- Trang chủ
- Phác đồ - Test
- Nguyên lý y học nội khoa
- Ho ra máu: nguyên lý nội khoa
Ho ra máu: nguyên lý nội khoa
Khái huyết thường có nguồn gốc từ phế quản có kích thước từ nhỏ đến trung bình. Vì nguồn cấp máu thường là từ động mạch phế quản, nên có khả năng mất máu nhanh chóng.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Nguyên nhân
Phải phân biệt ho ra máu, khạc ra máu từ đường hô hấp, với máu chảy ra từ mũi-hầu và máu nôn từ đường tiêu hoá. Ở Mỹ viêm phế quản cấp là nguyên nhân gây khái huyết thường gặp nhất; bệnh lao là nguyên nhân hàng đầu trên toàn thế giới.
Khái huyết bắt nguồn từ phế nang được gọi là xuất huyết phế nang lan toả (DHA). DAH có thể do bệnh lý viêm gồm u hạt Wegener, lupus ban đỏ hệ thống, và bệnh Goodpasture. 100 ngày đầu tiên sau cấy ghép tuỷ, DAH do viêm có thể gây giảm oxy máu trầm trọng. DAH không viêm thường do tổn thương đường dẫn khí di hít phải khí độc, như khói thuốc lá hoặc cocaine.
Khái huyết thường có nguồn gốc từ phế quản có kích thước từ nhỏ đến trung bình. Vì nguồn cấp máu thường là từ động mạch phế quản, nên có khả năng mất máu nhanh chóng. Khái huyết từ đường dẫn khí thường do viêm phế quản do virus hoặc vi khuẩn. bệnh nhân bị giãn phế quản gia tăng nguy cơ khái huyết. Viêm phổi có thể gây khái huyết, đặc biết nếu hang lao (vd, trong lao) và/hoặc viêm phổi hoại tử (vd, Klebsiella pneumoniae và Staphylococcus aureus) tiến triển. Bệnh sán lá phổi, một bệnh nhiễm giun sán thường gặp ở bệnh nhân Đông Nam Á và Trung Quốc, có thể gây khái huyết và phải được chẩn đoán phân biệt với lao. Mặc dù chỉ có 10% bệnh nhân ung thư phổi có khái huyết khi chẩn đoán, ung thư phát triển ở đường hô hấp trung tâm (vd, carcinoma tế bào gai, carcinoma tế bào nhỏ, và u carcinoid) thường gây khái huyết. Ung thư di căn đến phổi ít gây khái huyết hơn.
Nguyên nhân từ mạch máu phổi gây khái huyết gồm suy tim sung huyết, thường ho ra đàm bọt hồng. Thuyên tắc cùng với nhồi máu phổi và dị dạng động-tĩnh mạch phổi là những nguyên nhân từ mạch máu phổi cần được cân nhắc bổ sung.
Đánh giá lâm sàng
Tiếp cận để đánh giá và điều trị khái huyết được trình bày trong Hình.
Hỏi bệnh sử phải xác định được nguồn chảy máu có thể từ đường hô hấp hoặc một nguồn thay thế khác (vd, mũi-hầu, đường tiêu hoá trên). Đánh giá lượng máu ho ra được, vì nó ảnh hưởng đến việc cần kíp phải đánh giá và điều trị. Khái huyết lượng nhiều, dao động từ 200-600 mL trong vòng 24 giờ, cần được chăm sóc khẩn cấp. Đánh giá trong đàm có mủ hay bọt hồng hay không. Tìm hiểu chắc chắn tiền căn các đợt khái huyết trước đó và hút thuốc lá. Sốt lạnh run như là yếu tố chỉ điểm cho một tình trạng nhiễm trùng cấp tính. Xác định tiền căn hít các chất cấm và chất độc khác gần đây.
Khám lâm sàng gồm đánh giá đường mũi để khám chảy máu mũi, và đánh giá tim và phổi. Phù bàn chân đối xứng là biểu hiện suy tim sung huyết, và phù một chi do huyết khối tĩnh mạch sâu cùng với thuyên tắc phổi.
Ngón tay dùi trống có thể chỉ điểm ung thư phổi hoặc giãn phế quản. Đánh giá sinh hiệu và độ bão hoà oxy có thể cung cấp thông tin về tình trạng cân bằng huyết động và suy kiệt hô hấp.
Đánh giá hình ảnh học bằng X quang ngực. CT ngực hữu ích trong việc đánh giá giãn phế quản, viêm phổi, ung thư phổi, và thuyên tắc phổi.
