Sốc phản vệ: nguyên lý nội khoa

2018-01-31 02:45 PM

Thời gian khởi phát rất đa dạng, nhưng các triệu chứng thường xảy ra trong khoảng vài giấy đến vài phút sau phơi nhiễm với kháng nguyên dị ứng.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Định nghĩa

Phản ứng quá mẫn cảm hệ thống đe dọa tính mạng khi tiếp xúc với kháng nguyên; nó có thể xuất hiện trong vòng vài phút phơi nhiễm với các chất gây dị ứng. Biểu hiện lâm sàng gồm suy hô hấp, ngứa, nổi mày đay, phù nề màng niêm mạc, rối loạn dạ dày ruột (gồm buồn nôn, nôn, đau bụng, và tiêu chảy), và trụy mạch. hầu như các kháng nguyên dị ứng đều có thể khởi phát phản ứng quá mẫn, nhưng trong đó các tác nhân thường gặp hơn là các protein như kháng huyết thanh, nội tiết tố, antisera, hormones, chất chiếc xuất từ phấn hoa, nọc độc của ong kiến thuộc bộ Cánh Màng, và thức ăn; thuốc (đặc biệt là kháng sinh); và các yếu tố giúp chẩn đoán như chất cản quang tiêm mạch.

Viêm da cơ địa dường như không dẫn đến phản ứng quá mẫn với penicillin hay nọc độc.

Triệu chứng lâm sàng

Thời gian khởi phát rất đa dạng, nhưng các triệu chứng thường xảy ra trong khoảng vài giấy đến vài phút sau phơi nhiễm với kháng nguyên dị ứng:

Hô hấp: phù nề màng niêm mạc, khàn tiếng, thở rít thanh quản, khò khè.

Tim mạch: nhịp tim nhanh, hạ huyết áp.

Da: ngứa, nổi mày đay, phù mạch.

Chẩn đoán

Chẩn đoán khi có tiền căn tiếp xúc với các chất gây dị ứng kèm tiến triển các triệu chứng đặc hiệu theo sau.

Điều trị sốc phản vệ

Các triệu chứng nhẹ như ngứa và nổi mày đay có thể được kiểm soát bằng epinephrine 0.3–0.5 mL hàm lượng 1:1000 (1.0 mg/mL) tiêm dưới da hoặc tiêm bắp, với liều lặp lại sau khoảng 5 cho đến 20 phút đối với phản ứng nặng.

Truyền tĩnh mạch nên được khởi phát với 2.5 mL dung dịch epinephrine 1:10,000 cách mỗi 5 đến 10 phút, và tăng dịch truyền với dung dịch normal saline, và thuốc gây tăng huyết áp, vd: dopamine, nếu có hạ huyết áp khó chữa.

Epinephrine có cả tác dụng α- và β-adrenergic, dẫn đến co mạch và dãn cơ trơn phế quản. Thuốc khóa thụ thể Beta chống chỉ định tương đối trên những người có nguy cơ cao bị phản ứng phản vệ.

Các biện pháp bên dưới nên thực hiện khi cần thiết:

Thuốc kháng histamines như diphenhydramine 50-100 mg tiêm bắp hoặc tiêm mạch.

Phun khí dung albuterol hoặc aminophylline 0.25-0.5 g tiêm mạch đối với co thắt phế quản.

Cung cấp oxy.

Glucocorticoids (medrol 0.5-1.0 mg/kg tiêm mạch); không hiệu quả đới với triệu chứng cấp tính nhưng có thể giúp giảm bớt tình trạng hạ huyết áp co thắt phế quản hoặc nổi mày đay tái diễn sau đó.

Xem xét tiêm kháng nguyên dị ứng vào tay/chân: sử dụng garo đầu xa vị trí tiêm, tiêm 0.2 mL epinephrine 1:1000, và loại bỏ các ngòi côn trùng cắn nếu có.

