- Trang chủ
- Phác đồ - Test
- Nguyên lý y học nội khoa
- Tiếp cận bệnh nhân đau: nguyên lý nội khoa
Tiếp cận bệnh nhân đau: nguyên lý nội khoa
Đau xuất chiếu là do sự hội tụ của các điểm nhận cảm đau từ và tạng trên một dây thần kinh nhất định được truyền đến não. Bởi vì các sự hội tụ này, đầu vào từ những cấu trúc sâu hoặc từ các vùng của da.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Đau là triệu chứng thường gặp nhất để đưa bệnh nhân đến gặp bác sĩ. Quản lí đau bao gồm xác định rõ nguyên nhân, giảm bớt cường độ và các yếu tố gây đau, và điều trị ngay khi có thể. Đau có thể xuất phát từ bản thể (da, khớp, cơ), tạng, hoặc thần kinh (chấn thương thần kinh, tủy sống, hoặc đồi thị).
Đau do thần kinh
Các định nghĩa: đau dây thần kinh: đau nằm trên một dây thần kinh duy nhất, như đau dây thần kinh sinh ba; loạn cảm giác: tự phát, khó chịu, cảm giác bất thường; chứng tăng cảm giác đau: là những đáp ứng phóng đại các kích thích cảm thụ đau tương ứng; dị cảm: cảm nhận của các kích thích cơ học nhẹ như đau đớn, như khi rung động gợi lên cảm giác đau đớn. Cảm nhận đau giảm được gọi là giảm cảm giác đau. Đau rát bỏng là cơn đau như đốt liên tục có ranh giới không rõ ràng và suy giảm chức năng hệ thống thần kinh giao cảm đi kèm (đổ mồ hôi; mạch máu, da, và tóc thay đổi - loạn giao cảm) xảy ra sau khi tổn thương một thần kinh ngoại biên.
Dễ nhạy cảm để chỉ một ngưỡng giảm hoạt động của các cảm thụ đau cơ bản sau khi tái kích các mô bị hư hỏng hoặc bị viêm; các chất trung gian gây viêm đóng vai trò trong hiện tượng này.
Bảng. Mô tả đau do thần kinh và đau bản thể
Đau bản thể
Thường do kích thích khối cảm thụ đau.
Thường khu trú.
Tương tự như các đau bản thể khác bệnh nhân đã trải qua.
Giảm đau khi dùng kháng viêm hoặc thuốc giảm đau có gây nghiện.
Đau tạng
Phần lớn được kích hoạt bởi viêm.
Đau ít khi khu trú và thường cảm nhận được.
Thường kết hợp với các triệu chứng khó chịu, như, buồn nôn, đầy hơi.
Giảm đau khi dùng thuốc giảm đau có gây nghiện.
Đau thần kinh
Không có kích thích đau rõ ràng.
Thường đi kèm với tổn thương thần kinh, như, giảm cảm giác, yếu liệt.
Bất thường, khác với đau bản thể, đau như xé hoặc như điện giật.
Chỉ giảm một phần khi dùng thuốc giảm đau có chất gây nghiện, có thể đáp ứng với thuốc chống trầm cảm hoặc chống co giật.
Dễ nhạy cảm góp phần nhạy cảm với đau, đau nhiều, và đau rát bỏng (như lửa đốt).
Đau xuất chiếu là do sự hội tụ của các điểm nhận cảm đau từ và tạng trên một dây thần kinh nhất định được truyền đến não. Bởi vì các sự hội tụ này, đầu vào từ những cấu trúc sâu hoặc từ các vùng của da được chi phối bởi cùng một đoạn tủy sống.
Đau mạn tính
Thường khó chẩn đoán, và những bệnh nhân có thể có cảm xúc không ổn định. Vài tác nhân có thể gây ra, gây kéo dài, hoặc làm trầm trọng cơn đau mạn tính:
(1) bệnh gây đau mà không thể chữa khỏi (như, viêm khớp, ung thư, đau nửa đầu, bệnh thần kinh đái tháo đường);
(2) Các yếu tố thần kinh bắt đầu bởi một bệnh mà vẫn tồn tại sau khi hết bệnh (như, tổn thương thần kinh giao cảm hoặc cảm giác);
(3) Các yếu tố tâm lý. Chú ý đến bệnh sử và yếu tố trầm cảm. Thường gặp ở trầm cảm, có thể điều trị được, có khả năng tử vong (tự tử).
Bài viết cùng chuyên mục
Rắn độc cắn: nguyên lý nội khoa
Nọc độc rắn là một hợp chất hỗn hợp phức tạp của nhiều men và các chất khác tác dụng tăng tính thấm thành mạch, gây hoại tử mô, ảnh hưởng đến quá trình đông máu.
Nhiễm phóng xạ cấp
Tương tác phóng xạ với hạt nhân có thể gây ion hóa và hình thành các gốc tự do gây tổn thương mô do phá vỡ liên kết hóa học và cấu trúc phân tử, bao gồm DNA.
Chọc dò màng phổi: nguyên lý nội khoa
Chọc từ phía sau là vị trí ưa thích để chọc dò. Chọn vị trí thuận lợi thì dễ dàng cho cả bệnh nhân và bác sĩ. Bệnh nhân nên ngồi ở góc giường, gập người ra trước, 2 tay ôm gối.
Bệnh tế bào mast hệ thống
Biểu hiện lâm sàng của bệnh tế bào mast hệ thống là do sự lấn chiếm mô của các khối tế bào mast, phản ứng của mô
Dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch: nguyên lý nội khoa
Các nguy cơ của dinh dưỡng đường tĩnh mạch bao gồm các biến chứng cơ học từ chèn ép của ống truyền dịch, nhiễm trùng huyết do catheter, quá tải dịch, tăng đường huyết.
