Hen phế quản: nguyên lý nội khoa

2018-04-04 03:45 PM

Dị nguyên hít phải có thể kích thích hen tiềm tàng với những bệnh nhân nhạy cảm đặc hiệu với các dị nguyên này. Nhiễm virus đường hô hấp trên thường gây nên cơn hen cấp.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Khái niệm và dịch tễ

Hen là hội chứng đặc trưng bởi sự tắc nghẽn đường thở xảy ra một cách tự nhiên và cần điều trị đặc hiệu. Viêm đường thở mạn tính gây tăng phản ứng đường thở với các dị nguyên, dẫn đến tắc nghẽn đường thở và các triệu chứng hô hấp bao gồm khó thở và thở rít (wheezing). Mặc dù hen có những giai đoạn mà chức năng phổi bình thường do tắc nghẽn đường thở không liên tục, một số bệnh nhân lại tiến triển thành tắc nghẽn đường thở mạn tính.

Tỉ lệ hen đã gia tăng đáng kể trong vòng 30 năm qua. Ở các nước phát triển, xấp xỉ 10% người lớn và 15% trẻ em mắc hen. Hầu hết bệnh nhân mắc hen do dị ứng, và họ thường mắc viêm mũi dị ứng và/hoặc eczema. Phần lớn người bệnh bị hen mắc bệnh từ hồi còn nhỏ. Số ít các bệnh nhân không bị dị ứng (test lẩy da âm tính với các dị nguyên thông thường và nồng độ IgE huyết thanh bình thường). Những người này, cònđược gọi là mắc hen nội sinh, mắc bệnh khi trưởng thành. Hen nghề nghiệp có nguyên nhân từ các chất hóa học, bao gồm toluene diisocyanate và trimellitic anhydride, và có thể bắt đầu khi trưởng thành.

Người bệnh bị hen có thể tiến triển thành tắc nghẽn đường thở mạn tính và các triệu chứng hô hấp có thể đáp ứng với nhiều kích thích khác nhau.

Dị nguyên hít phải có thể kích thích hen tiềm tàng với những bệnh nhân nhạy cảm đặc hiệu với các dị nguyên này. Nhiễm virus đường hô hấp trên thường gây nên cơn hen cấp. Thuốc chẹn β-Adrenergic có thể làm tồi tệ đi các triệu chứng hen và cần phải tránh đối với người bị hen. Hoạt động thể lực thường kích thích cơn hơn, thường bắt đầu khi hoạt động thể lực kết thúc. Các yếu tố kích thích khác làm tăng triệu chứng cơn hen bao gồm ô nhiễm không khí, không khí lạnh, phơi nhiễm do nghề nghiệp và stress.

Đánh giá lâm sàng dựa vào bệnh sử

Các triệu chứng hô hấp thường gặp trong hen bao gồm tiếng rít wheezing, khó thở và ho. Các triệu chứng này thường khác nhau giữa các cá thể, và chúng có thể thay đổi một cách tự nhiên hoặc theo tuổi, theo mùa trong năm và theo điều trị. Chúng thường tăng lên về đêm, sự thức giấc khi ngủ về đêm là dấu hiệu chỉ điểm cho sự kiểm soát hen không thích hợp. Mức độ triệu chứng của bệnh nhân hen cũng như yêu cầu cần dùng corticoid toàn thân, nhập viện và hồi sức tích cực, đều rất quan trọng cần phải lưu ý. Các yếu tố kích thích hen với các bệnh nhân đặc biệt cần phải được xác định, gần đây bệnh nhân mới phơi nhiễm với các yếu tố này. Khoảng 1-5% số bệnh nhân nhạy cảm với aspirin và các chất ức chế cyclooxygenase khác; họ không bị dị ứng và có polyp ở mũi.

Hút thuốc lá có thể đưa bệnh nhân nhập viện nhiều hơn và suy giảm chức năng phổi nhanh hơn; vì vậy cần phải ngừng hút thuốc.