Xét nghiệm gồm công thức máu toàn phần và bilan đông máu; đánh giá chức năng thận và tổng phân tích nước tiểu, cùng với những xét nghiệm máu khác gồm ANCA, anti-GBM, và ANA nếu nghi ngờ xuất huyết phế nang lan toả. Gửi đàm đi nhuộm Gramvànuôi cấy t hường quy cũng như làm AFB đàm và nuôi cấy tìm lao.
Cần phải soi phế quản để đánh giá bổ sung. Khi ho ra máu lượng nhiều, cần thiết nội soi phế quản bằng ống cứng.
Hình. Lưu đồ đánh giá bệnh nhân khái huyết. CT, chụp cắt lớp điện toán; TPTNT, tổng phân tích nước tiểu.
Điều trị ho ra máu
Như đã trình bày trong Hình, khái huyết lượng nhiều có thể cần phải đặt nội khí quản và thông khí cơ học để ổn định đường thở. Nếu xác định được nguồn chảy máu, cô lập phổi đang chảy máu bằng bóng chèn nội khí quản hoặc ống nội khí quản hai lòng là tốt nhất. bệnh nhân nên được đặt ở tư thế sao cho máu chảy hướng xuống. Nếu vẫn chảy máu, chụp mạch máu để thuyên tắc động mạch phế quản có thể có ích; tuy nhiên, nguy cơ làm tắc động mạch đốt sống cũng là một tác dụng bất lợi quan trọng.
Phương án cuối cùng, cân nhắc phẫu thuật cắt bỏ để cầm máu. Thuốc làm giảm ho, thường là thuốc gây ngủ, được ưa thích nhiều.
Bài viết cùng chuyên mục
Đánh giá xác định nguyên nhân đột quỵ
Khám lâm sàng nên tập trung vào hệ thống mạch máu ngoại biên và mạch máu vùng cổ. Xét nghiệm thường quy gồm X quang ngực và ECG, tổng phân tích nước tiểu.
Ung thư thực quản: nguyên lý nội khoa
Trong nuốt khó chụp barit cản quang kép được sử dụng hữu ích như xét nghiệm đầu tiên, nội soi dạ dày thực quản ngược dòng là xét nghiệm nhạy và đặc hiệu nhất.
Đa hồng cầu: nguyên lý nội khoa
Đa hồng cầu nguyên phát phân biệt với đa hồng cầu thứ phát qua lách to, tăng bạch cầu, tăng tiểu cầu, và tăng nồng độ vitamin B12, và giảm nồng độ erythropoietin.
Táo bón: nguyên lý nội khoa
Thay đổi nhu động đại tràng do rối loạn chức năng thần kinh, đái tháo đường, tổn thương tuỷ sống, đa xơ cứng, bệnh Chagas, bệnh Hirschsprung, giả tắc ruột mạn tính vô căn.
Chọc dịch màng bụng: nguyên lý nội khoa
Đối với một chọc lớn khối lượng, hệ thống hút trực tiếp vào thùng chứa chân không lớn sử dụng kết nối ống là một lựa chọn thường được sử dụng.
Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: nguyên lý nội khoa
Kê đơn kháng sinh không phù hợp trong nhiễm khuẩn đường hô hấp trên là một nguyên nhân hàng đầu của kháng kháng sinh của các tác nhân gây bệnh mắc phải trong cộng đồng như Streptococcus pneumoniae.
Vô kinh: rối loạn hệ sinh sản nữ giới
Các nguyên nhân gây vô kinh nguyên phát và thứ phát chồng chéo lên nhau, nên phân loại rối loạn kinh nguyệt gồm rối loạn tại tử cung, đường sinh dục.
Loãng xương: nguyên lý chẩn đoán điều trị
Yếu tố nguy cơ gãy xương do loãng xương được liệt kê trong bảng, và các bệnh liên quan với chứng loãng xương được liệt kê trong bảng.
Hạ kali máu: nguyên lý nội khoa
Nguyên nhân của hạ Kali máu thì thường rõ ràng từ tiền sử, thăm khám, và hoặc xét nghiệm cận lâm sàng. Tuy nhiên, hạ Kali máu dai dẵng thì cần chi tiết hơn, đánh giá một cách hệ thống.
Buồn ngủ ngày quá mức
Phân biệt sự buồn ngủ do sự mệt mỏi chủ quan của người bệnh có thể khó khăn. Đo thời gian ngủ ngày có thể thực hiện ở phòng thí nghiệm kiểm tra các giấc ngủ ban ngày.
