- Trang chủ
- Phác đồ - Test
- Nguyên lý y học nội khoa
- Hội chứng thần kinh cận ung thư: nguyên lý nội khoa
Hội chứng thần kinh cận ung thư: nguyên lý nội khoa
Khi phát hiện hội chứng cận ung thư, nên tiến hành tìm ung thư sớm, vì điều trị ở giai đoạn sớm có thể cải thiện các rối loạn thần kinh do ung thư; rất nhiều các rối loạn này cũng gặp ở người không mắc ung thư.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Các rối loạn thần kinh cận ung thư (PND) là những hội chứng do ung thư ảnh hưởng tới bất kì phần nào của hệ thần kinh; không phải do ung thư di căn hoặc các biến chứng của ung thư như rối loạn đông máu, đột quỵ, bệnh lí chuyển hóa, nhiễm trùng, và tác dụng phụ của điều trị. 60% bệnh nhân có triệu chứng thần kinh trước khi chẩn đoán ung thư.
Bảng. HỘI CHỨNG THẦN KINH CẬN UNG THƯ
Viết tắt: BDUMP, quá sản tế bào hắc tố mống mắt lan tỏa 2 bên.
Hội chứng thần kinh cận ung thư gặp ở 0.5-1% tổng số bệnh nhân ung thư, nhưng xảy ra ở 2-3% bệnh nhân u nguyên bào thần kinh hoặc ung thư phổi tế bào nhỏ, và 30-50% ở bệnh nhân u tuyến ức, u tủy xương có tiêu xương.
Đặc điểm lâm sàng hội chứng thần kinh cận ung thư
Khi phát hiện hội chứng cận ung thư đặc biệt (bảng); nên tiến hành tìm ung thư sớm, vì điều trị ở giai đoạn sớm có thể cải thiện các rối loạn thần kinh do ung thư; rất nhiều các rối loạn này cũng gặp ở người không mắc ung thư. Chẩn đoán dựa vào đặc điểm lâm sàng, loại trừ các rối loạn khác do ung thư, xét nghiệm kháng thể huyết thành hoặc kháng thể trong DNT, hoặc xét nghiệm điện não. Hầu hết các hội chứng thần kinh cận ung thư do đáp ứng miễn dịch với protein trong hệ thần kinh được bộc lộ bởi khối u. Hội chứng thần kinh cận ung thư do đáp ứng miễn dịch với kháng nguyên nội bào thường kém đáp ứng với điều trị (bảng), trong khi khối u do miễn dịch với kháng nguyên bề mặt tế bào thần kinh hoặc tại synap thần kinh-cơ thường đáp ứng với liệu pháp miễn dịch (bảng). Với bất kì loại rối loạn thần kinh nào, nếu kháng thể kháng tế bào thần kinh âm tính, chẩn đoán dựa trên bằng chứng có ung thư và loại trừ loại trừ các rối loạn khác do ung thư. Kết hợp CT toàn thân và PET thường phát hiện được các khối u không được phát hiện bằng các xét nghiệm khác.
Bảng. KHÁNG THỂ CỦA KHÁNG NGUYÊN NỘI BÀO, HỘI CHỨNG VÀ UNG THƯ TƯƠNG ỨNG
Các rối loạn của thần kinh trung ương và hạch gai do ung thư
MRI và xét nghiệm dịch não tủy có vai trò quan trọng để loại từ các biến chứng thần kinh do xâm lấn trực tiếp của ung thư. Trong hầu hết các rối loạn thần kinh, dấu hiệu trên MRI thường không đặc hiệu. Xét nghiệm dịch não tủy có thay đổi tế bào từ mức nhẹ - nặng (< 200 tế bào đơn nhân, chủ yếu là lympho), nồng độ protein tăng, tăng tổng hợp Ig nội bào.
Viêm não limbic đặc trưng bởi tình trạng lo lắng, trầm cảm, mất trí nhớ ngắn hạn nặng, cơn co giật cục bộ và giảm trí nhớ; MRI thường cho thấy bất thường thùy thái dương một bên hoặc 2 bên.
Thoái hóa tiểu não ‘’cận ung thư” khởi phát bằng triệu chứng chóng mặt, nhìn mờ, nhìn đôi, buồn nôn, nôn; một vài ngày hoặc vài tuần sau xuất hiện đau khớp, thất điều, có thể khó nuốt.
Hội chứng Opsoclonus-myoclonus gồm dấu hiệu mắt di động hỗn loạn, ngoài ý muốn kèm theo giật cơ; thường liên quan với thất điều.
Bảng. KHÁNG THỂ CỦA KHÁNG NGUYÊN BỀ MẶT, HỘI CHỨNG VÀ UNG THƯ TƯƠNG ỨNG
aVai trò trực tiếp gây bệnh của kháng thể này đã được chứng minh.
bAnti-VGKC là tác nhân gây bệnh của một số loại tăng TLC thần kinh.
cAnti-VGCC gây ra HC Lambert-Eaton.
dNghi ngờ gây bệnh.
