- Trang chủ
- Phác đồ - Test
- Nguyên lý y học nội khoa
- Một số rối loạn thần kinh sọ
Một số rối loạn thần kinh sọ
Một số rối loạn thần kinh sọ, rối loạn cảm giác mùi, đau thần kinh thiệt hầu, nuốt khó và khó phát âm, yếu cổ, liệt lưỡi.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Rối loạn cảm giác mùi
Rối loạn thần kinh khứu giác (I) là do sự can thiệp tiếp xúc của mùi thơm với biểu mô thần kinh khứu giác (mất tiếp xúc), tổn thương vùng thụ thể (mất cảm giác), hay phá huỷ con đường khứu giác trung tâm (mất thần kinh). Nguyên nhân của rối loạn khứu giác được tóm tắt trong bảng; ngoài lão hoá thì nhiễm trùng đường hô hấp trên, chấn thương đầu và viêm xoang mũi mạn tính cũng thường gặp. Hơn nửa số người từ 65 đến 80 tuổi mắc rối loạn chức năng khứu giác là vô căn. Bệnh nhân thường than phiền mất cảm giác mùi vị mặc dù ngưỡng mùi của họ trong giới hạn bình thường.
BẢNG. RỐI LOẠN VÀ TÌNH TRẠNG LIÊN QUAN TỔN THƯƠNG CHỨC NĂNG KHỨU GIÁC KHI KIỂM TRA KHỨU GIÁC
Điều trị rối loạn cảm giác mùi
Điều trị viêm mũi dị ứng, viêm mũi vi khuẩn, viêm xoang, u, polyp, bất thường giải phẫu xoang mũi thường có hiệu quả trong việc phục hồi khứu giác.
Không có bằng chứng điều trị mất cảm giác thần kinh khứu giác, may mắn, tự phục hồi có thể xảy ra.
Trường hợp do tiếp xúc với khói thuốc lá và các hóa chất độc hại trong không khí khác có thể phục hồi nếu ngừng tiếp xúc.
Một nghiên cứu báo cáo rằng bệnh nhân bị giảm khứu giác có thể được hưởng lợi từ ngửi mùi mạnh trước khi đi ngủ và khi tỉnh dậy trong suốt nhiều tháng.
Đau thần kinh thiệt hầu
Đây là hình thức của đau dây thần kinh IX (thiệt hầu) và đôi khi một phần dây X (lang thang). Kịch phát, đau dữ dội ở hố amidan của họng có thể giảm bằng cách nuốt. Không thể chứng minh mất cảm giác và vận động. Những bệnh khác ảnh hưởng đến thần kinh này gồm herpes zoster hay bệnh thần kinh chèn do khối u hay phình mạch ở lỗ tĩnh mạch cảnh (khi có liên quan với liệt thần kinh lang thang và thần kinh phụ).
Điều trị đau thần kinh thiệt hầu
Điều trị thuốc thì tương tự như đau thần kinh sinh ba, carbamazepine thì thường là lựa chọn đầu tiên.
Nếu thuốc không hiệu quả, phẫu thuật (gồm giải chèn ép vi mạch máu, nếu mạch máu bị chèn ép, hay cắt rễ thần kinh thiệt hầu và lang thang ở phồng cảnh) thì thường hiệu quả.
Nuốt khó và khó phát âm
Có thể do tổn thương thần kinh lang thang (X). Tổn thương một bên làm rủ khẩu cái mềm, mất phản xạ gag, và thay đổi hai bên thành họng làm khàn, giọng mũi. Nguyên nhân gồm ung thư, nhiễm trùng màng não, khối u và tổn thương mạch máu ở hành não, bệnh thần kinh vận động (vd ALS) hay chén ép thần kinh quặt ngược thanh quản bởi khối trong ngực. Phình cung động mạch chủ, lớn nhĩ trái, khối u trung thất và phế quản cũng là nguyên nhân thường gặp của liệt dây thanh đơn độc, hơn là rối loạn nội sọ.
Một lượng đáng kể các trường hợp liệt thanh quản tái phát là vô căn. Với liệt thanh quản, đầu tiên xác định vị trí tổn thương. Nếu bên trong hành não, thường có triệu chứng của tiểu não hay thân não. Nếu ngoài hành não, dây thần kinh thiệt hầu (IX) và thần kinh phụ (XI) thường bị tổn thương (hội chứng lỗ tĩnh mạch cảnh). Nếu ngoài họp sọ ở lồi não bên sau hay khoang sau tuyến mang tai, có liệt kết hợp dây IX, X, XI và XII hay hội chứng Horner. Nếu không có mất cảm giác ở vòm miệng và họng và không yếu vòm miệng hay khó nuốt, tổn thương nằm bên dưới nhánh hầu, rời khỏi thần kinh lang thang ở vùng đốt sống cổ; sau đó vị trí thông thường của bệnh là trong trung thất.
