Nhiễm khuẩn tai ngoài: nguyên lý nội khoa

2018-02-22 05:41 PM

Điều trị đòi hỏi phải dùng kháng sinh hoạt động toàn thân chống lại các tác nhân gây bệnh phổ biến nhất, Pseudomonas aeruginosa và S. aureus, và thường bao gồm một penicilin.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Khi không có hạch tại chỗ hoặc khu vực, tìm các nguyên nhân viêm mà không do nhiễm trùng, trong đó có chấn thương, vết côn trùng cắn, và tiếp xúc với môi trường thường liên quan hơn là những bệnh tự miễn (ví dụ, lupus) hoặc viêm mạch [ví dụ, u hạt với viêm nhiều mạch (Wegener)].

Viêm mô tế bào tai ngoài

Đau, ban đỏ, sưng, và nóng tai ngoài, đặc biệt là dái tai, sau khi bị chấn thương nhỏ. Điều trị bằng gạc ấm và thuốc kháng sinh hoạt động chống S. aureus và Streptococcus (ví dụ, dicloxacillin).

Viêm màng bao sụn tai ngoài

Nhiễm trùng màng sụn của sụn tai ngoài sau chấn thương nhỏ (ví dụ,xỏ khuyên tai). Các nhiễm trùng có thể gần giống với viêm mô tế bào tai ngoài , mặc dù dái tai ít khi bị viêm trong viêm màng bao sụn tai ngoài.

Điều trị đòi hỏi phải dùng kháng sinh hoạt động toàn thân chống lại các tác nhân gây bệnh phổ biến nhất, Pseudomonas aeruginosa và S. aureus, và thường bao gồm một penicilin chống pseudomonal hoặc một penicillin kháng penicilinase (ví dụ, nafcillin) cùng với một quinolone chống pseudomonal (ví dụ, CIP-rofloxacin). Phẫu thuật dẫn lưu có thể cần thiết; dịch có thể hết sau vài tuần.

Nếu viêm màng bao sụn tai ngoài không đáp ứng với điều trị thích hợp,tìm các nguyên nhân viêm không do nhiễm trùng (ví dụ, viêm đa sụn tái phát).

Viêm tai ngoài

Tập hợp các bệnh liên quan chủ yếu đến ống tai ngoài và hậu quả do nóng, ẩm, với bong vảy và ẩm ướt của biểu mô ống tai ngoài. Tất cả các bệnh chủ yếu là do vi khuẩn; P. aeruginosa và S. aureus là những tác nhân gây bệnh phổ biến nhất.

Viêm tai ngoài khu trú cấp tính

nhọt ở một phần ba ngoài của ống tai, thường do S. aureus. Điều trị bao gồm penicilin chống tụ cầu đường uống (ví dụ, dicloxacillin), với phẫu thuật dẫn lưu trong trường hợp hình thành áp xe.

Viêm tai ngoài lan tỏa cấp tính (swimmer’s ear)

Nhiễm trùng ống tai ướt, sưng tấy mà thường là do P. aeruginosa và được đặc trưng bởi đau dữ dội, ban đỏ và sưng tấy của ống tai và chảy mủ trắng từ tai. Điều trị bao gồm làm sạch ống tai để loại bỏ các mảnh vụn và sử dụng kháng sinh tại chỗ (ví dụ, các chế phẩm có neomycin và polymyxin), có hoặc không dùng glucocorticoid để giảm viêm.

Viêm tai ngoài mãn tính

Hồng ban, tróc vảy, ngứa, viêm da không đau thường phát sinh từ chảy nước tai kéo dài do nhiễm trùng tai giữa mạn tính, các nguyên nhân khác gây kích thích lặp đi lặp lại, hoặc nhiễm trùng mãn tính hiếm gặp như bệnh lao hay bệnh phong. Điều trị bao gồm việc xác định và loại bỏ các yếu tố ảnh hưởng, điều trị khỏi hoàn toàn thường là khó.

Viêm tai ngoài ác tính hoặc hoại tử

Là một nhiễm trùng tiến triển chậm đặc trưng bởi chảy mủ tai, hồng ban ở tai và ống tai ngoài sưng tấy, và đau tai dữ dội tương xứng với khám trên lâm sàng, với mô hạt xuất hiện ở thành sau dưới của ống tai, gần đường giao nhau của xương và sụn.