Khám thực thể

Điều quan trọng là đánh giá các triệu chứng của suy hô hấp, bao gồm thở nhanh, sử dụng các cơ hô hấp phụ và xanh tím. Khi khám phổi, có thể có tiếng wheezing và tiếng rhonchi qua lồng ngực, nghe rõ hơn ở thì thở ra hơn thì hít vào.

Tiếng wheezing khu trú có thể chỉ ra một tổn thương trong lòng khí quản.

Bằng chứng về bệnh dị ứng ở mũi, xoang hoặc da cần phải được đánh giá.

Khi hen được kiểm soát tốt, khám thực thể có thể bình thường.

Đo chức năng phổi

Hô hấp ký thường chỉ ra sự tắc nghẽn đường thở với FEV1 và FEV1/FVC giảm. Tuy nhiên, hô hấp ký có thể bình thường, đặc biệt nếu các triệu chứng hen đã được điều trị tốt. Test hồi phục phế quản được mô tả bởi sự tăng FEV1 ≥ 200 mL và ≥ 12% so với mức FEV1 nền 15 phút sau khi dùng cường β tác dụng ngắn (thường là albuterol hít định liều 2 nhát hoặc 180 μg).

Nhiều bệnh nhân hen, nhưng không phải là tất cả, có sự phục hồi của giãn phế quản; điều trị thuốc tối ưu có thể giảm thiểu test phục hồi phế quản.

Tăng đáp ứng đường thở là đặc điểm của hen; nó được đánh giá bằng cách phơi nhiễm trực tiếp với các yếu tố gây co thắt phế quản trực tiếp như methacholine hoặc histamine. Sự đáp ứng của đường thở lớn liên quan tới các triệu chứng hen. Lưu lượng đỉnh thở ra có thể được sử dụng ở bệnh nhân kiểm soát hen tại nhà. Đo lường thể tích phổi không được làm, nhưng có thể nhận thấy sự tăng dung tích toàn phổi và thể tích khí cặn.

Khả năng hấp thụ carbon monoxide thường bình thường.

Các xét nghiệm khác

Xét nghiệm máu thường không có tác dụng. Công thức máu bạch cầu án toan tăng. Định lượng IgE đặc hiệu đối với dị nguyên hít phải (RAST) hoặc test lẩy da góp phần xác định dị nguyên kích thích. IgE huyết thanh toàn phần tăng đáng kể trong viêm phế quản-phổi dị ứng do nhiễm nấm Aspergillus (ABPA). Nồng độ NO thở ra có thể giúp đánh giá tình trạng viêm đường thở tăng bạch cầu ái toan.

Dấu hiệu x quang

Xquang ngực thường bình thường. Trong đợt cấp có thể gặp tràn khí màng phổi. Trong bệnh viêm phế quản-phổi dị ứng do nhiễm nấm Aspergillus (ABPA) có thể gặp thâm nhiễm bạch cầu ái toan. CT ngực thường không được chỉ định trong hen thông thường nhưng có thể cho thấy hình ảnh giãn phế quản trung tâm.

Chẩn đoán phân biệt

Chẩn đoán phân biệt bệnh hen gồm các bệnh gây nên tiếng rít wheezing và khó thở. Tắc nghẽn đường thở trên do u hoặc phù thanh quản có thể giống hen, nhưng tiếng stridor ở đường thở lớn là khá điển hình khi tiến hành thăm khám ở đường thở lớn. Tiếng wheezing khu trú trong lồng ngực nghĩ đến khối u trong lòng phế quản hoặc dị vật. Suy tim sung huyết có thể gây wheezing nhưng thường đi kèm với ran ở hai đáy phổi. Viêm phổi tăng bạch cầu ái toan và hội chứng Churg-Strauss có thể có wheezing.