Nhiễm toan và nhiễm kiềm hô hấp: nguyên lý nội khoa
Mục tiêu là cải thiện tình trạng thông khí bằng cách thông thoáng phổi và giảm tình trạng co thắt phế quản. Đặt nội khí quản hoặc thở chế độ NPPV được chỉ định trong trường hợp cấp nặng.
Đau ngực: nguyên lý nội khoa
ECG quan trọng trong đánh giá ban đầu để nhanh chóng phân biệt bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên, bệnh nhân cần được điều trị tái tưới máu ngay lập tức.
Hạ canxi máu: nguyên lý chẩn đoán điều trị
Giảm calci máu thoáng qua thường xảy ra ở những bệnh nhân nặng bị bỏng, nhiễm trùng huyết và suy thận cấp, sau truyền máu do có muối citrate chống đông máu.
Thiếu máu do tăng phá hủy hồng cầu và chảy máu cấp
Tương tự, các nguyên nhân mắc phải có mối liên hệ với các yếu tố ngoài hồng cầu vì hầu hết các yếu tố này là ngoại sinh. Trường hợp ngoại lệ là hồng cầu tan máu ure máu có tính gia đình.
Tăng thân nhiệt: nguyên lý nội khoa
Khó phân biệt được sốt hay tăng thân nhiệt. Bệnh sử thường rất hữu ích, ví dụ tiền căn tiếp xúc nhiệt độ hay điều trị bằng các loại thuốc ảnh hưởng đến quá trình điều nhiệt.
Bạch cầu kinh dòng tủy: nguyên lý nội khoa
Các triệu chứng phát triển từ từ, chóng mệt, mệt mỏi, chán ăn, bụng khó chịu và cảm giác no sớm do lách to, tăng tiết mồ hôi. Thỉnh thoảng các bệnh nhân được phát hiện tình cờ dựa trên số lượng bạch cầu tăng.
Khối u gan: nguyên lý nội khoa
Phẫu thuật cắt bỏ hoặc ghép gan là quan điểm điều trị nhưng hiếm khi thành công. Điều trị khối u bằng sóng cao tần có thể gây hồi quy các khối u nhỏ.
Khám lâm sàng bệnh da liễu
Kiểm tra da nên được thực hiện trong phòng đủ ánh sáng và bệnh nhân phải được bộc lộ hoàn toàn khi khám. Cùng thiết bị khám hữu ích bao gồm một kính lúp.
Rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học
Hội chứng giấc ngủ đến sớm là sự khởi phát ngủ sớm vào ban đêm và thức dậy sớm vào buổi sáng. Liệu pháp ánh sáng mạnh buổi tối trong vài giờ có thể hiệu quả.
Đau bụng: nguyên lý nội khoa
Bệnh sử là công cụ chẩn đoán then chốt, Khám lâm sàng có thể không phát hiện hoặc có nhầm lẫn, xét nghiệm cận lâm sàng và chụp X quang có thể bị trì hoãn hoặc không có ích.
Suy thượng thận ở bệnh nhân ung thư
Các triệu chứng như buồn nôn, nôn, chán ăn và hạ huyết áp tư thế có thể do ung thư tiến triển hoặc tác dụng phụ của điều trị.
Tăng áp lực tĩnh mạch cửa: nguyên lý chẩn đoán điều trị
Biến chứng chính của tăng áp lực tĩnh mạch cửa là giãn tĩnh mạch thự quản dạ dày kèm xuất huyết, cổ trướng, tăng hoạt lách, bệnh não gan.
Bệnh khí ép
Phần lớn xuất hiện các biểu hiện nhẹ đau, mệt mỏi, biểu hiện thần kinh nhẹ như dị cảm. Biểu hiện hô hấp và tim mạch có thể đe doạ sự sống như khó thở, đau ngực, loạn nhịp tim.
Khám tâm thần
Ký ức xa hơn được đánh giá bằng khả năng cung cấp bệnh sử hay hoạt động sống cá nhân của bệnh nhân theo trình tự thời gian.
Eczema và viêm da
Một trong ba bệnh liên quan của viêm da cơ địa là viêm mũi dị ứng, hen và bệnh chàm. Bệnh thường bị theo đợt, mạn tính, ngứa rất nhiều, viêm da chàm hóa với các đám hồng ban có vảy, mụn nước,vảy tiết, và nứt nẻ.