- Trang chủ
- Phác đồ - Test
- Nguyên lý y học nội khoa
- Khó thở: nguyên lý nội khoa
Khó thở: nguyên lý nội khoa
Khó thở khi nằm thường thấy trong suy tim sung huyết. Khó thở về đêm thường thấy trong suy tim sung huyết và hen. Khó thở từng cơn gợi ý thiếu máu cơ tim, hen, hoặc thuyên tắc phổi.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Khó thở, là một cảm giác chủ quan khó chịu khi thở, là một triệu chứng do tăng công hít-thở. Đánh giá bắt đầu bằng việc xác định đặc tính và mức độ khó thở. Khó thở điển hình là do các vấn đề ở tim-phổi, dẫn đến việc gắng sức để thở, tăng công thở, và/hoặc kích thích các thụ thể đặc biệt trong tim, phổi hoặc mạch máu.
Nguyên nhân
Khó thở do bệnh ở hệ hô hấp
Bệnh ở đường dẫn khí: Hen và COPD là những nguyên nhân thường gặp của khó thở có liên quan đến tăng công thở. Co thắt phế quản có thể gây nặng ngực và tăng thông khí. Giảm oxy máu và tăng CO2 máu có thể dẫn đến bất tương hợp thông khí-tưới máu.
Bệnh ở thành ngực: Chèn ép thành ngực (vd, gù vẹo cột sống) và yếu liệt do bệnh thần kinh-cơ (vd, bệnh nhược cơ) gây tăng công thở.
Bệnh ở nhu mô phổi: Bệnh phổi mô kẽ làm giảm độ giãn nở của phổi và tăng công thở. Bất tương hợp thông khí-tưới máu và xơ hoá phổi có thể dẫn đến giảm oxy máu. Kích thích các thụ thể ở phổi có thể gây tăng thông khí.
Khó thở do bệnh ở hệ tim mạch
Bệnh ở tim trái: Tăng áp lực cuối thì tâm trương ở thất trái và áp lực mao mạch phổi bít dẫn đến khó thở, có liên quan đến sự kích thích các thụ thể ở phổi và giảm oxy máu từ việc bất tương hợp thông khí-tưới máu.
Bệnh ở mạch máu phổi: Thuyên tắc phổi, tăng áp động mạch phổi nguyên phát, và viêm mạch máu phổi kích thích các thụ thể ở phổi qua đó làm tăng áp lực động mạch phổi. Tăng thông khí và giảm oxy máu cũng có thể góp phần gây khó thở.
Bệnh ở màng ngoài tim: Viêm màng ngoài tim co thắt và chèn ép màng ngoài tim làm tăng áp lực trong tim và áp lực động mạch phổi, dẫn đến khó thở.
Khó thở với hệ hô hấp và hệ tim mạch bình thường
Thiếu máu có thể gây khó thở, đặc biệt là khi gắng sức. Béo phì có liên quan đến khó thở do tăng cung lượng tim và suy giảm chức năng thông khí.
Mất trương lực cơ cũng có thể góp phần gây khó thở.
Tiếp cận bệnh nhân khóa thở
Bệnh sử
Mô tả cảm giác khó thở, gồm ảnh hưởng của tư thế, nhiễm trùng, và tiếp xúc với môi trường. Khó thở khi nằm thường thấy trong suy tim sung huyết. Khó thở về đêm thường thấy trong suy tim sung huyết và hen. Khó thở từng cơn gợi ý thiếu máu cơ tim, hen, hoặc thuyên tắc phổi.
Khám lâm sàng
Tăng công thở biểu lộ qua việc sử dụng cơ hô hấp phụ. Xác định xem lồng ngực di chuyển có cân đối không. Gõ (đục hoặc vang) và nghe phổi (giảm hoặc tiếng thở bất thường) để đánh giá phổi. Khám tim nên chú ý tĩnh mạch cảnh nổi, âm thổi ở tim, và tiếng T3 hoặc T4 ngựa phi. Ngón tay dùi trống có thể liên quan đến bệnh phổi mô kẽ hoặc ung thư phổi. Để đánh giá khó thở khi gắng sức, gây ra tình trạng khó thở và quan sát trong khi đánh giá độ bão hoà oxy theo mạch đập.
