- Trang chủ
- Phác đồ - Test
- Nguyên lý y học nội khoa
- Rậm lông: rối loạn hệ sinh sản nữ giới
Rậm lông: rối loạn hệ sinh sản nữ giới
Cách tiếp cận khi xét nghiệm thừa androgen được mô tả trong hình. Buồng trứng đa nang là một nguyên nhân tương đối phổ biến gây rậm lông.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Các hormon tuyến yên, hormone tạo hoàng thể (LH) và hormone kích thích nang trứng (FSH), kích thích phát triển nang trứng và gây rụng trứng vào khoảng ngày 14 của chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày.
Nguyên nhân
Rậm lông, được định nghĩa là sự mọc lông quá nhiều giống nam giới, ảnh hưởng đến ~ 10% phụ nữ. Nó có thể có tính chất gia đình hoặc gây ra bởi buồng trứng đa nang, u buồng trứng hoặc u tuyến thượng thận, tăng sản thượng thận bẩm sinh, hội chứng Cushing, mang thai, và thuốc (androgen, uống thuốc tránh thai có chứa progestin có tác dụng nam hóa). Các thuốc khác, chẳng hạn như minoxidil, phenytoin, diazoxide, và cyclosporine, có thể gây ra sự phát triển quá mức của lông tơ không phụ thuộc androgen, dẫn đến rậm lông.
Đặc điểm lâm sàng
Mục tiêu chủ yếu đánh giá trên lâm sàng là sự phân bố lông và số lượng. Một phương pháp thường được sử dụng để đánh giá sự phát triển lông là chỉ số Ferriman-Gallwey.
Biểu hiện lâm sàng liên quan thừa androgen gồm có mụn và hói đầu kiểu nam giới (rụng tóc do nội tiết tố nam). Nam hóa, mặt khác, đề cập đến nồng độ androgen là đủ cao để gây ra trầm giọng, teo vú, tăng khối cơ bắp, âm vật to, và tăng ham muốn tình dục. Khai thác tiền sử bao gồm tiền sử chu kì kinh nguyệt và tuổi khởi phát, quá trình phát triển, và sự phân bố phát triển lông. Xuất hiện đột ngột của rậm lông, tiến triển nhanh chóng, và nam hóa gợi ý bệnh nhân bị khối u buồng trứng hoặc u tuyến thượng thận.
Chẩn đoán
Cách tiếp cận khi xét nghiệm thừa androgen được mô tả trong hình. Buồng trứng đa nang là một nguyên nhân tương đối phổ biến gây rậm lông. Các thử nghiệm dexamethasone ức chế androgen (uống 0.5 mg mỗi 6 h × 4 ngày, với nồng độ testosterone tự do thu được trước và sau khi uống dexamethasone) có thể phân biệt được thừa androgen do buồng trứng hay do thượng thận. Ức chế không hoàn toàn cho thấy thừa androgen do buồng trứng. Tăng sản thượng thận bẩm sinh do thiếu hụt 21-hydroxylase có thể được loại trừ bởi nồng độ 17-hydroxyprogesterone <6 nmol/L (<2μg/L) khi xét nghiệm vào buổi sáng trong giai đoạn nang trứng hoặc 1 giờ sau khi uống 250 μg cosyntropin. CT có thể đánh giá vị trí khối u thượng thận, và siêu âm có thể xác định khối u buồng trứng, nếu lâm sàng gợi ý đến những bệnh này.
Hình. Sơ đồ đánh giá và chẩn đoán phân biệt các nguyên nhân gây rậm lông. ACTH, hormon vỏ thượng thận; CAH, Tăng sản thượng thận bẩm sinh; DHEAS, dạng sulfate của dehydroepiandrosterone; PCOS, Hội chứng buồng trứng đa nang.