Yếu cổ
Tổn thương đơn độc thần kinh phụ (XI) có thể xảy ra bất kỳ nơi nào dọc đường đi của nó, kết quả là liệt cơ ức đòn chũm và cơ thang. Phổ biến hơn, tổn thương kết hợp với khiếm khuyết dây thần kinh IX và X tại lỗ tĩnh mạch cảnh hay sau khi thoát khỏi họp sọ. Bệnh thần kinh phụ vô căn, giống liệt Bell, đã được mô tả; hầu hết bệnh nhân hồi phụ nhưng nó có thể tái phát ở một vài trường hợp.
Liệt lưỡi
Thần kinh hạ thiệt (XII) cho các sợi đến cơ lưỡi cùng bên. Nhân thần kinh hay những sợi li tâm có thể bị tổn thương bởi sang thương bên trong hành não như khối u, bại liệt, hay bệnh thần kinh vận động thường gặp. Tổn thương màng não đáy sọ hay xương chẩm (sọ đáy dẹt, nhô lồi cầu xương chẩm, bệnh Paget) có thể chèn ép đường đi bên ngoài hành não hay trong ống thần kinh hạ thiệt. Sang thương đơn độc không rõ nguyên nhân có thể xảy ra. Teo và rung lưỡi phát triển từ vài tuần đến vài tháng sau khi gián đoạn thần kinh.
Bài viết cùng chuyên mục
Ngưng thở khi ngủ: nguyên lý nội khoa
Ngưng thở khi ngủ trung ương đặc trưng bởi tình trạng ngưng thở khi ngủ do mất đi sự gắng sức thở. Ngưng thở khi ngủ trung ương hay gặp ở bệnh nhân suy tim đột quỵ.
Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: nguyên lý nội khoa
Kê đơn kháng sinh không phù hợp trong nhiễm khuẩn đường hô hấp trên là một nguyên nhân hàng đầu của kháng kháng sinh của các tác nhân gây bệnh mắc phải trong cộng đồng như Streptococcus pneumoniae.
Bệnh bạch cầu kinh dòng lympho/u lympho
Thường chỉ định điều trị hỗ trợ cho đến khi xuất hiện thiếu máu hoặc giảm tiểu cầu. Khi đó, các xét nghiệm được chỉ định để tìm nguyên nhân gây thiếu máu hoặc giảm tiểu cầu.
Khó tiêu: nguyên lý nội khoa
Sự hiện diện của các triệu chứng khó nuốt, nuốt đau, giảm cân không giải thích được, nôn ói tái phát dẫn đến mất nước, mất máu tiềm ẩn hoặc nhiều, hoặc có một khối u sờ được.
Áp xe phổi: nguyên lý nội khoa
Các mẫu đờm có thể được nuôi cấy để phát hiện ra vi khuẩn hiếu khí nhưng lại có độ tin cậy không cao trong nuôi cấy vi khuẩn kỵ khí.
Bệnh Alzheimer: nguyên lý chẩn đoán điều trị
Bệnh Alzheimer không thể chữa, và thuốc không có hiệu quả cao, chủ yếu là sử dụng thận trọng thuốc ức chế cholinesterase, quản lý triệu chứng của vấn đề hành vi.
Bạch cầu kinh dòng tủy: nguyên lý nội khoa
Các triệu chứng phát triển từ từ, chóng mệt, mệt mỏi, chán ăn, bụng khó chịu và cảm giác no sớm do lách to, tăng tiết mồ hôi. Thỉnh thoảng các bệnh nhân được phát hiện tình cờ dựa trên số lượng bạch cầu tăng.
Tiếp cận bệnh nhân chèn ép tủy sống
Trên những bệnh nhân có triệu chứng tuỷ sống, bước đầu tiên là loại trừ chèn ép do khối u có thể điều trị được. Bệnh lý chèn ép thường có các dấu hiệu cảnh báo.
Hạ đường huyết: nguyên lý nội khoa
Hạ đường huyết tái phát làm thay đổi ngưỡng của các triệu chứng thần kinh thực vật và đáp ứng chống điều hòa với mức glucose thấp, dẫn đến mất ý thức do hạ đường huyết.