Rối loạn chức năng dây thanh âm có thể giống cơn hen nặng và có thể cần phải nội soi hầu họng để đánh giá. Khi hen trở thành tắc nghẽn đường thở mạn tính, phân biệt hen với COPD trở nên rất khó khăn.

Điều trị hen mãn

Nếu tác nhân kích thích đặc hiệu gây nên triệu chứng hen được xác định và loại bỏ, đây là điều trị tối ưu. Hai loại thuốc chính là giãn phế quản, làm giảm nhanh các triệu chứng bằng cách giãn cơ trơn đường thở, và kiểm soát hen, làm hạn chế quá trình viêm đường thở.

Thuốc giãn phế quản

Loại thuốc được sử dụng nhiều nhất là chủ vận β2-adrenergic, làm giãn cơ trơn đường thở bằng cách hoạt hóa receptor β2-adrenergic. Hai loại chủ vận β2 agonists dạng hít được sử dụng nhiều nhất là: tác dụng ngắn (SABA) và tác dụng kéo dài (LABA).

SABAs, chứa albuterol, có tác dụng khởi phát nhanh và kéo dài trong 6h. SABA là thuốc cấp cứu hiệu quả, nhưng không phù hợp trong kiểm soát hen. SABA có thể làm giảm hen do hoạt động thể lực nếu được dùng trước khi gắng sức. LABA, bao gồm salmeterol và formoterol, có tác dụng chậm hơn nhưng kéo dài >12 h. LABA đã thay thế việc sử dụng SABA thường xuyên, nhưng chúng không kiểm soát quá trình viêm đường thở và không nên dùng mà không có corticoid dạng hít (ICS) đi kèm. Phối hợp LABA và ICS làm giảm cơn hen cấp và mang lại sự lựa chọn phương án điều trị trong thời gian dài một cách tối ưu đối với mức độ hen trung bình dai dẳng hoặc nặng hơn.

Tác dụng phụ thường gặp của thuốc đồng vận β2-adrenergic bao gồm run cơ và đánh trống ngực. Các tác dụng phụ này đáng chú ý hơn khi dùng thuốc đường uống, dạng thuốc mà không khuyến cáo sử dụng. Có những mối lo về nguy cơ tử vong liên quan tới thuốc đồng vận β2-adrenergic nhưng vẫn chưa được giải quyết triệt để. Dùng LABA mà không kèm ICS có thể gây tăng nguy cơ này Các thuốc giãn phế quản khác có thể dùng bao gồm kháng cholinergic và theophylline. Kháng cholinergic, dưới dạng hít tác dụng ngắn và tác dụng kéo dài, thường được dùng trong COPD. Dường như chúng có ít hiệu quả hơn thuốc đồng vận β2-adrenergic trong bệnh hen, và được xem như là phương pháp điều trị bổ sung nếu các thuốc hen khác không mang lại sự kiểm soát hen phù hợp. Theophylline có cả tác dụng giãn phế quản và chống viêm; nó không được sử dụng rộng rãi vì tác dụng gây độc tiềm tàng khi có nồng độ cao trong huyết thanh. Liều thấp theophylline có thể có tác dụng bổ trợ cùng với liều thấp ICS dưới ngưỡng điều trị chuẩn, và đây là phương pháp hữu ích với hen nặng.

Điều trị kiểm soát

ICS là phương pháp điều trị kiểm soát tốt nhất với bệnh hen. ICS thường được dùng 2 lần một ngày, và có nhiều loại thuốc ICS có thể dùng được. Mặc dù chúng không làm giảm triệu chứng ngay tức thì, các triệu chứng hô hấp và chức năng hô hấp của phổi thường bắt đầu cải thiện trong vài ngày sau khi bắt đầu dùng thuốc. ICS làm giảm các triệu chứng liên quan đến gắng sức, các triệu chứng về đêm, và cả những đợt cấp. Điều trị ICS làm giảm sự tăng đáp ứng đường thở.

