Hội chứng chuyển hoá: nguyên lý nội khoa

2018-03-11 07:40 PM

Sự gia tăng các chất chuyển hoá của acid béo nội bào góp phần vào sự đề kháng insulin bằng cách hạn chế con đường tín hiệu insulin và gây tích tụ triglycerides ở xương.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Hội chứng chuyển hoá (hội chứng kháng insulin, hội chứng X) là một yếu tố nguy cơ quan trọng của các bệnh lý tim mạch và đái tháo đường tuýp 2; nó bao gồm tập hợp của các bất thường về chuyển hoá bao gồm béo phì trung tâm, kháng insulin, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, và rối loạn chức năng nội mạc. Sự phổ biến của hội chứng chuyển hoá thay đổi theo từng nhóm chủng tộc; nó gia tăng theo tuổi, mức độ béo phì và có khuynh hướng dẫn đến đái tháo đường tuýp 2. Tại Hoa Kì, 44% số người trên 50 tuổi có hội chứng chuyển hoá; phụ nữ gặp nhiều hơn nam giới.

Nguyên nhân hội chứng chuyển hóa

Thừa cân/béo phì (đặc biệt là tích mỡ trung tâm), lối sống ít vận động, tuổi cao, và loạn dưỡng mỡ là các yếu tố nguy cơ của hội chứng chuyển hoá. Nguyên nhân chính xác hiện vẫn chưa rõ và có thể là do nhiều yếu tố.

Kháng insulin đóng vai trò trung tâm trong sự hình thành hội chứng chuyển hoá. Sự gia tăng các chất chuyển hoá của acid béo nội bào góp phần vào sự đề kháng insulin bằng cách hạn chế con đường tín hiệu insulin và gây tích tụ triglycerides ở xương và cơ tim, trong khi kích thích sản xuất glucose và triglyceride tại gan. Thừa mô mỡ dẫn đến gia tăng sản xuất các cytokine tiền viêm.

Đặc điểm lâm sàng

Không có triệu chứng đặc hiệu nào cho hội chứng chuyển hoá. Các đặc điểm chủ yếu bao gồm béo phì trung tâm, tăng triglyceride máu, HDL cholesterol thấp, tăng glucose máu, và tăng huyết áp (bảng). Các bệnh lý liên quan bao gồm bệnh lý tim mạch, đái tháo đường tuýp 2, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, tăng uric acid máu/gout, hội chứng buồng trứng đa nang, và ngưng thở khi ngủ.

Bảng. TIÊU CHUẨN NCEP: ATPIII 2001 VÀ IDF TRONG CHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG CHUYỂN HOÁ

Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng chuyển hóa

Từ viết tắt: HDL: lipoprotein tỉ trọng cao; IDF: International Diabetes Foundation; NCEP: ATPIII, National Cholesterol Education Program, Adult Treatment Panel III.

Chẩn đoán hội chứng chuyển hóa

Việc chẩn đoán hội chứng chuyển hoá dựa trên sự thoả mãn các tiêu chuẩn được liệt kê trong bảng. Tầm soát các bệnh lý liên quan cũng nên được thực hiện.

Điều trị hội chứng chuyển hoá

Béo phì là một yếu tố thúc đẩy của hội chứng chuyển hoá. Vì vậy, giảm cân là tiếp cận đầu tiên với tình trạng này. Thông thường, các khuyến cáo cho giảm cân bao gồm sự phối hợp của giảm tiêu thụ calo, gia tăng hoạt động thể chất, và thay đổi thói quen hành vi. Các thuốc giảm cân (orlistat) hoặc phẫu thuật chữa béo phì được xem như là các biện pháp phụ trợ. Metformin hoặc thiazolidinedione (pioglitazone) làm giảm sự đề kháng insulin. Tăng huyết áp, rối loạn đường huyết đói hoặc đái tháo đường, và bất thường lipid máu nên được kiểm soát dựa theo các hướng dẫn hiện tại. Các thuốc hạ áp bao gồm ức chế men chuyển hoặc chẹn thụ thể angiotensin nên được sử dụng khi có thể.

Bài viết cùng chuyên mục

Bệnh tế bào mast hệ thống

Biểu hiện lâm sàng của bệnh tế bào mast hệ thống là do sự lấn chiếm mô của các khối tế bào mast, phản ứng của mô

Hội chứng nhiễm trùng tại chỗ với tiến trình khởi phát nhanh chóng

Các dấu hiệu đặc trưng có thể bao gồm phá hủy van nhanh chóng, phù phổi, hạ huyết áp, áp xe cơ tim, bất thường dẫn truyền và rối loạn nhịp, các sùi dễ vỡ lớn.

X quang bụng: nguyên lý nội khoa

Nên là chỉ định hình ảnh ban đầu ở một bệnh nhân nghi ngờ tắc ruột. Dấu hiệu của tắc ruột cao trên X quang gồm nhiều mức hơi dịch, không có bóng hơi ruột già, và có bậc thang xuất hiện ở quai ruột non.

Cổ trướng: nguyên lý nội khoa

Đánh giá thường quy gồm khám toàn diện, protein, albumin, glucose, đếm và phân biệt tế bào, nhuộm Gram và nhuộm kháng acid, nuôi cấy, tế bào học; một số ca cần kiểm tra amylase.

Loãng xương: nguyên lý chẩn đoán điều trị

Yếu tố nguy cơ gãy xương do loãng xương được liệt kê trong bảng, và các bệnh liên quan với chứng loãng xương được liệt kê trong bảng.