Bệnh này có khả năng đe dọa tính mạng, xảy ra chủ yếu ở những trường hợp bị bệnh tiểu đường hoặc suy giảm miễn dịch người già, có thể liên quan đến nền sọ, màng não, các dây thần kinh sọ não và não.

P. aeruginosa là tác nhân gây bệnh phổ biến nhất, nhưng trực khuẩn gram âm khác, S. aureus, Staphylococcus epidermidis, và Aspergillus cũng là tác nhân gây bệnh.

Mẫu sinh thiết mô hạt (hoặc các mô sâu hơn) nên được lấy để cấy.

Điều trị liên quan đến việc dùng kháng sinh toàn thân trong 6-8 tuần và bao gồm thuốc chống pseudomonas (ví dụ, piperacillin, ceftazidime) với một thuốc aminoglycoside hoặc fluoroquinolone; kháng sinh nhỏ giọt có hoạt tính chống Pseudomonas, kết hợp với glucocorticoid, được sử dụng như liệu pháp bổ trợ.

Tái phát lên đến 20% các trường hợp. Kiểm soát đường huyết tích cực trong trường hợp bị tiểu đường giúp điều trị và phòng ngừa tái phát.

Bài viết cùng chuyên mục

Một số bệnh rối loạn xương

Điều trị bệnh lý nền đường ruột, NSAIDs có thể làm giảm các triệu chứng ở khớp nhưng có thể làm bùng phát bệnh đường ruột.

Đau vùng chậu: rối loạn hệ sinh sản nữ giới

Xác định liệu rằng cơn đau là cấp tính hay mãn tính, liên tục hay co thắt từng đợt, và theo chu kỳ hay không theo chu kỳ sẽ giúp chỉ định thêm các xét nghiệm.

Ung thư nội mạc tử cung: nguyên lý nội khoa

Ở phụ nữ có phân độ mô học không rõ, xâm lấn cơ tử cung sâu, hoặc liên quan kéo dài xuống đoạn thấp hay cổ tử cung, xạ trị trong hốc hoặc xạ trị kẽ được chỉ định.

Nhuyễn xương: nguyên lý chẩn đoán điều trị

Trong nhuyễn xương tiến triển, có thể bị giảm calci máu do huy động canxi từ xương chưa khoáng hóa đầy đủ.

Các bệnh suy giảm miễn dịch nguyên phát

Hậu quả của suy giảm miễn dịch nguyên phát thay đổi rất rộng như sự khiếm khuyết chức năng của các phân tử và bao gồm tổn thương bị nhiễm trùng.

U tuyến yên: nguyên lý chẩn đoán điều trị

U tuyến yên là khối u đơn dòng lành tính phát sinh từ một trong năm loại tế bào thùy trước tuyến yên và có thể gây ra các tác dụng trên lâm sàng.

Nhiễm trùng huyết mà không có ổ nhiễm trùng rõ ràng

Bệnh Tularemia và bệnh dịch hạch có thể gây ra hôi chứng thương hàn hoặc nhiễm trùng huyết với tỷ lệ tử vong khoảng 30 phần trăm và nên được nghĩ đến khi có yếu tố dịch tễ.

Tăng áp lực nội sọ: nguyên lý nội khoa

Tăng áp lực nội sọ có thể xảy ra ở rất nhiều các bệnh lý gồm chấn thương đầu, xuất huyết trong nhu mô não, xuất huyết khoang dưới nhện với não úng thủy và suy gan đột ngột.

Sỏi mật: nguyên lý nội khoa

Phần lớn sỏi mật phát triển thầm lặng nghĩa là bệnh nhân không có biểu hiện triệu chứng gì. Triệu chứng xuất hiện khi sỏi gây viêm hoặc tắc ống túi mật hoặc ống mật chủ.

Bệnh bướu cổ không độc: nguyên lý chẩn đoán và điều trị

Bướu giáp dưới xương ức có thể cản trở phía trên ngực và nên đánh giá với các phép đo lưu lượng hô hấp và CT hoặc MRI ở bệnh nhân có dấu hiệu hoặc triệu chứng.

