Sốc nhiễm trùng với các biểu hiện ở da

2018-01-31 12:57 PM

Biểu hiện bóng xuất huyết với hoại tử và loét trung tâm và một vành ban đỏ trên bệnh nhân sốc nhiễm trùng do Pseudomonas aeruginosa hoặc Aeromonas hydrophila.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

1. Nổi ban dát sẩn: thường không khẩn cấp nhưng có thể xảy ra trong giai đoạn đầu của nhiễm trùng huyết do não mô cầu hoặc bệnh rickettsia.

2. Đốm xuất huyết: cần chú ý khẩn cấp khi kèm theo hạ huyết áp hoặc có biểu hiện ngộ độc

a. Nhiễm trùng huyết do não mô cầu: trẻ nhỏ có tiền căn tiếp xúc trong gia đình là yếu tố nguy cơ rõ nhất; sự bùng phát có thể xảy ra ở trường học, trung tâm chăm sóc ban ngày và doanh trại quân đội.

 i. Đốm xuất huyết bắt đầu xuất hiện ở cổ chân, cổ tay, nách và bề mặt niêm mạc và tiến triển đến ban xuất huyết và DIC.

ii. Các triệu chứng khác gồm đau đầu, buồn nôn, đau cơ, thay đổi tri giác, và dấu kích thích màng não.

iii. Tỷ lệ tử vong là 50–60%; khởi phát điều trị sớm có thể cứu được bệnh nhân.

b. Sốt phát ban miền núi Rocky: Tiền sử bị ve cắn và/hoặc du lịch hoặc hoạt động ngoài trời có thể giúp xác định chẩn đoán.

i. Ban xuất hiện khoảng ngày 3 (nhưng không boa giờ xuất hiện ở 10–15% bệnh nhân). Những vết ban nhợt màu trở nên xuất huyết, bắt đầu ở cổ tay và cổ chân và lan rộng sang 2 chân và thân người (lan hướng tâm), sau đó là lòng bàn tay và lòng bàn chân.

ii. Các triệu chứng khác gồm đau đầu, khó chịu, đua cơ, buồn nôn, nôn, và chán ăn. Trong những trường hợp nặng, có thể gặp hạ huyết áp, viêm não và hôn mê.

c. Bệnh sốt do rickettsia khác: Sốt phát ban Địa trung hải (Châu Phi, Tây Nam Á và Nam Trung Á, Nam Âu) đặc trưng bởi vảy do nhiễm trùng tại vị trí ve cắn và có tỷ lệ tử vong khoảng 50%. Sốt phát ban thành dịch xảy ra ở vùng nhiễm chấy rận, thường ở những nơi nghèo đói, chiến tranh hoặc thảm họa thiên nhiên; tỷ lệ ử vong là 10-15%. Trong bệnh sốt do ấu trùng mò (Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương), sinh vật gây bệnh được tìm thấy ở những nơi cây cối rậm rạp (vd: bờ sông); 1-35% bệnh nhân tử vong.

3. Ban xuất huyết bạo phát: biểu hiện da của DIC với những vùng bầm máu lớn và các bóng xuất huyết. Chủ yếu là do nhiễm Neisseria meningitidis những cũng có thể liên quan đến S. pneumoniae và Haemophilus influenzae trên bệnh nhân không có lách.

4. Hoại thư dạng loét nông: Biểu hiện bóng xuất huyết với hoại tử và loét trung tâm và một vành ban đỏ trên bệnh nhân sốc nhiễm trùng do Pseudomonas aeruginosa hoặc Aeromonas hydrophila.

5. Sang thương xuất huyết hặc bỏng rộp: có thể gây ra bởi Escherichia coli và các vi sinh vật thuộc Chi Vibrio (V. vulnificus và các phẩy khuẩn không gây tả khác từ nước biển hoặc các động vật có vỏ còn sống bị nhiễm bệnh), Aeromonas, và Klebsiella, đặc biệt trên những bệnh nhân có bệnh gan.

6. Chứng đỏ da: nổi ban giống như bỏng nắng lan rộng, thường liên quan đến hội chứng sốc nhiễm độc (TSS, được xác định dựa trên tiêu chuẩn lâm sàng: hạ huyết áp, suy đa cơ quan, sốt và phát ban) trên những bệnh nhân bị bệnh cấp tính; thường gặp TSS do staphylococci hơn TSS do streptococci.

Bài viết cùng chuyên mục

Say độ cao: nguyên lý nội khoa

Bệnh não có đặc điểm nổi bật là thất điều và thay đổi ý thức kèm tổn thương não lan tỏa nhưng nói chung không có dấu hiệu thần kinh khu trú.

Tâm phế mãn: nguyên lý nội khoa

Thở nhanh, nhịp đập thất phải dọc bờ trái xương ức, tiếng P2 lớn, tiếng T4 nghe bên phải, xanh tím, móng tay dùi trống là những biểu hiện muộn.

Bướu cổ đa nhân độc và u tuyến độc: nguyên lý chẩn đoán và điều trị

Ngoài các đặc điểm của bướu cổ, biểu hiện lâm sàng của bướu cổ đa nhân độc bao gồm cường giáp dưới lâm sàng hoặc nhiễm độc giáp nhẹ

Chấn thương đầu: nguyên lý nội khoa

Thay đổi tri giác kéo dài có thể do máu tụ trong nhu mô não, dưới màng nhện hay ngoài màng cứng tổn thương sợi trục lan tỏa trong chất trắng.

Nhiễm trùng huyết mà không có ổ nhiễm trùng rõ ràng

Bệnh Tularemia và bệnh dịch hạch có thể gây ra hôi chứng thương hàn hoặc nhiễm trùng huyết với tỷ lệ tử vong khoảng 30 phần trăm và nên được nghĩ đến khi có yếu tố dịch tễ.