Viêm khớp dạng thấp: nguyên lý chẩn đoán và điều trị
Một bệnh đa cơ quan mạn tính không rõ nguyên nhân đặc trưng bởi viêm màng hoặt dịch dai dẳng, thường liên quan đến các khớp ngoại biên đối xứng.
Viêm thực quản: nguyên lý nội khoa
Bệnh thường tự giới hạn ở bệnh nhân có hệ miễn dịch bình thường; lidocaine dạng thạch có thể làm giảm đau, ở những bệnh nhân bệnh kéo dài và suy giảm miễn dịch.
Ung thư da biểu mô tế bào vảy: nguyên lý nội khoa
Hay gặp nhất là cắt bỏ tại chỗ và phẫu thuật vi phẫu Mohs; xạ trị một số ca chọn lọc. Bệnh di căn có thể điều trị bằng xạ trị hoặc liệu pháp sinh học kết hợp.
Buồn ngủ ngày quá mức
Phân biệt sự buồn ngủ do sự mệt mỏi chủ quan của người bệnh có thể khó khăn. Đo thời gian ngủ ngày có thể thực hiện ở phòng thí nghiệm kiểm tra các giấc ngủ ban ngày.
Nhiễm trùng huyết mà không có ổ nhiễm trùng rõ ràng
Bệnh Tularemia và bệnh dịch hạch có thể gây ra hôi chứng thương hàn hoặc nhiễm trùng huyết với tỷ lệ tử vong khoảng 30 phần trăm và nên được nghĩ đến khi có yếu tố dịch tễ.
Ung thư đại trực tràng và hậu môn
Phần lớn ung thư đại tràng có nguồn gốc từ các polyp tuyến. Các bậc di truyền từ polyp đến loạn sản thành ung thư tại chỗ, ung thư thâm nhiễm đã được xác định.
Hội chứng Cushing: cường năng tuyến thượng thận
Béo phì, tăng huyết áp, loãng xương, rối loạn tâm lý, mụn trứng cá, rậm lông, vô kinh, và bệnh đái tháo đường tương đối không đặc hiệu
Hội chứng nhiễm trùng tại chỗ với tiến trình khởi phát nhanh chóng
Các dấu hiệu đặc trưng có thể bao gồm phá hủy van nhanh chóng, phù phổi, hạ huyết áp, áp xe cơ tim, bất thường dẫn truyền và rối loạn nhịp, các sùi dễ vỡ lớn.
Tiếp cận bệnh nhân suy đa phủ tạng: nguyên lý nội khoa
Suy đa phủ tạng là một hội chứng được định nghĩa bởi có đồng thời sự giảm chức năng hoặc suy hai hay nhiều cơ quan ở những bệnh nhân có bệnh nặng.
Một số vấn đề về độ cao
Đầy hơi, bụng trướng,trung tiên nhiều có thể do giảm áp xuất khí quyển. Tiêu chảy không liên quan đến độ cao nhưng có thể do vi khuẩn kí sinh trùng, một vấn đề phổ biến.
Phòng các biến chứng của xơ vữa động mạch
Các hướng dẫn Chương trình giáo dục về cholesterol quốc gia dựa trên nồng độ LDL huyết tương và các yếu tố nguy cơ khác.
Bệnh trung thất: nguyên lý nội khoa
Có nhiều loại u trung thất khác nhau được xác định tại trung thất trước, giữa và sau. Các khối u hay gặp nhất trong trung thất trước là u tuyến ức, u lympho, u teratom và khối tuyến giáp.
Viêm cột sống dính khớp: nguyên lý chẩn đoán và điều trị
MRI là lựa chọn khi phim x quang không chuẩn bị không cho thấy bất thường khớp cùng-chậu và có thể cho thấy viêm nội khớp sớm, thay đổi sụn.
Phương tiện hình ảnh học thần kinh
Xuất hiện nhiều kĩ thuật can thiệp hình ảnh học thần kinh bao gồm tắc mạch, coiling, và đặt stent mạch máu cũng như can thiệp cột sống như chụp đĩa gian đốt sống.
Tràn dịch màng ngoài tim ép tim ở bệnh nhân ung thư
Thường gặp nhất trên những bệnh nhân ung thư phổi hoặc vú, bệnh bạch cầu hay u lympho, chèn ép màng ngoài tim cũng có thể phát triển như là biến chứng muộn của xạ trị trung thất.
Thăm khám lâm sàng tim mạch: nguyên lý nội khoa
Khám tổng quát một bệnh nhân nghi ngờ có bệnh lý tim mạch bao gồm dấu hiệu sinh tồn, nhịp thở, mạch, huyết áp và quan sát màu sắc da, ví dụ tím, xanh xao, móng tay dùi trống.