- Trang chủ
- Phác đồ - Test
- Nguyên lý y học nội khoa
- Khám các dây thần kinh sọ: nguyên lý chẩn đoán điều trị
Khám các dây thần kinh sọ: nguyên lý chẩn đoán điều trị
Khám sơ bộ kiểm tra đáy mắt, thị trường, kích thước đồng tử và độ phản ứng, cử động ngoài mắt, và cử động trên mặt
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Khám sơ bộ: kiểm tra đáy mắt, thị trường, kích thước đồng tử và độ phản ứng, cử động ngoài mắt, và cử động trên mặt.
Thần kinh số I
Bịt một bên mũi và sau đó yêu cầu bệnh nhân hít nhẹ nhàng và xác định mùi kích thích, như là xà phồng, kem đánh răng, cà phê, hay tinh dầu chanh.
Thần kinh số II
Kiểm tra thị lực với mắt kiếng và sử dụng biểu đồ Snellen hay công cụ tương tự. Thị trường đối chứng đánh giá ở mỗi một phần tư thị trường của từng mắt. Phương pháp tốt nhất là ngồi đối diện (cách 2–3 ft) và sau đó che mắt và hướng mắt còn lại vào mũi của người khám. Một vật thể màu trắng nhỏ được di chuyển chậm từ ngoại vi vào trung tâm của thị trường đến khi nó được nhìn thấy. Thị trường của bệnh nhân được đánh dấu và so sánh với người khám.
Đo thị trường hai bên cần thiết để xác định và mô tả những khiếm khuyết nhỏ. Đáy mắt được khám bằng dụng cụ chuyên biệt, và màu, kích thước, và độ sưng phồng hay đánh giá đĩa thị được ghi nhận. Mạch máu võng mạc được kiểm tra về kích thước, cân đối, bắt chéo động-tĩnh mạch, chảy máu, xuất tiết, phình mạch. Võng mạc, gồm điểm vàng, nên được khám vì sắc tố bất thường và những sang thương khác.
Thần kinh số III, IV, VI
Mô tả kích thước, cân đối, hình dạng của đồng tử; phản ứng với ánh sáng (trực tiếp và liên ứng); và độ hội tụ (bệnh nhân quan sát vật di chuyển lại gần). Kiểm tra khi sụp mi, hạ mi chậm, hay rút mi. Yêu cầu bệnh nhân quan sát theo ngón tay khi bạn di chuyển ngang từ trái qua phải và dọc ở mỗi mắt dạng và khép tối đa. Kiểm tra khi không thể di chuyển hoàn toàn về một hướng nhất định và khi di chuyển không đều đặn, nhịp nhàng, giật nhãn cầu. Đánh giá nhanh sự chuyển động tự ý của mắt giống như đuổi bắt.
Thần kinh số V
Cảm giác ở cơ cắn và cơ thái dương khi BN cắn và đánh giá mở hàm, hàm nhô, cử động hai bên chống lại kháng lực. Khám cảm giác trên toàn khuôn mặt. Khám phản xạ giác mạc được chỉ định khi bệnh sử gợi ý.
Thần kinh số VII
Tìm sự bất đối xứng trên mặt và những cử động tự nhiên. Test nâng lông mày, nhăn trán, nhắm mắt, cười, nhăn mặt; kiểm tra thổi phù, huýt sáo, bĩu môi, co cơ cằm. Quan sát sự khác nhau cơ mặt trên và dưới. Vị giác hai phần ba trước lưỡi bị ảnh hưởng bởi sang thương của thần kinh VII ngoại biên tới nhánh đi ngang qua màng nhĩ (chorda tympani).
Thần kinh số VIII
Kiểm tra khả năng nghe với âm thôi, cọ ngón tay, tiếng tích đồng hồ, và giọng thì thầm ở những khoảng cách cụ thể với tai. Kiểm tra độ dẫn truyền khí với xương chũm (Rinne) và âm thanh nghe đều hai bên không khi đặt âm thoa vào giữa trán (Weber). Để chính xác, các test cần thực hiện cả hai bên. Nhớ khám màng nhĩ.