Phòng ngừa

Tránh tiếp xúc với các kháng nguyên dị ứng, nếu có thể, xét nghiệm da là giải mẫn cảm đối với các chất như penicillin và nọc độc ong kiến thuộc bộ Bọ Cánh Màng, khi cần thiết. Mỗi cá nhân nên mang vòng đeo tay có thông tin y khoa và sử dụng khẩn cập bộ sơ cấp cứu epinephrine còn hiệu lực.

Bài viết cùng chuyên mục

Huyết khối tăng đông

Trong bệnh viện thường bắt đầu điều trị chống đông bằng heparin trong 4 đến 10 ngày, duy trì tiếp warfarin sau khi dùng đồng thời 3 ngày. Thời gian điều trị phụ thuộc vào bệnh nền.

Xuất huyết tiêu hóa trên: nguyên lý nội khoa

Chất hút từ ống thông mũi-dạ dày có nhiều máu, nếu từ bệnh sử không rõ nguồn chảy máu, có thể âm tính giả lên đến 16 phần trăm nếu máu đã ngừng chảy hoặc chảy máu nguồn gốc ở tá tràng.

Khó thở: nguyên lý nội khoa

Khó thở khi nằm thường thấy trong suy tim sung huyết. Khó thở về đêm thường thấy trong suy tim sung huyết và hen. Khó thở từng cơn gợi ý thiếu máu cơ tim, hen, hoặc thuyên tắc phổi.

Hội chứng nhiễm trùng tại chỗ với tiến trình khởi phát nhanh chóng

Các dấu hiệu đặc trưng có thể bao gồm phá hủy van nhanh chóng, phù phổi, hạ huyết áp, áp xe cơ tim, bất thường dẫn truyền và rối loạn nhịp, các sùi dễ vỡ lớn.

Rối loạn thông khí tăng giảm: nguyên lý nội khoa

Thông khí áp lực dương không xâm nhập trong khi ngủ, mang lại sự hỗ trợ về thông khí, và điều trị ngưng thở khi ngủ, do các bệnh thần kinh cơ.

Xơ cứng teo cơ một bên: nguyên lý chẩn đoán điều trị

Triệu chứng phổ biến ban đầu gồm yếu, mỏi cơ, cứng cơ, chuột rút và giật cơ ở bàn tay và cánh tay, thường đầu tiên ở cơ nội tại bàn tay.

Giảm bạch cầu: nguyên lý nội khoa

Ngoài các ổ nhiễm trùng thông thường, cần xem xét các xoang cạnh mũi, khoang miệng gồm cả răng và lợi, vùng hậu môn trực tràng; điều trị kinh nghiệm với các kháng sinh phổ rộng.

Hội chứng SIADH: nguyên lý chẩn đoán và điều trị

Các nguyên nhân gây ra SIADH bao gồm các khối u, nhiễm trùng phổi, rối loạn hệ thần kinh trung ương, và thuốc.

Rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học

Hội chứng giấc ngủ đến sớm là sự khởi phát ngủ sớm vào ban đêm và thức dậy sớm vào buổi sáng. Liệu pháp ánh sáng mạnh buổi tối trong vài giờ có thể hiệu quả.

Thiếu hụt vi dưỡng chất cần thiết: nguyên lý nội khoa

Liên quan tới nghiện rượu; luôn bù thiamine trước carbohydrate ở người nghiện rượu để tránh thiếu thiamine cấp, Liên quan tới suy dinh dưỡng protein năng lượng.

Thiếu hụt Aldosteron: suy tuyến thượng thận

Thiếu hụt aldosterone đơn thuần kèm theo sản xuất cortisol bình thường với giảm renin, như trong thiếu hụt aldosterone synthase di truyền.

Một số bệnh làm giảm lưu lượng động mạch ngoại vi

Heparin truyền tĩnh mạch được sử dụng nhằm ngăn ngừa lan tràn huyết khối. Trong trường hợp nhồi máu nặng, cấp tính, lấy huyết khối nội mạch.