Tác dụng phụ của ICS bao gồm khàn giọng và nấm miệng; những tác dụng này có thể được giảm thiểu tối đa khi sử dụng khoang đệm và súc rửa miệng sau khi dùng ICS.

Liệu pháp kiểm soát khác trong bệnh hen bao gồm corticosteroid toàn thân. Mặc dù khá hữu ích trong việc quản lí cơn hen cấp, steroid đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch nếu có thể thì không nên dùng trong quản lí bệnh hen mạn tính vì tác dụng phụ của nó. Thuốc kháng leukotrien, ví dụ như montelukast và zafirlukast, có thể có ích với một số bệnh nhân.

Cromolyn sodium và nedocromil sodium không được sử dụng rộng rãi vì thời gian tác dụng ngắn và tác dụng khá khiêm tốn. Omalizumab là chất kháng kháng thể trung hòa IgE; khi tiêm dưới da, nó giúp giảm thiểu tần số cơn hen cấp trong hen nặng. Tuy nhiên, thuốc này lại rất đắt và chỉ được cân nhắc với những bệnh nhân có tăng IgE huyết thanh và các triệu chứng của cơn hen dai dẳng mặc dù đã điều trị ICS và giãn phế quản dạng hít tối đa.

Phương pháp điều trị tổng quát

Để hạn chế phơi nhiễm với các yếu tố kích thích từ môi trường trong bệnh hen, bệnh nhân nên nhận được liệu pháp điều trị bậc thang phù hợp với mức độ bệnh (hình). Người bệnh có các triệu chứng nhẹ, ngắt quãng thường được quản lí với SABA dùng khi cần thiết. Sử dụng SABA hơn 3 lần một tuần gợi ý cần phải kiểm soát cơn hen, có thể ICS 2 lần một ngày nếu cần thiết. Nếu các triệu chứng không được kiểm soát tốt khi dùng ICS thì có thể dùng thêm LABA. Nếu các triệu chứng vẫn không được kiểm soát, liều cao ICS và/hoặc liệu pháp điều trị thay thế nên được cân nhắc.

Bậc thang điều trị hen phế quản

Hình. Phương pháp điều trị bậc thang theo mức độ hen và khả năng kiểm soát triệu chứng. ICS, corticosteroid dạng hít; LABA, đồng vận β2 kéo dài; OCS, corticosteroid dạng uống.

Cơn hen phế quản cấp

Đặc điểm lâm sàng

Cơn hen cấp là giai đoạn bệnh hen trở nên cấp tính với các triệu chứng đe dọa sự sống. Cơn hen cấp thường được kích thích bởi nhiễm virus đường hô hấp trên, nhưng các yếu tố khác cũng có thể đóng vai trò. Các triệu chứng gồm khó thở tăng, wheezing, và căng tức ngực. Khám thực thể có thể thấy mạch nghịch thường cũng như khó thở nhanh, nhịp tim nhanh, và căng giãn phổi.

Xét nghiệm chức năng phổi nhận thấy giảm FEV1 và PEF. Giảm oxy máy; PCO2 cũng thường giảm vì tăng thông khí. PCO2 bình thường hoặc tăng là dấu hiệu của suy hô hấp.

Điều trị cơn hen cấp

Các thuốc chủ yếu cắt cơn hen cấp gồm liều cao SABA và corticosteroid toàn thân. SABA có thể được dùng dưới dạng xịt hoặc hít định liều với khoang đệm; dùng thường xuyên (cách nhau 1h hoặc hơn) có thể áp dụng ngay lập tức. Thuốc giãn phế quản loại kháng cholinergic dạng hít có thể dùng cùng với SABA. Corticosteroid đường tĩnh mạch, như methylprednisolone ( 80 mg tĩnh mạch mỗi 8h), có thể được dùng, mặc dù corticosteroid đường uống cũng có thể cân nhắc. Bổ sung oxy là cần thiết để duy trì SaO2 thích hợp (>90%). Nếu suy hô hấp xảy ra, thở máy nên được sử dụng, với áp lực đường thở nhỏ nhất và autoPEEP.