Huyết khối tăng đông

Trong bệnh viện thường bắt đầu điều trị chống đông bằng heparin trong 4 đến 10 ngày, duy trì tiếp warfarin sau khi dùng đồng thời 3 ngày. Thời gian điều trị phụ thuộc vào bệnh nền.

Ung thư đầu và cổ: nguyên lý nội khoa

Tổn thương vòm họng thường không tạo ra triệu chứng cho đến khi giai đoạn muộn và sau đó gây viêm tai giữa huyết thanh một bên hay nghẹt mũi hay chảy máu mũi.

Một số bệnh rối loạn xương

Điều trị bệnh lý nền đường ruột, NSAIDs có thể làm giảm các triệu chứng ở khớp nhưng có thể làm bùng phát bệnh đường ruột.

Nhiễm toan chuyển hóa: nguyên lý nội khoa

Tiêu chảy là nguyên nhân thường gặp nhất, nhưng những bất thường từ đường tiêu hóa khác cũng tham gia với mất dịch chứa nhiều carbonhydrat có thể dẫn tới mất nhiều chất kiềm.

Biến chứng sốt và giảm bạch cầu đa nhân trung tính khi điều trị ung thư

Nên lấy hai mẫu máu từ hai vị trí khác nhau và chụp X quang ngực, và các cận lâm sàng thêm nê được chỉ định tùy theo các dấu hiệu lâm sàng từ bệnh sử và thăm khám.

Tăng áp lực nội sọ: nguyên lý nội khoa

Tăng áp lực nội sọ có thể xảy ra ở rất nhiều các bệnh lý gồm chấn thương đầu, xuất huyết trong nhu mô não, xuất huyết khoang dưới nhện với não úng thủy và suy gan đột ngột.

Đột quỵ: nguyên lý nội khoa

Hầu hết đột quỵ do thiếu máu do tắc nghẽn huyết khối các mạch máu não lớn; huyết khối có thể có nguồn gốc từ tim, cung động mạch chủ hoặc những sang thương động mạch khác.

Khám vận động: nguyên lý chẩn đoán điều trị

Đánh giá sức chi trên bằng sự trôi cơ sấp và lực của phản xạ cổ tay, ngón tay, Đánh giá sức chi dưới yêu cầu bệnh nhân đi lại bình thường, đi bằng gót chân, bằng ngón chân.

Bệnh bạch cầu kinh dòng lympho/u lympho

Thường chỉ định điều trị hỗ trợ cho đến khi xuất hiện thiếu máu hoặc giảm tiểu cầu. Khi đó, các xét nghiệm được chỉ định để tìm nguyên nhân gây thiếu máu hoặc giảm tiểu cầu.

Tiếp cận theo dõi monitor: nguyên lý nội khoa

Các sai sót y khoa thường xảy ra ở ICU. Các tiến bộ về kĩ thuật cho phép nhiều bệnh nhân ít hoặc không có cơ hội phục hồi có nhiều cơ hội hơn khi nằm ở ICU.

Loét dạ dày tá tràng (PUD): nguyên lý nội khoa

Hàng rào niêm mạch tá tràng bị xâm nhập bởi các tác động động hại của H, pylori ở vùng chuyển tiếp dạ dày, nguyên nhân do tăng tiết acid dịch vị hoặc hội chứng dạ dày rỗng nhanh chóng.

Đau vùng chậu: rối loạn hệ sinh sản nữ giới

Xác định liệu rằng cơn đau là cấp tính hay mãn tính, liên tục hay co thắt từng đợt, và theo chu kỳ hay không theo chu kỳ sẽ giúp chỉ định thêm các xét nghiệm.

Nhện cắn: nguyên lý nội khoa

Vì hiệu quả còn nghi ngờ và yếu tố nguy cơ sốc phản vệ và bệnh huyết thanh, kháng nọc độc chỉ nên dành cho trường hợp nặng với ngưng hô hấp, tăng huyết áp khó trị, co giật hoặc thai kỳ.

Tăng áp mạch máu phổi: nguyên lý nội khoa

Giãn tĩnh mạch cổ, giãn thất phải, P2 mạnh, S4 bên phải, hở van 3 lá. Xanh tím và phù ngoại vi là những biểu hiện muộn.

Bệnh cơ tim và viêm cơ tim, nguyên lý nội khoa

Cơ tim gia tăng độ cứng làm giảm khả năng giãn của tâm thất, áp suất tâm trương tâm thất gia tăng. Các nguyên nhân bao gồm các bệnh lý thâm nhiễm

Khám cảm giác: nguyên lý chẩn đoán điều trị

Bệnh nhân với sang thương não bộ có những bất thường về phân biệt cảm giác như là khả năng cảm nhận được hai kích thích đồng thời, định vị chính xác kích thích.

Chấn thương đầu: nguyên lý nội khoa

Thay đổi tri giác kéo dài có thể do máu tụ trong nhu mô não, dưới màng nhện hay ngoài màng cứng tổn thương sợi trục lan tỏa trong chất trắng.

Hạ đường huyết: nguyên lý nội khoa

Hạ đường huyết tái phát làm thay đổi ngưỡng của các triệu chứng thần kinh thực vật và đáp ứng chống điều hòa với mức glucose thấp, dẫn đến mất ý thức do hạ đường huyết.

Khối u gan: nguyên lý nội khoa

Phẫu thuật cắt bỏ hoặc ghép gan là quan điểm điều trị nhưng hiếm khi thành công. Điều trị khối u bằng sóng cao tần có thể gây hồi quy các khối u nhỏ.

Hội chứng kháng phospholipid: nguyên lý chẩn đoán điều trị

Hội chứng kháng phospholipid tai họa là bệnh huyết khối tắc mạch tiến triển nhanh có liên quan đến ba hệ thống cơ quan.