Hình ảnh học
Đánh giá ban đầu dựa vào X quang ngực. Chụp CT ngực có thể được sử dụng sau đó để đánh giá nhu mô phổi (vd, khí phế thũng hoặc bệnh phổi) và thuyên tắc phổi.
Xét nghiệm
Đo ECG; siêu âm tim có thể đánh giá rối loạn chức năng thất trái, tăng áp phổi, và bệnh van tim. Kiểm tra chức năng phổi xem xét đo hô hấp ký, thể tích phổi, và khả năng khuếch tán. Test thử thách methacholine có thể đánh giá hen ở bệnh nhân có hô hấp ký bình thường. Nghiệm pháp gắng sức hô hấp-tim mạch có thể xác định bệnh ở tim hoặc phổi gây hạn chế khả năng tập luyện.
Điều trị khó thở
Một cách lý tưởng, việc điều trị cần phải chữa các bệnh lý nền gây ra khó thở. Cần phải thở oxy bổ sung khi giảm độ bão hoà oxy một cách đáng kể lúc nghỉ ngơi hoặc khi gắng sức. Phục hồi chức năng phổi rất có ích cho bệnh nhân COPD.
LƯU ĐỒ ĐÁNH GIÁ MỘT BỆNH NHÂN KHÓ THỞ
Hình. Lưu đồ đánh giá một bệnh nhân khó thở. ECG, điện tâm đồ.
Bài viết cùng chuyên mục
Đau bụng cấp dữ dội: nguyên lý nội khoa
Điểm quyết định ban đầu dựa vào tình trạng cân bằng huyết động của bệnh nhân. Nếu không, phải nghi ngờ một tai biến mạch máu như dò phình động mạch chủ bụng.
Hội chứng SIADH ở bệnh nhân ung thư
Do hoạt động của hormon chống bài niệu vasopressin arginine được sản xuất bởi những khối u nhất định đặc biệt ung thư phổi tế bào nhỏ, SIADH đặc trưng bới hạ natri máu.
Bọ cạp chích đốt: nguyên lý nội khoa
Độ nặng của triệu chứng dựa trên loài bọ cạp chuyên biệt. Đối với bọ cạp Bark ở Mỹ, các triều chứng tiến triển đến rất nặng trong khoảng 5 giờ và điển hình giảm dần.
Chèn ép tủy sống ở bệnh nhân ung thư
U tủy sống nguyên phát hiếm gặp, và chèn ép tủy là triệu chứng thường gặp do di căn ngoài màng cứng từ khối u liên quan thân đốt sống, đặc biệt là tiền liệt tuyến, phổi, vú.
Mề đay và phù mạch: bệnh quá mẫn tức thì (typ I)
Đặc trưng bởi hình thành khối phù lớn ở hạ bì, Có lẽ phù nền là do tăng tính thấm thành mạch gây nên bởi sự phóng thích các chất trung gian từ tế bào mast.
Bệnh tim bẩm sinh ở người lớn: nguyên lý nội khoa
Phương pháp điều trị bị giới hạn và bao gồm dãn động mạch phổi và xem xét ghép đơn lá phổi kèm sửa chữa khiếm khuyết ở tim, hoặc cấy ghép tim phổi.
Suy thượng thận ở bệnh nhân ung thư
Các triệu chứng như buồn nôn, nôn, chán ăn và hạ huyết áp tư thế có thể do ung thư tiến triển hoặc tác dụng phụ của điều trị.
Ung thư dạ dày: nguyên lý nội khoa
Các triệu chứng thường gặp nhất là khó chịu bụng trên tăng dần, thường bị sút cân, buồn nôn; xuất huyết tiêu hóa cấp hoặc mạn tính loét niêm mạc thường gặp.
Nhiễm độc sinh vật biển do cắn đốt
Cân nhắc kháng sinh theo kinh nghiệm bao phủ cả Staphylococcus và Streptococcus đối với những vết thương nghiêm trọng hoặc nhiễm độc ở ký chủ bị suy giảm miễn dịch.
Ung thư vú: nguyên lý nội khoa
Ung thư vú thường được chẩn đoán bằng sinh thiết các nốt được phát hiện trên nhũ ảnh hay sờ chạm. Phụ nữ thường được tích cực khuyến khích khám vú hàng tháng.