Vì tình trạng nhiễm khuẩn hiếm khi gây cơn hen cấp, kháng sinh không được dùng trừ khi có dấu hiệu của viêm phổi.

Khi nỗ lực điều trị cơn hen cấp trước khi trở nên nặng, bệnh nhân hen cần được nhận kế hoạch can thiệp với những hướng dẫn tự xử trí ban đầu dựa trên các triệu chứng hô hấp và sự giảm PEF.

Bài viết cùng chuyên mục

Thiếu máu: nguyên lý nội khoa

Tiếp cận chẩn đoán theo phương diện sinh lý dựa vào sự hiểu biết về tình trạng giảm hồng cầu trong hệ tuần hoàn có liên quan đến tình trạng sản xuất không đủ hồng cầu.

Thuyên tắc phổi và huyết khối tĩnh mạch sâu

Huyết khối tĩnh mạch sâu thường có biểu hiện khó chịu tăng dần ở bắp chân. Đối với thuyên tắc phổi, khó thở là triệu chứng hay gặp nhất.

Đau ngực: nguyên lý nội khoa

ECG quan trọng trong đánh giá ban đầu để nhanh chóng phân biệt bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên, bệnh nhân cần được điều trị tái tưới máu ngay lập tức.

Khám cảm giác: nguyên lý chẩn đoán điều trị

Bệnh nhân với sang thương não bộ có những bất thường về phân biệt cảm giác như là khả năng cảm nhận được hai kích thích đồng thời, định vị chính xác kích thích.

Ung thư tinh hoàn: nguyên lý nội khoa

Khối tinh hoàn không đau là dấu hiệu cổ điển đầu tiên. Khi có biểu hiện đau, chẩn đoán phân biệt với viêm mào tinh hoàn hoặc viêm tinh hoàn.

Xét nghiệm tiêu bản tủy xương

Chọc hút tế bào đánh giá hình thái tế bào. Sinh thiết đánh giá tổng thể cấu trúc tủy, bao gồm mật độ tế bào. Sinh thiết nên tiến hành trước chọc hút tế bào để tránh sai sót trong bệnh phẩm.

Mất thị lực cấp và nhìn đôi

Một điểm mù chỉ giới hạn ở một mắt được gây ra bởi tổn thương phía trước ảnh hưởng đến thần kinh thị giác hoặc nhãn cầu, phương pháp dùng đèn đưa qua đưa lại có thể cho thấy.

Một số rối loạn thần kinh sọ

Một số rối loạn thần kinh sọ, rối loạn cảm giác mùi, đau thần kinh thiệt hầu, nuốt khó và khó phát âm, yếu cổ, liệt lưỡi.

Suy tim: nguyên lý nội khoa

X quang ngực có thể thấy tim to, tái phân phối tuần hoàn phổi, đường Kerley B, tràn dịch màng phổi. Rối loạn chức năng co bóp và tâm trương thất trái có thể tiếp cận bằng siêu âm tim Doppler.

Chọc dò màng phổi: nguyên lý nội khoa

Chọc từ phía sau là vị trí ưa thích để chọc dò. Chọn vị trí thuận lợi thì dễ dàng cho cả bệnh nhân và bác sĩ. Bệnh nhân nên ngồi ở góc giường, gập người ra trước, 2 tay ôm gối.

Nhện cắn: nguyên lý nội khoa

Vì hiệu quả còn nghi ngờ và yếu tố nguy cơ sốc phản vệ và bệnh huyết thanh, kháng nọc độc chỉ nên dành cho trường hợp nặng với ngưng hô hấp, tăng huyết áp khó trị, co giật hoặc thai kỳ.