Thần kính số IX, X
Đánh giá nâng đối xứng khẩu cái-lưỡi gà khi phát âm (”ahh”), cũng như là vị trí lưỡi gà và cung khẩu cái khi nghỉ. Cảm giác ở a-mi-đan, sau hầu, và ở lưỡi cũng được kiểm tra. Phản xạ nôn được đánh giá bằng cách kích thích thành sau hầu ở mỗi bên bằng một vật cùn (vd: que đè lưỡi). Khám trực tiếp dây thanh âm bằng dụng cụ nội soi thanh quản thì cần thiết trong vài trường hợp.
Thần kinh số XI
Kiểm tra sự nhún vai (cơ thang) và xoay đầu sang mỗi bên (cơ ức-đònchũm) chống lại sức cản.
Thần kinh số XII
Khám kích thước cơ và sức cơ của lưỡi. Nhận biết thiểu dưỡng, lệch đường giữa bởi hàm nhô, rung động, và những co giật nhỏ, và các chuyển động nhấp nháy hoặc co giật nhỏ (fibrillations, fasciculations).
Bài viết cùng chuyên mục
Đau và sưng các khớp: nguyên lý nội khoa
Sưng đau các khớp có thể là những biểu hiện của những rối loạn tác động một cách nguyên phát lên hệ cơ xương khớp hoặc có thể phản ánh bệnh toàn thân.
Đột quỵ: nguyên lý nội khoa
Hầu hết đột quỵ do thiếu máu do tắc nghẽn huyết khối các mạch máu não lớn; huyết khối có thể có nguồn gốc từ tim, cung động mạch chủ hoặc những sang thương động mạch khác.
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng: nguyên lý nội khoa
Năng lượng trung bình nhập vào khoảng 2800 kcal một ngày cho đàn ông và khoảng 1800 kcal một ngày cho phụ nữ, mặc dù sự tính toán này còn phụ thuộc vào tuổi, trọng lượng cơ thể.
Bệnh hạch bạch huyết: nguyên lý nội khoa
Khi một tế bào T tiếp xúc với một kháng nguyên mà nó nhận ra, nó sẽ tăng sinh và đến mạch bạch huyết đi. Mạch bạch huyết đi chứa đầy các kháng nguyên và tế bào T đặc hiệu.
Ghép thận: nguyên lý nội khoa
Tạng ghép của người sống cho kết quả tốt nhất, phần vì tối ưu hóa sự liên kết các mô và phần vì thời gian đợi chờ có thể giảm đến mức tối thiểu.
Viêm phổi: nguyên lý nội khoa
Trước khi có những biểu hiện lâm sàng, kích thước của vi sinh vật phải lớn hơn khả năng thực bào của đại thực bào và các thành phần khác của hệ miễn dịch.
Hội chứng rối loạn sinh tủy: nguyên lý nội khoa
Đặc điểm bệnh lý của MDS là tủy bào với các mức độ tế bào học không điển hình thay đổi gồm nhân chậm trưởng thành, tế bào chất trưởng thành bất thường.
Đau bụng: nguyên lý nội khoa
Bệnh sử là công cụ chẩn đoán then chốt, Khám lâm sàng có thể không phát hiện hoặc có nhầm lẫn, xét nghiệm cận lâm sàng và chụp X quang có thể bị trì hoãn hoặc không có ích.
Mề đay và phù mạch: bệnh quá mẫn tức thì (typ I)
Đặc trưng bởi hình thành khối phù lớn ở hạ bì, Có lẽ phù nền là do tăng tính thấm thành mạch gây nên bởi sự phóng thích các chất trung gian từ tế bào mast.
Mụn trứng cá: nguyên lý nội khoa
Rối loạn thường tự giới hạn ở thanh thiếu niên và người trưởng thành trẻ tuổi. Mụn trứng cá, các nang nhỏ được hình thành trong nang tóc là dấu hiệu lâm sàng.
Điện tâm đồ: nguyên lý nội khoa
Hệ thống mặt phẳng trán đứng dọc được dùng để tính trục điện học, độ lệch của QRS trong mỗi chuyển đạo xác định là lớn nhất và nhỏ nhất.
