- Trang chủ
- Phác đồ - Test
- Nguyên lý y học nội khoa
- Tắc nghẽn đường tiết niệu: nguyên lý nội khoa
Tắc nghẽn đường tiết niệu: nguyên lý nội khoa
Trong số bệnh nhân bệnh nặng hơn, tắc nghẽn niệu quản do u là phổ biến nhất và liên quan đến nguyên nhân gây tắc nghẽn đường tiết niệu.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Tắc nghẽn đường tiết niệu, một nguyên nhân có khả năng hồi phục của suy thận, cần được xem xét trong tất cả các trường hợp cấp tính hoặc đột ngột xấu đi của suy thận mạn. Hậu quả phụ thuộc vào thời gian và mức độ nghiêm trọng và liệu tắc là một hay hai bên. Tắc nghẽn đường tiết niệu có thể xảy ra ở bất kỳ đoạn nào từ ống góp cho đến niệu đạo. Bệnh gặp nhiều hơn ở phụ nữ (các khối u vùng chậu), nam giới cao tuổi (bệnh tuyến tiền liệt), bệnh nhân đái tháo đường (hoại tử nhú thận), bệnh nhân với bệnh thần kinh (tổn thương tủy sống hoặc đa xơ cứng, với bàng quang thần kinh), và các cá nhân có hạch sau phúc mạc hoặc xơ hóa, trào ngược bàng quang-niệu đạo, sỏi thận, hoặc những nguyên khác gây bí đái chức năng (các thuốc kháng cholinergic).
Biểu hiện lâm sàng
Đau có thể xảy ra ở một số nơi (tắc nghẽn do sỏi) nhưng không phổ biến. Ở nam giới, thường xuyên có bệnh sử bệnh tuyến tiền liệt. Thăm khám có thể phát hiện bàng quang to bằng gõ thành bụng dưới; đánh giá siêu âm tại giường (“quét bàng quang”) có thể hữu ích để đánh giá thể tích bàng quang sau khi tiểu. Các phát hiện khác phụ thuộc vào thực tế lâm sàng. Phì đại tuyến tiền liệt có thể được xác định qua kiểm tra trực tràng bằng tay. Kiểm tra bằng hai tay ở phụ nữ có thể thấy một khối ở vùng chậu hoặc trực tràng. Chẩn đoán xâm lấn ở bệnh nhân suy thận nghi ngờ có tắc nghẽn đường tiết niệu được nêu ở hình. Các xét nghiệm có thể thấy tăng BUN và creatinin; nếu tắc nghẽn đủ lâu, có thể có bằng chứng của bệnh ống-kẽ (tăng kali máu, nhiễm toan chuyển hóa không có khoảng trống anion, tăng nhẹ natri máu).
Phân tích nước tiểu hâu như lành tính hoặc có một ít các tế bào; protein niệu nặng hiếm khi có. Một hòn sỏi gây tắc có thể thấy trên siêu âm bụng hoặc chụp cắt lớp vi tính xoắn ốc với lát cắt 5mm.
Siêu âm có thể được dùng để đánh giá mức độ ứ nước và sự toàn vẹn của nhu mô thận; chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp đường tiết niệu qua đường tĩnh mạch có thể được dùng để xác định vị trí tắc. Giãn đài thận là thường thấy; có thể không thấy khi tắc tối cấp, tắc ở phần phía trên bởi u hoặc xơ hóa sau phúc mạc, hoặc do giữ sỏi san hô. Hình ảnh của xơ hóa sau phúc mạc với viêm quanh động mạch cho thấy vùng quanh động mạch, khối bọc mặt sau và mặt bên của động mạch chủ giao nhau. Kích thước thận có thể chỉ ra thời gian tắc nghẽn. Cần lưu ý rằng tắc một bên có thể kéo dài và nghiêm trọng (cuối cùng dẫn đến mất chức năng thận ở bên thận bị tắc), không có dấu hiệu bất thường khi thăm khám và xét nghiệm.
Điều trị tắc nghẽn đường tiết niệu
Điều trị suy thận cấp liên quan đến tắc nghẽn đường tiết niệu được quyết định bởi (1) vị trí tắc (đường tiết niệu trên hay dưới), và (2) tính cấp tính của tắc nghẽn và hậu quả lâm sàng của nó, gồm rối loạn chức năng thận, nhiễm trùng. Các nguyên nhân lành tính của tắc nghẽn đường tiết niệu, gồm tắc nghẽn dòng chảy ra từ bàng quang và sỏi thận, nên được loại bỏ và điều trị bảo tồn, gồm đặt sonde Foley và truyền dịch đường tĩnh mạch, thường sẽ làm giảm sự tắc nghẽn trong phần lớn trường hợp.