Ung thư thực quản: nguyên lý nội khoa

Trong nuốt khó chụp barit cản quang kép được sử dụng hữu ích như xét nghiệm đầu tiên, nội soi dạ dày thực quản ngược dòng là xét nghiệm nhạy và đặc hiệu nhất.

Run và các rối loạn vận động

Sự dao động theo nhịp điệu của một bộ phận cơ thể do sự co cơ từng cơn, thường ảnh hưởng các đoạn chi ở xa và ít ảnh hưởng đến đầu, lưỡi hay hàm.

Khó tiêu: nguyên lý nội khoa

Sự hiện diện của các triệu chứng khó nuốt, nuốt đau, giảm cân không giải thích được, nôn ói tái phát dẫn đến mất nước, mất máu tiềm ẩn hoặc nhiều, hoặc có một khối u sờ được.

Hạ natri máu: nguyên lý nội khoa

Đáng chú ý, hạ Natri máu thường do nhiều yếu tố, trên lâm sàng có những yếu tố kích thích giảm áp suất thẩm thấu có thể làm tiết AVP và tăng nguy cơ hạ Natri máu.

Ung thư tiền liệt tuyến: nguyên lý nội khoa

Với bệnh nhân đã đi căn xa, điều trị ức chế sản xuất androgen là 1 lựa chọn. Phẫu thuật cắt tinh hoàn có hiệu quả, nhưng hầu hết bệnh nhân thích dùng thuốc leuprolide.

Khám các dây thần kinh sọ: nguyên lý chẩn đoán điều trị

Khám sơ bộ kiểm tra đáy mắt, thị trường, kích thước đồng tử và độ phản ứng, cử động ngoài mắt, và cử động trên mặt

U tuyến tiền liệt: nguyên lý nội khoa

Bệnh nhân không triệu chứng thường không đòi hỏi điều trị, và các biến chứng của tắc nghẽn đường dẫn niệu như không có khả năng tiểu, suy thận, nhiễm trùng đường tiết niệu.

Bệnh tủy sống: nguyên lý chẩn đoán điều trị

Những chỉ điểm tương đối mức độ của sang thương gồm vị trí của mức cảm giác, nhóm tăng cảm đau ở phần trên của các rối loạn cảm giác cuối.

Đau bụng cấp dữ dội: nguyên lý nội khoa

Điểm quyết định ban đầu dựa vào tình trạng cân bằng huyết động của bệnh nhân. Nếu không, phải nghi ngờ một tai biến mạch máu như dò phình động mạch chủ bụng.

Nhiễm toan chuyển hóa: nguyên lý nội khoa

Tiêu chảy là nguyên nhân thường gặp nhất, nhưng những bất thường từ đường tiêu hóa khác cũng tham gia với mất dịch chứa nhiều carbonhydrat có thể dẫn tới mất nhiều chất kiềm.

Bệnh tim bẩm sinh ở người lớn: nguyên lý nội khoa

Phương pháp điều trị bị giới hạn và bao gồm dãn động mạch phổi và xem xét ghép đơn lá phổi kèm sửa chữa khiếm khuyết ở tim, hoặc cấy ghép tim phổi.

Bệnh bạch cầu kinh dòng lympho/u lympho

Thường chỉ định điều trị hỗ trợ cho đến khi xuất hiện thiếu máu hoặc giảm tiểu cầu. Khi đó, các xét nghiệm được chỉ định để tìm nguyên nhân gây thiếu máu hoặc giảm tiểu cầu.

Ung thư nội mạc tử cung: nguyên lý nội khoa

Ở phụ nữ có phân độ mô học không rõ, xâm lấn cơ tử cung sâu, hoặc liên quan kéo dài xuống đoạn thấp hay cổ tử cung, xạ trị trong hốc hoặc xạ trị kẽ được chỉ định.

Tăng cholesterol và triglyceride

Nồng độ cả triglyceride và cholesterol cao là do nồng độ cả VLDL và LDL cao hoặc các hạt VLDL còn sót lại.