Điều trị
Điều trị nguyên nhân tiềm ẩn có khả năng khắc phục (ví dụ, hội chứng Cushing, u tuyến thượng thận hoặc u buồng trứng) cũng cải thiện rậm lông. Trong rậm lông vô căn hoặc buồng trứng đa nang, điều trị bằng thuốc hoặc điều trị theo triệu chứng cơ thể được chỉ định.Phương pháp điều trị không dùng thuốc bao gồm (1) tẩy lông; (2) làm rụng lông bằng cạo lông và điều trị hóa chất; và (3) triệt lông như nhổ lông, tẩy lông bằng sáp, bằng điện phân, và dùng laser. Điều trị thuốc gồm uống thuốc tránh thai chứa nội tiết progestin thấp và spironolactone (100-200mg/ngày đường uống), thường kết hợp với nhau. Flutamide cũng có hiệu quả như thuốc kháng androgen, nhưng dùng thuốc này bị hạn chế vì gây độc cho gan. Glucocorticoid (dexamethasone, 0,25-0,5 mg lúc đi ngủ, hoặc prednisone, 5-10 mg vào lúc đi ngủ) là phương pháp điều trị cho các bệnh nhân bị tăng sản thượng thận bẩm sinh. Giảm phát triển lông khi điều trị bằng thuốc thường là không rõ ràng cho đến 6 tháng sau khi bắt đầu điều trị thuốc và do đó nên sử dụng kết hợp với các phương pháp điều trị không dùng thuốc.
Bài viết cùng chuyên mục
Hội chứng Sjogren: nguyên lý chẩn đoán và điều trị
Một rối loạn miễn dịch đặc trưng bởi sự phá hủy tiến triển tế bào lympho của các tuyến ngoại tiết thường dẫn đến triệu chứng khô mắt và miệng.
Xanh tím: nguyên lý nội khoa
Ngón tay dùi trống có thể do di truyền, vô căn hoặc mắc phải do ung thư phổi, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, giãn phế quản, hoặc xơ gan.
Đột quỵ: nguyên lý nội khoa
Hầu hết đột quỵ do thiếu máu do tắc nghẽn huyết khối các mạch máu não lớn; huyết khối có thể có nguồn gốc từ tim, cung động mạch chủ hoặc những sang thương động mạch khác.
Bỏng lạnh: nguyên lý nội khoa
Các triệu chứng luôn gồm khiếm khuyết cảm giác sờ nông, đau, và cảm nhận nhiệt, Mô bị bỏng lạnh sâu có thể giống như sáp, xuất hiện các vết đốm, màu vàng hoặc tráng nhợt hơi tím.
Xơ gan mật tiên phát: nguyên lý chẩn đoán điều trị
Hội chứng Sjogren, bệnh mạch collagen, viêm tuyến giáp, viêm cầu thận, thiếu máu ác tính, toan hóa ống thận.
Tràn khí màng phổi: nguyên lý nội khoa
Tràn khí màng phổi do chấn thương, là hậu quả của chấn thương lồng ngực dạng xuyên thấu hoặc không, thường có chỉ định mở màng phổi dẫn lưu.
Hội chứng kháng phospholipid: nguyên lý chẩn đoán điều trị
Hội chứng kháng phospholipid tai họa là bệnh huyết khối tắc mạch tiến triển nhanh có liên quan đến ba hệ thống cơ quan.
Phù phổi cấp: nguyên lý nội khoa
Bệnh nhân có biểu hiện bệnh lý nặng, thường vã mồ hôi, đột ngột ngồi bật dậy, thở nhanh, xanh tái có thể biểu hiện. Ran phổi hai phế trường, tiếng tim thứ ba có thể xuất hiện.
Bệnh lý màng ngoài tim, nguyên lý nội khoa
Đau ngực, có thể đau dữ dội, làm nhầm lẫn với nhồi máu cơ tim cấp, nhưng có đặc điểm là đau nhói, đau kiểu màng phổi, và thay đổi theo tư thế
Bạch cầu cấp thể lympho/u lympho: nguyên lý nội khoa
Điều trị tích cực gắn với độc tính cao liên quan đến nền suy giảm miễn dịch. Glucocorticoid làm giảm tình trạng tăng canxi máu. Khối u có đáp ứng với điều trị nhưng thường trong thời gian ngắn.
