- Trang chủ
- Phác đồ - Test
- Nguyên lý y học nội khoa
- Hội chứng nội tiết cận ung thư: nguyên lý nội khoa
Hội chứng nội tiết cận ung thư: nguyên lý nội khoa
Trong một số trường hợp, biểu hiện về nội tiết lại có ý nghĩa hơn bản thân khối u, như ở những bệnh nhân khối u lành tính hoặc ung thư tiến triển chậm tiết hormone CRH.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Nhận định chung hội chứng nội tiết cận ung thư
Cả khối u lành tính và ác tính của mô không phải tuyến nội tiết đều có thể tiết các hormone khác nhau, chủ yếu là hormone peptidd, và có nhiều khối u tiết nhiều hơn 1 hormone. Trên lâm sàng, các hormone ngoài nội tiết này có ý nghĩa quan trọng do 2 lí do.
Thứ nhất, hội chứng nội tiết có thể là biểu hiện sớm của ung thư hoặc gặp ở giai đoạn muộn. Trong một số trường hợp, biểu hiện về nội tiết lại có ý nghĩa hơn bản thân khối u, như ở những bệnh nhân khối u lành tính hoặc ung thư tiến triển chậm tiết hormone CRH và gây hội chứng Cushing tối cấp. Tần số gặp các hormone ngoài nội tiết tùy thuộc vào tiêu chuẩn chẩn đoán. Hội chứng thường gặp nhất trên lâm sàng là tăng tiết ACTH, tăng calci máu, hạ đường máu. Thực tế, tiết ACTH ngoài tuyến chiếm 15-20% bệnh nhân có hội chứng Cushing, và ~50% bệnh nhân tăng calci máu dai dẳng có khối u ác tính hơn là cường cận giáp. Do sự tăng nhanh của hormone ở các khối u phát triển nhanh, nồng độ hormone có thể tăng không tương ứng với biểu hiện lâm sàng.
Thứ hai, các hormone ngoài tuyến có vai trò như những marker ung thư.
Do có nhiều loại hormone nên xét nghiệm hormone cho mục đích chẩn đoán không có lợi ích về chi phí. Tuy nhiên, với những ung thư đã biết có chế tiết hormone, định lượng hormone trong máu giúp xác định khối u đã được phẫu thuật cắt hoàn toàn, hiệu quả xạ trị, hóa trị. Tương tự vậy, khối u tái phát có thể tăng nồng độ hormone trong máu trước khi xuất hiện khối u. Tuy nhiện, một vài khối u khi tái phát không tiết hormone, vì vậy định lượng hormone không giúp phát hiện khối u.
Điều trị hội chứng nội tiết cận ung thư
Điều trị khối u tiết hormone nên nhằm cắt bỏ khối u. Khi khối u không thể cắt được hoặc không khỏi, điều trị theo hướng ức chế tiết hormone (octreotide điều trị bệnh to đầu chi có tiết hormone hoặc mitotane để ức chế sản xuất hormone tuyến thượng thận trong hội chứng ACTH ngoài tuyến) hoặc ngăn cản tác dụng của hormone tại mô đích (demeclocycline điều trị tình trạng tiết vasopressin không thích hợp).
Bảng. HỘI CHỨNG CẬN UNG THƯ DO TIẾT HORMONE NGOÀI TUYẾN NỘI TIẾT
aChỉ liệt kê những loại khối u hay gặp nhất. Với hầu hết các hội chứng nội tiết, thường có rất nhiều loại u chế tiết hormone đó.
bhCG bình thường do nguyên bào nuôi tiết ra. Các khối u tiết ra lượng hCG α hoặc hCG β không cân đối. Nồng độ hCG cao hiếm khi gây cường giáp vì hormone gắn rất kém với receptor của TSH.
cCalcitonin được tiết ra bởi ung thư tuyến giáp thể tủy và được dùng làm marker ung thư.
Tăng calci máu
Đây là hội chứng cận ung thư hay gặp nhất, tăng calci máu do ung thư chiếm 40% tổng số tăng calci máu do mọi nguyên nhân. Ở bệnh nhân ung thư có tăng calci máu, 80% là tăng calci máu thể dịch do peptide giống hormone cận giáp; 20% là tăng calci máu do tiêu xương do tác dụng của cytokine như interleukin 1 và yếu tố hoại tử u. Có nhiều loại u có thể gây tăng calci máu (bảng).