Ngưng thở khi ngủ: nguyên lý nội khoa

Ngưng thở khi ngủ trung ương đặc trưng bởi tình trạng ngưng thở khi ngủ do mất đi sự gắng sức thở. Ngưng thở khi ngủ trung ương hay gặp ở bệnh nhân suy tim đột quỵ.

Giãn phế quản: nguyên lý nội khoa

Chẩn đoán giãn phế quản phụ thuộc vào biểu hiện lâm sàng, khi có các đấu hiệu Xquang phù hợp, ví dụ như hình ảnh đường ray, dấu hiệu vòng nhẫn.

Ung thư thực quản: nguyên lý nội khoa

Trong nuốt khó chụp barit cản quang kép được sử dụng hữu ích như xét nghiệm đầu tiên, nội soi dạ dày thực quản ngược dòng là xét nghiệm nhạy và đặc hiệu nhất.

Tắc cấp động mạch thận: nguyên lý nội khoa

Nhồi máu thận rộng gây đau, buồn nôn, nôn, tăng huyết áp, sốt, protein niệu, đái máu, tăng lactat dehydrogenase và aspartate aminotransferase.

Phù phổi: nguyên lý nội khoa

Giảm oxy máu liên quan đến các nối tắt trong phổi, giảm độ giãn nở của phổi cũng xảy ra. Ảnh hưởng trên lâm sàng có thể là khó thở nhẹ đến suy hô hấp nặng.

Bỏng lạnh: nguyên lý nội khoa

Các triệu chứng luôn gồm khiếm khuyết cảm giác sờ nông, đau, và cảm nhận nhiệt, Mô bị bỏng lạnh sâu có thể giống như sáp, xuất hiện các vết đốm, màu vàng hoặc tráng nhợt hơi tím.

Ung thư đầu và cổ: nguyên lý nội khoa

Tổn thương vòm họng thường không tạo ra triệu chứng cho đến khi giai đoạn muộn và sau đó gây viêm tai giữa huyết thanh một bên hay nghẹt mũi hay chảy máu mũi.

Chăm sóc trong những giờ cuối của bệnh nhân

Đặc biệt, bác sĩ cần tinh tế với cảm giác và sự tuyệt vọng của các thành viên trong gia đình. Họ nên yên tâm rằng bệnh đang đúng tiền trình của nó và sự chăm sóc của họ cho bệnh nhân không sai.

Cổ trướng: nguyên lý nội khoa

Đánh giá thường quy gồm khám toàn diện, protein, albumin, glucose, đếm và phân biệt tế bào, nhuộm Gram và nhuộm kháng acid, nuôi cấy, tế bào học; một số ca cần kiểm tra amylase.

Bệnh Alzheimer: nguyên lý chẩn đoán điều trị

Bệnh Alzheimer không thể chữa, và thuốc không có hiệu quả cao, chủ yếu là sử dụng thận trọng thuốc ức chế cholinesterase, quản lý triệu chứng của vấn đề hành vi.

Chứng mất ngủ: nguyên lý nội khoa

Tất cả bệnh nhân mất ngủ có thể trở nặng và làm bệnh kéo dài do các hành vi không có lợi cho việc bắt đầu và duy trì giấc ngủ. Vệ sinh giấc ngủ không cân xứng.

Bệnh Wilson: nguyên lý chẩn đoán điều trị

Tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán là mức độ đồng cao khi sinh thiết gan, Xét nghiệm di truyền thường không được làm vì rất nhiều loại đột biến.

Bệnh phổi kẽ: nguyên lý nội khoa

Các triệu chứng thường gặp trong bệnh phổi kẽ bao gồm khó thở và ho khan. Triệu chứng ban đầu và thời gian khởi phát có thể hỗ trợ trong chẩn đoán phân biệt.