Viêm họng cấp: nguyên lý nội khoa
Điều trị kháng sinh cho bệnh nhân nhiễm GAS và được khuyến cáo để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh sốt thấp khớp. Điều trị triệu chứng của viêm họng do virus thường là đủ.
Ung thư cổ tử cung: nguyên lý nội khoa
Phụ nữ nên bắt đầu sàng lọc khi họ bắt đầu quan hệ tình dục hoặc ở độ tuổi 20. Sau hai lần liên tiếp xét nghiệm Pap smears âm tính trong một năm, xét nghiệm nên được làm lại mỗi 3 năm.
Bạch cầu cấp thể lympho/u lympho: nguyên lý nội khoa
Điều trị tích cực gắn với độc tính cao liên quan đến nền suy giảm miễn dịch. Glucocorticoid làm giảm tình trạng tăng canxi máu. Khối u có đáp ứng với điều trị nhưng thường trong thời gian ngắn.
Vô kinh: rối loạn hệ sinh sản nữ giới
Các nguyên nhân gây vô kinh nguyên phát và thứ phát chồng chéo lên nhau, nên phân loại rối loạn kinh nguyệt gồm rối loạn tại tử cung, đường sinh dục.
Chụp cắt lớp vi tính (CT): nguyên lý nội khoa
CT của não là một kiểm tra quan trọng trong việc đánh giá một bệnh nhân với những thay đổi trạng thái tâm thần để loại trừ các thực thể như chảy máu nội sọ, hiệu ứng khối.
Bệnh lý tĩnh mạch và bạch huyết
DVT có thể phòng bằng cách đi lại sớm sau phẫu thuật hoặc heparin khối lượng phân tử liều thấp trong quá trình nằm giường bệnh kéo dài.
Chứng nito huyết: nguyên lý nội khoa
Khi suy thận nặng, triệu chứng thiếu máu có thể tiến triển dẫn đến một hoặc nhiều các triệu chứng sau, chán ăn, mất vị giác, nôn, buồn nôn, hôn mê, lơ mơ, run vỗ cánh, viêm màng phổi.
Đái tháo nhạt: nguyên lý chẩn đoán điều trị
Đái tháo nhạt do thận là do kháng hormon AVP ở thận, nó có thể là do di truyền hoặc mắc phải do tiếp xúc với thuốc.
Vô sinh nam: rối loạn hệ sinh sản nam giới
Kích thước và độ chắc của tinh hoàn có thể bất thường, và giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể thấy rõ ràng khi sờ nắn.
Bất thường về cận lâm sàng thiếu máu
Hồng cầu lưới tăng, soi tiêu bản thấy hồng cầu có nhân và nhiễm sắc, có thể thấy hồng cầu hình cầu, hình elip, mảnh vỡ hồng cầu hoặc hình bia, có gai hoặc hình liềm tùy theo từng rối loạn khác nhau.
Tắc nghẽn đường tiết niệu: nguyên lý nội khoa
Trong số bệnh nhân bệnh nặng hơn, tắc nghẽn niệu quản do u là phổ biến nhất và liên quan đến nguyên nhân gây tắc nghẽn đường tiết niệu.
Bệnh Addison: suy tuyến thượng thận
Các biểu hiện bao gồm mệt mỏi, suy nhược, chán ăn, buồn nôn và nôn, sụt cân, đau bụng, sắc tố ở da và niêm mạc, thèm muối, hạ huyết áp.
Hội chứng thận hư: nguyên lý nội khoa
Ngoài phù, biến chứng của hội chứng thận hư có thể kể đến như huyết khối tĩnh mạch và các biến cố huyết khối tắc mạch khác, nhiễm trùng, thiếu vitamin D.
Xơ cứng teo cơ một bên: nguyên lý chẩn đoán điều trị
Triệu chứng phổ biến ban đầu gồm yếu, mỏi cơ, cứng cơ, chuột rút và giật cơ ở bàn tay và cánh tay, thường đầu tiên ở cơ nội tại bàn tay.
Nhiễm khuẩn tai ngoài: nguyên lý nội khoa
Điều trị đòi hỏi phải dùng kháng sinh hoạt động toàn thân chống lại các tác nhân gây bệnh phổ biến nhất, Pseudomonas aeruginosa và S. aureus, và thường bao gồm một penicilin.
Suy gan cấp: nguyên lý chẩn đoán điều trị
Vàng da đậm, rối loạn đông máu, chảy máu, suy thận, rối loạn kiềm toan, giảm glucose máu, viêm tụy cấp, suy tuần hoàn hô hấp, nhiễm trùng.
Hội chứng Cushing: cường năng tuyến thượng thận
Béo phì, tăng huyết áp, loãng xương, rối loạn tâm lý, mụn trứng cá, rậm lông, vô kinh, và bệnh đái tháo đường tương đối không đặc hiệu
Phù phổi: nguyên lý nội khoa
Giảm oxy máu liên quan đến các nối tắt trong phổi, giảm độ giãn nở của phổi cũng xảy ra. Ảnh hưởng trên lâm sàng có thể là khó thở nhẹ đến suy hô hấp nặng.
Viêm tai giữa: nguyên lý nội khoa
Hầu hết các trường hợp nhẹ đến trung bình khỏi bệnh trong vòng 1 tuần mà không cần điều trị đặc hiệu, giảm các triệu chứng bằng các thuốc giảm đau.
Bệnh hạch bạch huyết: nguyên lý nội khoa
Khi một tế bào T tiếp xúc với một kháng nguyên mà nó nhận ra, nó sẽ tăng sinh và đến mạch bạch huyết đi. Mạch bạch huyết đi chứa đầy các kháng nguyên và tế bào T đặc hiệu.