Khám vận động: nguyên lý chẩn đoán điều trị
Đánh giá sức chi trên bằng sự trôi cơ sấp và lực của phản xạ cổ tay, ngón tay, Đánh giá sức chi dưới yêu cầu bệnh nhân đi lại bình thường, đi bằng gót chân, bằng ngón chân.
Tăng áp lực tĩnh mạch cửa: nguyên lý chẩn đoán điều trị
Biến chứng chính của tăng áp lực tĩnh mạch cửa là giãn tĩnh mạch thự quản dạ dày kèm xuất huyết, cổ trướng, tăng hoạt lách, bệnh não gan.
Xơ vữa động mạch ngoại vi: nguyên lý nội khoa
Đo áp lực và siêu âm Doppler mạch ngoại vi trước và trong khi hoạt động nhằm định vị chỗ hẹp, chụp cộng hưởng từ mạch máu, chụp CT mạch máu.
Ung thư phổi: nguyên lý nội khoa
Khối u trung tâm nội phế quản gây ho, ho ra máu, khò khè, khó thở, viêm phổ. Tổn thương ngoại biên gây đau, ho, khó thở, triệu chứng của áp xe phổi bắt nguồn từ khối chiếm chỗ.
Say độ cao: nguyên lý nội khoa
Bệnh não có đặc điểm nổi bật là thất điều và thay đổi ý thức kèm tổn thương não lan tỏa nhưng nói chung không có dấu hiệu thần kinh khu trú.
Viêm gan do thuốc và nhiễm độc
Liều và thời điểm khởi phát có thể thay đổi; một số nhỏ bệnh nhân phơi nhiễm bị ảnh hưởng, có thể sốt, phán ban, đau khớp, rối loạn bạch cầu ưa acid.
Bệnh lắng đọng canxi apatit và canxi oxalat
Apatit là yếu tố quan trọng trong chứng khớp vai Milwaukee, một bệnh khớp phá hủy của người già xảy ra ở khớp vai và khớp gối.
Hạ và tăng magie máu: nguyên lý chẩn đoán điều trị
Giảm Mg huyết thường do những rối loạn ở thận hoặc phân phối Mg ở ruột và được phân loại như nguyên phát hoặc thứ phát.
Bệnh hạch bạch huyết: nguyên lý nội khoa
Khi một tế bào T tiếp xúc với một kháng nguyên mà nó nhận ra, nó sẽ tăng sinh và đến mạch bạch huyết đi. Mạch bạch huyết đi chứa đầy các kháng nguyên và tế bào T đặc hiệu.
Hội chứng SIADH: nguyên lý chẩn đoán và điều trị
Các nguyên nhân gây ra SIADH bao gồm các khối u, nhiễm trùng phổi, rối loạn hệ thần kinh trung ương, và thuốc.
Nhiễm khuẩn tiết niệu: nguyên lý nội khoa
Yếu tố nguy cơ của viêm bàng quang cấp gồm sử dụng màng ngăn diệt tinh trùng gần đây, quan hệ tình dục thường xuyên, tiền sử nhiễm trùng tiết niệu.
Bệnh cơ tim và viêm cơ tim, nguyên lý nội khoa
Cơ tim gia tăng độ cứng làm giảm khả năng giãn của tâm thất, áp suất tâm trương tâm thất gia tăng. Các nguyên nhân bao gồm các bệnh lý thâm nhiễm
Dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch: nguyên lý nội khoa
Các nguy cơ của dinh dưỡng đường tĩnh mạch bao gồm các biến chứng cơ học từ chèn ép của ống truyền dịch, nhiễm trùng huyết do catheter, quá tải dịch, tăng đường huyết.
Viêm bàng quang kẽ: nguyên lý nội khoa
Không giống như đau vùng chậu phát sinh từ các nguồn khác, đau do viêm bàng quang kẽ càng trầm trọng hơn khi đổ đầy bàng quang, và giảm khi bàng quang rỗng.
Mãn kinh: rối loạn hệ sinh sản nữ giới
Các triệu chứng mãn kinh thường gặp nhất là vận mạch không ổn định, thay đổi tâm trạng, mất ngủ, và teo biểu mô niệu sinh dục và da.