Viết tắt: AChR, acetylcholine receptor; AMPAR, α-amino-3-hydroxy-5-methylisoxazole-4-propionic acid receptor; GABABR, Gamma-amino-butyric acid B receptor; GAD, glutamic acid decarboxylase; NMDAR, N-methyl-d-aspartate receptor
Bệnh hoại tử tủy cấp tính: Gần đây, hội chứng tủy sống cận ung thư ngày càng giảm; chưa rõ là do cải thiện trong điều trị ung thư hay do cải thiện chẩn đoán các nguyên nhân không phải do ung thư.
Bệnh võng mạc cận ung thư liên quan đến rối loạn chức năng tế bào nón, và que đặc trưng bởi mất nhận cảm ánh sáng, màu sắc tăng dần, ám điểm trung tâm hoặc ngoại vi, quáng gà, giảm đáp ứng trên điện võng mạc.
Bệnh hạch gai (bệnh thần kinh cảm giác) đặc trưng bởi mất cảm giác đối xứng hoặc không đối xứng, loạn cảm giác đau, giảm hoặc mất phản xạ; Tất cả các cảm giác đều bị ảnh hưởng.
Rối loạn của thần kinh và cơ
Các rối loạn này có thể xuất hiện ở bất kì thời điểm nào của bệnh ung thư.
Xét nghiệm cố định miễn dịch trong máu, nước tiểu nên được cân nhắc làm ở bệnh nhân có bệnh thần kinh ngoại biên chưa rõ nguyên nhân.
Phát hiện các Ig đơn dòng thì cần làm thêm các xét nghiệm để phát hiện ung thư tế bào B, tương bào. Trong bệnh thần kinh cận ung thư, xét nghiệm kháng thể chẩn đoán chỉ giới hạn với kháng thể anti-CV2/CRMP5 và anti-Hu.
Điều trị hội chứng thần kinh cận ung thư
Điều trị chủ yếu tập trung vào phát hiện và kiểm soát khối u; một số bệnh nhân khi kiểm soát tốt khối u thì các triệu chứng thần kinh ổn định, thậm chí được cải thiện.
Đáp ứng khác nhau ở các bệnh nhân khi điều trị bằng corticoid và các chất ức chế miễn dịch khác.
Các rối loạn do kháng thể với các kháng nguyên bề mặt hoặc tại synap có đáp ứng tốt hơn với điều trị.
Bài viết cùng chuyên mục
Globulin miễn dịch đơn dòng và bệnh thận
Chẩn đoán bệnh thận do trụ dựa vào phát hiện thấy chuỗi nhẹ trong huyết thanh và/hoặc nước tiểu, thường bằng điện di protein và immunofixation.
Bạch cầu cấp thể lympho/u lympho: nguyên lý nội khoa
Điều trị tích cực gắn với độc tính cao liên quan đến nền suy giảm miễn dịch. Glucocorticoid làm giảm tình trạng tăng canxi máu. Khối u có đáp ứng với điều trị nhưng thường trong thời gian ngắn.
Một số vấn đề về độ cao
Đầy hơi, bụng trướng,trung tiên nhiều có thể do giảm áp xuất khí quyển. Tiêu chảy không liên quan đến độ cao nhưng có thể do vi khuẩn kí sinh trùng, một vấn đề phổ biến.
Lọc máu thận nhân tạo và lọc màng bụng
Tuy nhiên, chỉ định lọc máu sớm cho bệnh nhân, từ trước cho đến khi có các dấu hiệu lâm sàng, không củng cố được kết quả của bệnh thận giai đoạn cuối.
Chọc dịch màng bụng: nguyên lý nội khoa
Đối với một chọc lớn khối lượng, hệ thống hút trực tiếp vào thùng chứa chân không lớn sử dụng kết nối ống là một lựa chọn thường được sử dụng.
Rối loạn thất điều: nguyên lý chẩn đoán điều trị
Tăng nồng độ kháng thể kháng acid glutamic decarboxylase trong huyết thanh có liên hệ với hội chứng thất điều tiến triển mà ảnh hưởng đến lời nói và dáng điệu.
Viêm tai giữa: nguyên lý nội khoa
Hầu hết các trường hợp nhẹ đến trung bình khỏi bệnh trong vòng 1 tuần mà không cần điều trị đặc hiệu, giảm các triệu chứng bằng các thuốc giảm đau.
Loãng xương: nguyên lý chẩn đoán điều trị
Yếu tố nguy cơ gãy xương do loãng xương được liệt kê trong bảng, và các bệnh liên quan với chứng loãng xương được liệt kê trong bảng.