Bệnh nhân thường mệt mỏi, chán ăn, đau xương, đái nhiều, buồn nôn, nôn, táo bón. Khi nồng độ calci cao, bệnh nhân có thể lú lẫn, hôn mê, thậm chí tử vong. Thời gian sống trung bình ở những bệnh nhân này 1-3 tháng. Điều trị bằng truyền dịch, lợi tiểu furosemide và pamidronate (60-90 mg tiêm tĩnh mạch) hoặc zoledronate (4-8 mg tiêm tĩnh mạch) kiểm soát calci trong 2 ngày và ức chế tiết calci trong vài tuần. Bisphos-phonate đường uống có thể dùng điều trị kéo dài. Với ung thư di căn theo đường máu, có thể đáp ứng với glucocorticoid.
Hạ natri máu
Chủ yếu phát hiện ở người không có triệu chứng khi định lượng điện giải trong máu, hạ natri máu thường do khối u tiết hormone vasopressin, được gọi là hội chứng tiết ADH không thích hợp (SIADH). Hormone lợi tiểu nhĩ (ANP) cũng gây hạ natri máu. SIADH hay gặp nhất ở ung thư phổi tế bào nhỏ (15%) và ung thư vùng đầu cổ (3%). Một số thuốc cũng có thể gây ra hội chứng này. Các triệu chứng mệt mỏi, kém tập trung, buồn nôn, chán ăn, đau đầu có thể được kiểm soát bằng cách hạn chế lượng dịch vào 500 mL/ngày hoặc ức chế tác dụng của hormone với 600-1200 mg demeclocycline/ngày. Trường hợp hạ natri máu nặng (<115 meq/L) hoặc khi có thay đổi ý thức, có thể cần truyền Nacl + furosemide; tốc độ điều chỉnh điện giải nên < 1 meq/L trong 1h để tránh biến chứng.
Hội chứng tiết ACTH ngoài tuyến
Khi protein pro-opiomelanocortin trong khối u chuyển thành ACTH, có thể gây tiết quá mức glucocorticoid và mineralocorticoid. Bệnh nhân xuất hiện hội chứng Cushing có kiềm máu hạ kali, tăng huyết áp, tăng đường máu.
Khoảng 50% trường hợp gặp ở bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ. Ung thư tiết ACTH có tiên lượng xấu. Dùng Ketoconazole (400-1200 mg/ngày) hoặc metyrapone (1-4 g/ngày) để ức chế tổng hợp hormone tại tuyến thượng thận.
Bài viết cùng chuyên mục
Tiếp cận bệnh nhân sốc: nguyên lý nội khoa
Mặc dù hạ huyết áp thì thường thấy được trong sốc, nhưng không có một ngưỡng huyết áp riêng nào để xác định được sốc. Sốc có thể là do giảm lưu lượng máu.
Xơ vữa động mạch ngoại vi: nguyên lý nội khoa
Đo áp lực và siêu âm Doppler mạch ngoại vi trước và trong khi hoạt động nhằm định vị chỗ hẹp, chụp cộng hưởng từ mạch máu, chụp CT mạch máu.
Đau thắt ngực không ổn định và nhồi máu ST không chêch
Bệnh nhân với có khả năng thấp thiếu máu tiến triển được theo dõi bởi chuỗi điện tâm đồ và men tim trong huyết thanh, và tình trạng đau ngực; nếu tất cả xét nghiệm trên đều âm tính.
Tâm phế mãn: nguyên lý nội khoa
Thở nhanh, nhịp đập thất phải dọc bờ trái xương ức, tiếng P2 lớn, tiếng T4 nghe bên phải, xanh tím, móng tay dùi trống là những biểu hiện muộn.
Chọc dịch màng bụng: nguyên lý nội khoa
Đối với một chọc lớn khối lượng, hệ thống hút trực tiếp vào thùng chứa chân không lớn sử dụng kết nối ống là một lựa chọn thường được sử dụng.
Tăng triglyceride máu đơn thuần
Việc chẩn đoán tăng triglyceride máu được thực hiện bằng cách đo nồng độ lipid huyết tương sau khi nhịn ăn qua đêm.
Trụy tim mạch và đột tử: nguyên lý nội khoa
Những nguyên nhân gây rối loạn nhịp có thể được thúc đẩy bởi các rối loạn điện giải, hạ oxy máu, toan hóa hoặc cường giao cảm nhiều, cũng như có thể xảy ra trong tổn thương CNS.
Bệnh lý màng ngoài tim, nguyên lý nội khoa
Đau ngực, có thể đau dữ dội, làm nhầm lẫn với nhồi máu cơ tim cấp, nhưng có đặc điểm là đau nhói, đau kiểu màng phổi, và thay đổi theo tư thế
Khối thượng thận được phát hiện ngẫu nhiên
Chọc hút bằng kim nhỏ hiếm khi được chỉ định và chống chỉ định tuyệt đối nếu nghi ngờ u tủy thượng thận.
