất hiện nhiều kĩ thuật can thiệp hình ảnh học thần kinh bao gồm tắc mạch, coiling, và đặt stent mạch máu cũng như can thiệp cột sống như chụp đĩa gian đốt sống.

Viêm túi mật cấp: nguyên lý nội khoa

Phẫu thuật cắt có túi mật cấp trong phần lớn bệnh nhân nghi ngờ hoặc xác định có biến chứng. Trì hoãn phẫu thuật trong trường hợp phẫu thuật có nguy cơ cao hoặc chuẩn đoán nghi ngờ.

Rối loạn cương dương: rối loạn hệ sinh sản nam giới

Tiền sử cương dương buổi sáng sớm hoặc đêm là hữu ích cho việc phân biệt cương dương sinh lý với rối loạn cương dương do tâm lý.

Ho ra máu: nguyên lý nội khoa

Khái huyết thường có nguồn gốc từ phế quản có kích thước từ nhỏ đến trung bình. Vì nguồn cấp máu thường là từ động mạch phế quản, nên có khả năng mất máu nhanh chóng.

Viêm gan virut cấp

Viêm gan virut cấp tính là một nhiễm trùng toàn thân chủ yếu ảnh hưởng đến gan. Biểu hiện lâm sàng là mệt mỏi, buồn nôn, nôn, ỉa chảy, sốt nhẻ, tiếp theo là nước tiểu đậm màu, vàng da, gan to mềm.

Bóc tách động mạch chủ và một số bệnh lý động mạch chủ

Bóc tách động mạch chủ lên thường đi kèm với tăng huyết áp, hoại tử lớp áo giữa, hội chứng Marfan và Ehlers Danlos.

Đỏ mắt hoặc đau mắt

Mất thị lực đột ngột hoặc nhìn đôi ở những trường hợp mắt không bị đau và không bị viêm thường là các rối loạn thị giác hoặc thần kinh nghiêm trọng và nên được theo dõi chặt chẽ.

Sa sút trí tuệ: nguyên lý chẩn đoán điều trị

Vai trò của hình ảnh chuyển hoá chức năng trong chẩn đoán sa sút trí tuệ vẫn đang nghiên cứu, tích tụ amyloid gợi ý chẩn đoán bệnh Alzheimer.

Đau đầu: nguyên lý nội khoa

Kiểm tra toàn bộ hệ thống thần kinh là rất quan trong trong đánh giá đau đầu. Nếu kiểm tra bất thường hoặc nghi ngờ các nguyên nhân tiềm ẩn, bước đầu chỉ định chuẩn đoán hình ảnh.

Bệnh lý màng ngoài tim, nguyên lý nội khoa

Đau ngực, có thể đau dữ dội, làm nhầm lẫn với nhồi máu cơ tim cấp, nhưng có đặc điểm là đau nhói, đau kiểu màng phổi, và thay đổi theo tư thế

Cổ trướng: nguyên lý nội khoa

Đánh giá thường quy gồm khám toàn diện, protein, albumin, glucose, đếm và phân biệt tế bào, nhuộm Gram và nhuộm kháng acid, nuôi cấy, tế bào học; một số ca cần kiểm tra amylase.

Viêm túi mật mãn: nguyên lý nội khoa

Có thể không có triệu chứng trong nhiều năm, có thể tiến triển thành bệnh túi mật hoặc viêm túi mật cấp, hoặc xuất hiện biến chứng.

Hen phế quản: nguyên lý nội khoa

Dị nguyên hít phải có thể kích thích hen tiềm tàng với những bệnh nhân nhạy cảm đặc hiệu với các dị nguyên này. Nhiễm virus đường hô hấp trên thường gây nên cơn hen cấp.

Dinh dưỡng qua đường ruột, nguyên lý nội khoa

Sau khi độ cao của đầu giường và xác nhận đặt ống chính xác, truyền dạ dày liên tục được bắt đầu với một chế độ ăn uống với một nửa công suất ở tốc độ 25 đến 50 ml

Xanh tím: nguyên lý nội khoa

Ngón tay dùi trống có thể do di truyền, vô căn hoặc mắc phải do ung thư phổi, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, giãn phế quản, hoặc xơ gan.

Ung thư phổi: nguyên lý nội khoa

Khối u trung tâm nội phế quản gây ho, ho ra máu, khò khè, khó thở, viêm phổ. Tổn thương ngoại biên gây đau, ho, khó thở, triệu chứng của áp xe phổi bắt nguồn từ khối chiếm chỗ.

Tăng bạch cầu: nguyên lý nội khoa

Bệnh lý huyết học, bệnh bạch cầu, u lympho, hội chúng tăng sinh tủy mạn ác tính và loạn sản tủy, thiếu máu tan máu, giảm bạch cầu trung tính mạn vô căn.

Tăng thân nhiệt: nguyên lý nội khoa

Khó phân biệt được sốt hay tăng thân nhiệt. Bệnh sử thường rất hữu ích, ví dụ tiền căn tiếp xúc nhiệt độ hay điều trị bằng các loại thuốc ảnh hưởng đến quá trình điều nhiệt.

Viêm cầu thận tiến triển nhanh: nguyên lý nội khoa

Điều trị chuẩn ban đầu cho viêm cầu thận tiến triển nhanh liên quan đến kháng thể kháng bạch cầu đa nhân gồm Methylprednisolon và Cyclophosphamid.

Khám lâm sàng bệnh da liễu

Kiểm tra da nên được thực hiện trong phòng đủ ánh sáng và bệnh nhân phải được bộc lộ hoàn toàn khi khám. Cùng thiết bị khám hữu ích bao gồm một kính lúp.

Mê sảng: nguyên lý nội khoa

Cách tiếp cận hiệu quả nhất để đánh giá mê sảng cho phép bệnh sử và khám lâm sàng định hướng cận lâm sàng. Không có trình tự đơn giản nào phù hợp với tất cả các bệnh nhân.