Trong số bệnh nhân bệnh nặng hơn, tắc nghẽn niệu quản do u là phổ biến nhất và liên quan đến nguyên nhân gây tắc nghẽn đường tiết niệu.
Nếu có đủ kĩ thuật, tắc nghẽn niệu quản do u được điều trị tốt nhất bằng đặt stent niệu quản nhờ soi bàng quang. Ngoài ra, đặt ống mở thận qua da với các ống dẫn lưu ở ngoài cơ thể có thể được dùng. Kháng sinh đường tĩnh mạch cũng nên dùng nếu có dấu hiệu của viêm bể thận hoặc nhiềm khuẩn niệu. Ngoài đặt stent niệu quản, bệnh nhân xơ hóa sau phúc mạc tư phát thường được điều trị với thuốc ức chế miễn dịch (Prednison, Mycophenolate mofetil, và/hoặc Tamoxifen).
Hình. Tiếp cận chẩn đoán tắc nghẽn đường tiết niệu trong suy thận không giải thích được. Hình tròn thể hiện hướng chẩn đoán và hình vuông thể hiện quyết định lâm sàng dựa trên dữ liệu có sẵn.
Tình trạng dịch và điện giải cần được theo dõi cẩn thận sau khi tắc nghẽn được giải quyết. Có thể là một sự thải natri/lợi niệu cơ học liên quan đến quá tải thể tích. Tuy nhiên, có thể là một sự thải natri/lợi niệu “không thích hợp” liên quan đến (1) tăng nitơ của urê, dẫn đến lợi tiểu thẩm thấu; và (2) đái tháo nhạt do bệnh thận mắc phải. Tăng natri máu, đôi khi là mức nặng, có thể tiến triển.
Bài viết cùng chuyên mục
Cường Aldosteron: cường năng tuyến thượng thận
Chẩn đoán được gợi ý khi tăng huyết áp kháng trị kết hợp với hạ kali máu kéo dài ở bệnh nhân không bị phù và không dùng lợi tiểu gây giảm kali.
Viêm xoang mãn tính: nguyên lý nội khoa
Viêm xoang do nấm dị ứng, thấy ở những trường hợp có nhiều polyp mũi và hen, biểu hiện là viêm và dày đa xoang, rất nhiều bạch cầu ái toan trong dịch nhầy.
Bệnh Alzheimer: nguyên lý chẩn đoán điều trị
Bệnh Alzheimer không thể chữa, và thuốc không có hiệu quả cao, chủ yếu là sử dụng thận trọng thuốc ức chế cholinesterase, quản lý triệu chứng của vấn đề hành vi.
Phương pháp chẩn đoán bệnh lý hô hấp
Chụp mạch phổi có thể đánh giá hệ mạch phổi trong trường hợp có huyết khối tĩnh mạch nhưng đã được thay thế bởi CT mạch.
Đau vai và cổ: nguyên lý nội khoa
Viêm xương khớp cột sống cổ có thể gây đau cổ lan ra sau đầu, lưng hoặc tay, có thể là nguyên nhân đau đầu vùng chẩm sau. Có thể xuất hiện kết hợp bệnh lý rễ và tủy.
U tuyến tiền liệt: nguyên lý nội khoa
Bệnh nhân không triệu chứng thường không đòi hỏi điều trị, và các biến chứng của tắc nghẽn đường dẫn niệu như không có khả năng tiểu, suy thận, nhiễm trùng đường tiết niệu.
Rối loạn nhịp nhanh: nguyên lý nội khoa
Loạn nhịp với phức bộ QRS rộng có thể gợi ý nhịp nhanh thất hoặc nhịp nhanh trên thất với dẫn truyền rối loạn. Các yếu tố thúc đẩy nhịp nhanh thất bao gồm.
Hội chứng thận hư: nguyên lý nội khoa
Ngoài phù, biến chứng của hội chứng thận hư có thể kể đến như huyết khối tĩnh mạch và các biến cố huyết khối tắc mạch khác, nhiễm trùng, thiếu vitamin D.
Đau vùng chậu: rối loạn hệ sinh sản nữ giới
Xác định liệu rằng cơn đau là cấp tính hay mãn tính, liên tục hay co thắt từng đợt, và theo chu kỳ hay không theo chu kỳ sẽ giúp chỉ định thêm các xét nghiệm.