Mề đay và phù mạch: bệnh quá mẫn tức thì (typ I)
Đặc trưng bởi hình thành khối phù lớn ở hạ bì, Có lẽ phù nền là do tăng tính thấm thành mạch gây nên bởi sự phóng thích các chất trung gian từ tế bào mast.
Béo phì: nguyên lý chẩn đoán điều trị
Điều trị là quan trọng bởi các nguy cơ sức khỏe liên quan, nhưng khá khó khăn bởi lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả bị hạn chế.
Xét nghiệm chức năng gan: nguyên lý nội khoa
Đo mức độ hoạt động của các yếu tố đông máu, đông máu kéo dài do thiếu hoặc các yếu tố đông máu kém hoạt động; tất cả các yếu tố đông máu trừ yếu tố VIII được tổng hợp trong gan.
Các phương pháp chẩn đoán bổ trợ bệnh da
Có ích cho việc phát hiện nấm ngoài da hoặc nấm men. Vảy da được lấy từ rìa của tổn thương bằng cách cạo nhẹ nhàng bằng bản kính mang mẫu ở kính hiển vi hoặc một lưỡi dao.
Rối loạn thất điều: nguyên lý chẩn đoán điều trị
Tăng nồng độ kháng thể kháng acid glutamic decarboxylase trong huyết thanh có liên hệ với hội chứng thất điều tiến triển mà ảnh hưởng đến lời nói và dáng điệu.
Sinh lý bệnh cơ quan dẫn truyền cảm giác đau
Tác nhân thay đổi cảm nhận đau hoạt động bằng cách giảm viêm ở mô, can thiệp vào con đường dẫn truyền đau, hoặc làm dịu thần kinh.
Ung thư bàng quang: nguyên lý nội khoa
Bệnh nhân ở giai đoạn đầu được điều trị bằng nội, các khối u trên bề mặt có thể loại bỏ qua nội soi, khối cơ xâm lấn cần được cắt rộng hơn.
Tràn dịch màng ngoài tim ép tim ở bệnh nhân ung thư
Thường gặp nhất trên những bệnh nhân ung thư phổi hoặc vú, bệnh bạch cầu hay u lympho, chèn ép màng ngoài tim cũng có thể phát triển như là biến chứng muộn của xạ trị trung thất.
Ngăn ngừa các biến chứng của bệnh nhân nặng
Huyết khối tĩnh mạch sâu có thể xảy ra mặc dù có thể dự phòng bằng heparin tiêm dưới da hoặc các thiết bị nén khí liên tục ở chi dưới và có thể xảy ra tại vị trí đặt catheter tĩnh mạch trung ương.
Các bệnh da sần có vảy hay gặp
Tổn thương đơn lẻ giống tương tự nhưng nhỏ hơn so với đám báo hiệu và được sắp xếp đối xứng theo trục dài của mỗi tổn thương đơn lẻ cùng với các khoanh da.
Nuốt khó: nguyên lý nội khoa
Nuốt khó gần như luôn luôn là triệu chứng của một bệnh cơ quan hơn là một than phiền chức năng. Nếu nghi ngờ nuốt nghẹn hầu, soi huỳnh quang có quay video khi nuốt có thể giúp chẩn đoán.
Co thắt tâm vị: nguyên lý nội khoa
Chụp cản quang với barium thấy giãn thực quản đoạn xa và hẹp đoạn dưới như mỏ chim và mức khí dịch. Nội soi để loại trừ ung thư, đặc biệt là ở người trên 50 tuổi.
Đột quỵ: nguyên lý nội khoa
Hầu hết đột quỵ do thiếu máu do tắc nghẽn huyết khối các mạch máu não lớn; huyết khối có thể có nguồn gốc từ tim, cung động mạch chủ hoặc những sang thương động mạch khác.
Điều trị đau: nguyên lý nội khoa
Thuốc giảm đau có chất gây nghiện dùng đường uống hoặc đường tiêm có thể dùng trong nhiều trường hợp đau nặng. Đây là những thuốc hiệu quả nhất.
Mệt mỏi toàn thân
Vì có nhiều nguyên nhân gây ra mệt mỏi, nên việc hỏi bệnh sử kĩ lưỡng, hỏi lược qua các cơ quan, và khám lâm sàng rất quan trọng để thu hẹp và tập trung vào các nguyên nhân phù hợp.
Viêm thanh quản và nắp thanh quản
Bao gồm làm ẩm, hạn chế nói, và cấy vi khuẩn ra GAS điều trị kháng sinh. Điều trị viêm thanh quản mạn tính phụ thuộc vào tác nhân gây bệnh, xác định thường đòi hỏi phải sinh thiết với cấy.