Mụn trứng cá: nguyên lý nội khoa
Rối loạn thường tự giới hạn ở thanh thiếu niên và người trưởng thành trẻ tuổi. Mụn trứng cá, các nang nhỏ được hình thành trong nang tóc là dấu hiệu lâm sàng.
Các bệnh da nhiễm khuẩn hay gặp
Viêm mô tế bào ngoài da, phổ biến nhất là ở mặt, đặc trưng bởi mảng tổn thương màu đỏ tươi, ranh giới rõ, đau nhiều, ấm. Do ngoài da bị nhiễm trùng và phù nề.
Bọ cạp chích đốt: nguyên lý nội khoa
Độ nặng của triệu chứng dựa trên loài bọ cạp chuyên biệt. Đối với bọ cạp Bark ở Mỹ, các triều chứng tiến triển đến rất nặng trong khoảng 5 giờ và điển hình giảm dần.
Các phương pháp chẩn đoán bổ trợ bệnh da
Có ích cho việc phát hiện nấm ngoài da hoặc nấm men. Vảy da được lấy từ rìa của tổn thương bằng cách cạo nhẹ nhàng bằng bản kính mang mẫu ở kính hiển vi hoặc một lưỡi dao.
Viêm cầu thận cấp: nguyên lý nội khoa
Hầu hết các thể của viêm cầu thận cấp đều được điều chỉnh bởi cơ chế miễn dịch dịch thể. Đặc điểm lâm sàng tùy thuộc vào tổn thương.
Bệnh lý lympho ác tính: nguyên lý nội khoa
Phần lớn ung thư bạch huyết chưa rõ nguyên nhân. Các tế bào ác tính đơn dòng và thường chứa nhiều bất thường về di truyền. Một số biến đổi di truyền đặc trưng cho các thực thể mô học đặc biệt.
Chèn ép tủy sống do u tân sinh
Triệu chứng thường gặp nhất là căng đau lưng khu trú, kèm các triệu chứng về tổn thương thần kinh sau đó. MRI cấp cứu được chỉ định khi nghi ngờ chẩn đoán.
Viêm khớp dạng thấp: nguyên lý chẩn đoán và điều trị
Một bệnh đa cơ quan mạn tính không rõ nguyên nhân đặc trưng bởi viêm màng hoặt dịch dai dẳng, thường liên quan đến các khớp ngoại biên đối xứng.
Suy tuyến yên: nguyên lý chẩn đoán và điều trị
Chẩn đoán sinh hóa của suy tuyến yên được thực hiện bằng cách chứng minh nồng độ hormon tuyến yên thấp hoặc không phù hợp với bình thường.
Nhiễm kiềm chuyển hóa: nguyên lý nội khoa
Các loại nhiễm kiềm chuyển hóa thường gặp thường được chẩn đoán dựa vào tiền sử, thăm khám, và/hoặc những xét nghiệm cơ bản. Khí máu động mạch sẽ giúp xác định.
Suy giảm chức năng thần kinh ở bệnh nhân nặng
Phần lớn những bệnh nhân ở ICU tiến triển thành mê sảng, được mô tả bởi những thay đổi cấp tính về trạng thái tâm thần, giảm tập trung, suy nghĩ hỗn loạn.
Đánh trống ngực: nguyên lý nội khoa
Ở bệnh nhân có nhịp ngoại tâm thu nhĩ hoặc thất mà không có bệnh lý ở cấu trúc tim, chiến lược điều trị gồm giảm uống rượu và caffein, reassurance, và cân nhắc sử dụng chẹn beta.
Tắc cấp động mạch thận: nguyên lý nội khoa
Nhồi máu thận rộng gây đau, buồn nôn, nôn, tăng huyết áp, sốt, protein niệu, đái máu, tăng lactat dehydrogenase và aspartate aminotransferase.
Các bệnh phổi kẽ riêng biệt
Viêm phổi kẽ không điển hình về khía cạnh mô bệnh có thể thấy hình ảnh của bệnh về mô liên kết, liên quan tới dùng thuốc và viêm phổi ái toan.
Đau lưng dưới: nguyên lý nội khoa
Đau tại chỗ gây nên bởi sự căng dãn các cấu trúc nhận cảm đau do đè nén hoặc kích thích đầu mút thần kinh; đau khu trú ở gần khu vực lưng bị tổn thương
Nhiễm trùng hệ thần kinh kèm hoặc không kèm sốc nhiễm trùng
Sốt rét thể não nên được xem xét khẩn cấp trên bệnh nhân gần đây có đi đến vùng dịch tễ và biểu hiện lâm sàng sốt và các dấu hiệu thần kinh.
Bệnh lắng đọng canxi apatit và canxi oxalat
Apatit là yếu tố quan trọng trong chứng khớp vai Milwaukee, một bệnh khớp phá hủy của người già xảy ra ở khớp vai và khớp gối.