Suy tim: nguyên lý nội khoa
X quang ngực có thể thấy tim to, tái phân phối tuần hoàn phổi, đường Kerley B, tràn dịch màng phổi. Rối loạn chức năng co bóp và tâm trương thất trái có thể tiếp cận bằng siêu âm tim Doppler.
Tăng thân nhiệt: nguyên lý nội khoa
Khó phân biệt được sốt hay tăng thân nhiệt. Bệnh sử thường rất hữu ích, ví dụ tiền căn tiếp xúc nhiệt độ hay điều trị bằng các loại thuốc ảnh hưởng đến quá trình điều nhiệt.
Các rối loạn toan kiềm hỗn hợp: nguyên lý nội khoa
Hồi sức thể tích của những bệnh nhân có DKA thường sẽ làm tăng độ lọc cầu thận và thận sẽ bài tiết nước tiết chứa ceton, kết quả là giảm AG xảy ra mà không có nhiễm toan AG bình thường xuất hiện.
Xơ vữa động mạch ngoại vi: nguyên lý nội khoa
Đo áp lực và siêu âm Doppler mạch ngoại vi trước và trong khi hoạt động nhằm định vị chỗ hẹp, chụp cộng hưởng từ mạch máu, chụp CT mạch máu.
Bệnh porphyrin: nguyên lý chẩn đoán điều trị
Các biểu hiện chính bệnh porphyrin thuộc gan là các triệu chứng thuộc thần kinh, đau bụng do thần kinh, bệnh thần kinh, rối loạn tâm thần.
Bệnh Addison: suy tuyến thượng thận
Các biểu hiện bao gồm mệt mỏi, suy nhược, chán ăn, buồn nôn và nôn, sụt cân, đau bụng, sắc tố ở da và niêm mạc, thèm muối, hạ huyết áp.
Nuốt khó: nguyên lý nội khoa
Nuốt khó gần như luôn luôn là triệu chứng của một bệnh cơ quan hơn là một than phiền chức năng. Nếu nghi ngờ nuốt nghẹn hầu, soi huỳnh quang có quay video khi nuốt có thể giúp chẩn đoán.
Bệnh Parkinson: nguyên lý chẩn đoán và điều trị
Hầu hết các trường hợp bệnh Parkinson là tự phát và không rõ nguyên nhân, sự thoái hoá của các neuron của vùng đặc chất đen ở não giữa dẫn đến việc thiếu dopamin.
Chất độc hóa học làm dộp da
Khử độc ngay lập tức là cần thiết để giảm thiểu tổn thương. Cởi bỏ quần áo và rửa sạch da nhẹ nhàng bằng xà phòng và nước. Mắt nên rửa sạch với nhiều nước hoặc nước muối.
Bất thường hormon tuyến giáp không do tuyến giáp
Bất kỳ bệnh nặng cấp tính nào cũng có thể gây ra những bất thường nồng độ hormone tuyến giáp hoặc TSH trong máu.
Bệnh bạch cầu kinh dòng lympho/u lympho
Thường chỉ định điều trị hỗ trợ cho đến khi xuất hiện thiếu máu hoặc giảm tiểu cầu. Khi đó, các xét nghiệm được chỉ định để tìm nguyên nhân gây thiếu máu hoặc giảm tiểu cầu.
Chọc dò màng phổi: nguyên lý nội khoa
Chọc từ phía sau là vị trí ưa thích để chọc dò. Chọn vị trí thuận lợi thì dễ dàng cho cả bệnh nhân và bác sĩ. Bệnh nhân nên ngồi ở góc giường, gập người ra trước, 2 tay ôm gối.
Liệt mặt: thần kinh mặt (VII)
Tổn thương thần kinh ngoại biên với phục hồi không hoàn toàn có thể tạo những đợt co thắt của các cơ bị ảnh hưởng.
Xạ hình: nguyên lý nội khoa
PET là rất hữu ích cho việc phát hiện các mô hoạt động trao đổi chất, chẳng hạn như ung thư và di căn, và đã thay thế phần lớn các phương thức cũ của quét hạt nhân phóng xạ.
Xét nghiệm tiêu bản tủy xương
Chọc hút tế bào đánh giá hình thái tế bào. Sinh thiết đánh giá tổng thể cấu trúc tủy, bao gồm mật độ tế bào. Sinh thiết nên tiến hành trước chọc hút tế bào để tránh sai sót trong bệnh phẩm.
Sốc: nguyên lý nội khoa
Tiền căn các bệnh lý nền, gồm bệnh tim, bệnh mạc vành, suy tim, bệnh màng tim, Sốt gần đây hay viêm nhiễm dẫn đến nhiễm trùng huyết, tác dụng phụ của thuốc.