Viêm cầu thận tiến triển nhanh: nguyên lý nội khoa

Điều trị chuẩn ban đầu cho viêm cầu thận tiến triển nhanh liên quan đến kháng thể kháng bạch cầu đa nhân gồm Methylprednisolon và Cyclophosphamid.

Giãn phế quản: nguyên lý nội khoa

Chẩn đoán giãn phế quản phụ thuộc vào biểu hiện lâm sàng, khi có các đấu hiệu Xquang phù hợp, ví dụ như hình ảnh đường ray, dấu hiệu vòng nhẫn.

Lách to: nguyên lý nội khoa

Dòng máu chảy qua lách cho phép lọc được mầm bệnh từ máu và duy trì việc kiểm soát chất lượng hồng cầu-chúng bị phá huỷ khi già và không biến dạng, và các thể vùi nội bào.

Ung thư chưa rõ nguyên phát: nguyên lý nội khoa

Khi khối U đã di căn, các xét nghiệm chẩn đoán nên làm để phát hiện các khối U có khả năng điều trị khỏi, như u limpho, bệnh Hodgkin, u tế bào mầm, ung thư buồng trứng.

Ngăn ngừa các biến chứng của bệnh nhân nặng

Huyết khối tĩnh mạch sâu có thể xảy ra mặc dù có thể dự phòng bằng heparin tiêm dưới da hoặc các thiết bị nén khí liên tục ở chi dưới và có thể xảy ra tại vị trí đặt catheter tĩnh mạch trung ương.

Chứng nito huyết: nguyên lý nội khoa

Khi suy thận nặng, triệu chứng thiếu máu có thể tiến triển dẫn đến một hoặc nhiều các triệu chứng sau, chán ăn, mất vị giác, nôn, buồn nôn, hôn mê, lơ mơ, run vỗ cánh, viêm màng phổi.

Dinh dưỡng đường ruột và ngoài ruột

Dinh dưỡng qua đường ruột dùng để cho ăn qua đường ruột, sử dụng các chất bổ sung đường miệng hoặc tiêm truyền của các công thức thông qua ống dẫn thức ăn khác nhau.

Viêm xoang mãn tính: nguyên lý nội khoa

Viêm xoang do nấm dị ứng, thấy ở những trường hợp có nhiều polyp mũi và hen, biểu hiện là viêm và dày đa xoang, rất nhiều bạch cầu ái toan trong dịch nhầy.

Ghép thận: nguyên lý nội khoa

Tạng ghép của người sống cho kết quả tốt nhất, phần vì tối ưu hóa sự liên kết các mô và phần vì thời gian đợi chờ có thể giảm đến mức tối thiểu.

Khối u gan: nguyên lý nội khoa

Phẫu thuật cắt bỏ hoặc ghép gan là quan điểm điều trị nhưng hiếm khi thành công. Điều trị khối u bằng sóng cao tần có thể gây hồi quy các khối u nhỏ.

Ung thư tinh hoàn: nguyên lý nội khoa

Khối tinh hoàn không đau là dấu hiệu cổ điển đầu tiên. Khi có biểu hiện đau, chẩn đoán phân biệt với viêm mào tinh hoàn hoặc viêm tinh hoàn.

Chọc dò tủy sống: nguyên lý nội khoa

Với bất kì tư thế nào, người bệnh đều phải gập người càng nhiều thì càng tốt. Ở tư thế nằm nghiêng, bệnh nhân gập người sao cho đầu gối chạm vào bụng như tư thế của thai nhi.

Xuất huyết khoang dưới nhện: nguyên lý nội khoa

Đau đầu dữ dội, đột ngột thường kèm mất tri giác tạm thời lúc khởi phát; thường có nôn ói. Chảy máu có thể gây tổn thương mô não kế bên và gây khiếm khuyết thần kinh khu trú.

Sự phát triển của khối u ung thư

Khi tế bào ác tính, động lực phát triển của chúng cũng tương tự các tế bào nình thường nhưng thiếu sự điều hòa. Vì các nguyên nhân chưa rõ, khối u phát triển theo đường cong Gompertzian.

Chọc dịch màng bụng: nguyên lý nội khoa

Đối với một chọc lớn khối lượng, hệ thống hút trực tiếp vào thùng chứa chân không lớn sử dụng kết nối ống là một lựa chọn thường được sử dụng.

Các bệnh phổi kẽ riêng biệt

Viêm phổi kẽ không điển hình về khía cạnh mô bệnh có thể thấy hình ảnh của bệnh về mô liên kết, liên quan tới dùng thuốc và viêm phổi ái toan.

Ngưng thở khi ngủ: nguyên lý nội khoa

Ngưng thở khi ngủ trung ương đặc trưng bởi tình trạng ngưng thở khi ngủ do mất đi sự gắng sức thở. Ngưng thở khi ngủ trung ương hay gặp ở bệnh nhân suy tim đột quỵ.

Bệnh viêm mạch: nguyên lý chẩn đoán điều trị

Hội chứng viêm mạch duy nhất có thể rất khác biệt với các đặc điểm lâm sàng, mức độ nghiêm trọng của bệnh, mô học và điều trị.

Rối loạn nhịp nhanh: nguyên lý nội khoa

Loạn nhịp với phức bộ QRS rộng có thể gợi ý nhịp nhanh thất hoặc nhịp nhanh trên thất với dẫn truyền rối loạn. Các yếu tố thúc đẩy nhịp nhanh thất bao gồm.

Đái tháo đường: nguyên lý chẩn đoán điều trị

Các thể đặc biệt khác bao gồm đái tháo đường do khiếm khuyết di truyềnvà rối loạn đơn gen hiếm gặp khác, bệnh về tuyến tụy ngoại tiết.