Nhện cắn: nguyên lý nội khoa
Vì hiệu quả còn nghi ngờ và yếu tố nguy cơ sốc phản vệ và bệnh huyết thanh, kháng nọc độc chỉ nên dành cho trường hợp nặng với ngưng hô hấp, tăng huyết áp khó trị, co giật hoặc thai kỳ.
U tuyến yên: nguyên lý chẩn đoán điều trị
U tuyến yên là khối u đơn dòng lành tính phát sinh từ một trong năm loại tế bào thùy trước tuyến yên và có thể gây ra các tác dụng trên lâm sàng.
Viêm tụy mãn: nguyên lý chẩn đoán điều trị
Đau là triệu chứng chủ yếu. Sút cân, đại tiện phân mỡ, và các triệu chứng kém hấp thu khác. Khám thực thể thường thường không có gì nổi bật.
Giảm bạch cầu: nguyên lý nội khoa
Ngoài các ổ nhiễm trùng thông thường, cần xem xét các xoang cạnh mũi, khoang miệng gồm cả răng và lợi, vùng hậu môn trực tràng; điều trị kinh nghiệm với các kháng sinh phổ rộng.
Bệnh lupus ban đỏ hệ thống: nguyên lý chẩn đoán điều trị
Bệnh không rõ nguyên nhân trong đó các mô và tế bào trải qua tổn thương trung gian bởi các phức hợp miễn dịch và tự kháng thể gắn ở mô.
Rối loạn thất điều: nguyên lý chẩn đoán điều trị
Tăng nồng độ kháng thể kháng acid glutamic decarboxylase trong huyết thanh có liên hệ với hội chứng thất điều tiến triển mà ảnh hưởng đến lời nói và dáng điệu.
Globulin miễn dịch đơn dòng và bệnh thận
Chẩn đoán bệnh thận do trụ dựa vào phát hiện thấy chuỗi nhẹ trong huyết thanh và/hoặc nước tiểu, thường bằng điện di protein và immunofixation.
U tuyến giáp: nguyên lý chẩn đoán điều trị
U tuyến giáp có thể là lành tính hoặc ác tính, Ung thư biểu mô tuyến giáp bao gồm ung thư tuyến giáp thể nhú, thể nang và không biệt hóa.
Bệnh hạch bạch huyết: nguyên lý nội khoa
Khi một tế bào T tiếp xúc với một kháng nguyên mà nó nhận ra, nó sẽ tăng sinh và đến mạch bạch huyết đi. Mạch bạch huyết đi chứa đầy các kháng nguyên và tế bào T đặc hiệu.
Đỏ mắt hoặc đau mắt
Mất thị lực đột ngột hoặc nhìn đôi ở những trường hợp mắt không bị đau và không bị viêm thường là các rối loạn thị giác hoặc thần kinh nghiêm trọng và nên được theo dõi chặt chẽ.
Bất thường về thể tích nước tiểu
Gọi là đái tháo nhạt trung ương nếu là do suy giảm sản xuất hormon AVP vùng dưới đồi và gọi là đái tháo nhạt do thận nếu nguyên nhân là do thận mất đáp ứng với hoạt động của AVP.
Tiếp cận bệnh nhân suy đa phủ tạng: nguyên lý nội khoa
Suy đa phủ tạng là một hội chứng được định nghĩa bởi có đồng thời sự giảm chức năng hoặc suy hai hay nhiều cơ quan ở những bệnh nhân có bệnh nặng.
Viêm cầu thận cấp: nguyên lý nội khoa
Hầu hết các thể của viêm cầu thận cấp đều được điều chỉnh bởi cơ chế miễn dịch dịch thể. Đặc điểm lâm sàng tùy thuộc vào tổn thương.
Khó tiêu: nguyên lý nội khoa
Sự hiện diện của các triệu chứng khó nuốt, nuốt đau, giảm cân không giải thích được, nôn ói tái phát dẫn đến mất nước, mất máu tiềm ẩn hoặc nhiều, hoặc có một khối u sờ được.
Đau hay tê mặt: thần kinh sinh ba (V)
Cần phải phân biệt các hình thức đau mặt phát sinh từ bệnh ở hàm, răng, hay xoang, nguyên nhân ít gặp gồm herpes zoster hay khối u.