Xuất huyết: nguyên lý nội khoa

Nghĩ đến khi có thời gian máu chảy kéo dài trong khi số lượng tiểu cầu bình thường. Bất thường trong kết dính tiểu cầu, kết tập và giải phóng hạt.

Ung thư tụy và u tuyến nội tiết của đường tiêu hóa và tụy

U tiết glucagon liên quan đến đái tháo đường và ban đỏ di truyền hoại tử, a characteristic red, raised, scaly rash thường ở vị trí vùng mặt, bụng, perineum, and distal extremities.

Suy tim: nguyên lý nội khoa

X quang ngực có thể thấy tim to, tái phân phối tuần hoàn phổi, đường Kerley B, tràn dịch màng phổi. Rối loạn chức năng co bóp và tâm trương thất trái có thể tiếp cận bằng siêu âm tim Doppler.

Đái tháo nhạt: nguyên lý chẩn đoán điều trị

Đái tháo nhạt do thận là do kháng hormon AVP ở thận, nó có thể là do di truyền hoặc mắc phải do tiếp xúc với thuốc.

Bệnh phổi kẽ: nguyên lý nội khoa

Các triệu chứng thường gặp trong bệnh phổi kẽ bao gồm khó thở và ho khan. Triệu chứng ban đầu và thời gian khởi phát có thể hỗ trợ trong chẩn đoán phân biệt.

Xuất huyết tiêu hóa trên: nguyên lý nội khoa

Chất hút từ ống thông mũi-dạ dày có nhiều máu, nếu từ bệnh sử không rõ nguồn chảy máu, có thể âm tính giả lên đến 16 phần trăm nếu máu đã ngừng chảy hoặc chảy máu nguồn gốc ở tá tràng.

Xơ cứng teo cơ một bên: nguyên lý chẩn đoán điều trị

Triệu chứng phổ biến ban đầu gồm yếu, mỏi cơ, cứng cơ, chuột rút và giật cơ ở bàn tay và cánh tay, thường đầu tiên ở cơ nội tại bàn tay.

Bệnh sỏi thận: nguyên lý nội khoa

Sỏi bể thận có thể không có triệu chứng hoặc gây đái máu đơn thuần, tắc nghẽn có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào dọc theo đường tiết niệu.

Tăng kali máu: nguyên lý nội khoa

Trong phần lớn các trường hợp, tăng Kali máu là do giảm bài tiết K+ ở thận. Tuy nhiên, tăng K+ nhập vào qua ăn uống có thể gây ảnh hưởng lớn đến những bệnh nhân dễ nhạy cảm.

Khám tâm thần

Ký ức xa hơn được đánh giá bằng khả năng cung cấp bệnh sử hay hoạt động sống cá nhân của bệnh nhân theo trình tự thời gian.

Amiodarone: thuốc gây bất thường chức năng tuyến giáp

Amiodarone là thuốc chống loạn nhịp tim type III có một số cấu trúc tương tự với hormon tuyến giáp và có hàm lượng iốt cao.

Nhận định rối loạn acid base

Để giới hạn thay đổi pH, rối loạn chuyển hóa sẽ được bù trừ ngay lập tức trong hệ thống; bù trừ qua thận trong rối loạn hô hấp thì thường chậm hơn.

Biến chứng sốt và giảm bạch cầu đa nhân trung tính khi điều trị ung thư

Nên lấy hai mẫu máu từ hai vị trí khác nhau và chụp X quang ngực, và các cận lâm sàng thêm nê được chỉ định tùy theo các dấu hiệu lâm sàng từ bệnh sử và thăm khám.

Phương tiện hình ảnh học thần kinh

Xuất hiện nhiều kĩ thuật can thiệp hình ảnh học thần kinh bao gồm tắc mạch, coiling, và đặt stent mạch máu cũng như can thiệp cột sống như chụp đĩa gian đốt sống.

Ung thư tiền liệt tuyến: nguyên lý nội khoa

Với bệnh nhân đã đi căn xa, điều trị ức chế sản xuất androgen là 1 lựa chọn. Phẫu thuật cắt tinh hoàn có hiệu quả, nhưng hầu hết bệnh nhân thích dùng thuốc leuprolide.