U tuyến yên: nguyên lý chẩn đoán điều trị
U tuyến yên là khối u đơn dòng lành tính phát sinh từ một trong năm loại tế bào thùy trước tuyến yên và có thể gây ra các tác dụng trên lâm sàng.
Bệnh ống thận: nguyên lý nội khoa
Thuốc là một nguyên nhân gây nên thể này của suy thận, thường được xác định bằng sự tăng từ từ creatinin huyết thanh ít nhất vài ngày sau điều trị.
Vô kinh: rối loạn hệ sinh sản nữ giới
Các nguyên nhân gây vô kinh nguyên phát và thứ phát chồng chéo lên nhau, nên phân loại rối loạn kinh nguyệt gồm rối loạn tại tử cung, đường sinh dục.
Tiêu chảy: nguyên lý nội khoa
Các chất tan không được hấp thu làm tăng áp suất thẩm thấu trong lòng ruột, gây kéo nước tràn vào lòng ruột; thường giảm khi nhịn ăn; khoảng trống nồng độ osmol trong phân.
Ve cắn và liệt do ve
Trong khi ve hút máu ký chủ, thì các chất tiết của nó cũng có thể gây ra các phản ứng tại chỗ, truyền nhiều tác nhân gây bệnh, dẫn đến các bệnh lý gây sốt hoặc liệt.
Các rối loạn toan kiềm hỗn hợp: nguyên lý nội khoa
Hồi sức thể tích của những bệnh nhân có DKA thường sẽ làm tăng độ lọc cầu thận và thận sẽ bài tiết nước tiết chứa ceton, kết quả là giảm AG xảy ra mà không có nhiễm toan AG bình thường xuất hiện.
Chọc dò màng phổi: nguyên lý nội khoa
Chọc từ phía sau là vị trí ưa thích để chọc dò. Chọn vị trí thuận lợi thì dễ dàng cho cả bệnh nhân và bác sĩ. Bệnh nhân nên ngồi ở góc giường, gập người ra trước, 2 tay ôm gối.
Xuất huyết: nguyên lý nội khoa
Nghĩ đến khi có thời gian máu chảy kéo dài trong khi số lượng tiểu cầu bình thường. Bất thường trong kết dính tiểu cầu, kết tập và giải phóng hạt.
Viêm gan virut cấp
Viêm gan virut cấp tính là một nhiễm trùng toàn thân chủ yếu ảnh hưởng đến gan. Biểu hiện lâm sàng là mệt mỏi, buồn nôn, nôn, ỉa chảy, sốt nhẻ, tiếp theo là nước tiểu đậm màu, vàng da, gan to mềm.
Thoái hóa khớp: nguyên lý chẩn đoán điều trị
Tỉ lệ hiện hành của thoái hóa khớp tương quan rõ rệt với tuổi, và bệnh phổ biến ở nữ giới hơn là nam giới.
Táo bón: nguyên lý nội khoa
Thay đổi nhu động đại tràng do rối loạn chức năng thần kinh, đái tháo đường, tổn thương tuỷ sống, đa xơ cứng, bệnh Chagas, bệnh Hirschsprung, giả tắc ruột mạn tính vô căn.
Tăng triglyceride máu đơn thuần
Việc chẩn đoán tăng triglyceride máu được thực hiện bằng cách đo nồng độ lipid huyết tương sau khi nhịn ăn qua đêm.
Nhiễm toan chuyển hóa: nguyên lý nội khoa
Tiêu chảy là nguyên nhân thường gặp nhất, nhưng những bất thường từ đường tiêu hóa khác cũng tham gia với mất dịch chứa nhiều carbonhydrat có thể dẫn tới mất nhiều chất kiềm.
Nhiễm trùng huyết với ổ nhiễm trùng nguyên phát ở cơ mô mềm
Đau và các dấu hiệu ngộ độc không tương xứng với các triệu chứng khi khám. Nhiều bệnh nhân thờ ơ và có thể có cảm nhận về cái chết sắp đến