Hạ thận nhiệt: nguyên lý nội khoa

2018-02-02 12:06 PM

Nhiễm lạnh cấp gây nhịp tim nhanh, tăng cung lượng tim, co mạch ngoại biên và tăng kháng lực mạch máu ngoại biên, thở nhanh, tăng trương lực cơ vân, run lạnh và loạn vận ngôn.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Hạ thận nhiệt được xác định khi nhiệt độ bên trong cơ thể ≤ 35°C và được phân chia thành nhẹ (32.2°-35°C), trung bình (28°-32.2°C), hoặc nặng (<28°C).

Nguyên nhân

Hầu hết các trường hợp xảy ra trong mùa đông khí hậu lạnh, nhưng hạ thân nhiệt cũng có thể xảy ra trong điều kiện khí hậu ấm áp và thường do đa yếu tố. Nhiệt được sản xuất ở hầu hết các mô cơ thể và được loại bỏ nhờ hiện tượng bức xạ, đối lưu, bay hơi và hô hấp. Những yếu tố ngăn cản quá trình sinh nhiệt và/ hoặc tăng mất nhiệt dẫn đến hạ thân nhiệt (Bảng)

Bảng. CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA HẠ THÂN NHIỆT

 Các yếu tố gây hạ thân nhiệt

Đặc điểm lâm sàng

Nhiễm lạnh cấp gây nhịp tim nhanh, tăng cung lượng tim, co mạch ngoại biên và tăng kháng lực mạch máu ngoại biên, thở nhanh, tăng trương lực cơ vân, run lạnh và loạn vận ngôn. Khi nhiệt độ cơ thể giảm xuống dưới 32°C, hệ dẫn truyền tim bắt đầu suy giảm, nhịp tim chậm lại và giảm cung lượng tim. Rung nhĩ với đáp ứng thất chậm thường gặp. Những thay đổi khác trên ECG là sóng J (sóng Osborn) giữa phức bộ QRS và đoạn ST. Triệu chứng lâm sàng khác của hạ thân nhiệt gồm giảm thể tích dịch, hạ huyết áp, tăng độ nhớt máu (có thể dẫn đến huyết khối), bệnh lý đông máu, giảm tiểu cầu, DIC, các rối loạn toan - kiềm, và co thắt phế quản. Bất thường hệ thần kinh trung ương rất đa dạng bao gồm: thất điều, giảm trí nhớ, ảo giác, giảm phản xạ và (trong giảm thân nhiệt nặng) EEG đẳng điện. Hạ thân nhiệt có thể che dấu các rối loạn cùng lúc khác, như đau bụng cấp, ngộ độc thuốc hoặc tổn thương tủy sống. Hạ thân nhiệt trong ICU (nhiễm trùng huyết, vv.) là dấu hiệu tiên lượng xấu.

Chẩn đoán

Hạ thân nhiệt được xác định khi đo nhiệt độ bên trong cơ thể, tốt nhất nên lấy ở 2 vị trí. Khi nhiệt độ đo ở miệng đã được hiệu chỉnh dưới 34.4°C, nhiệt độ chính xác của bệnh nhân có nhiệt độ đo lần đầu < 35°C nên được đo lại bằng cặp nhiệt đặt trong trực tràng ≥15 cm và không nên đặt trong phân lạnh. Đồng thời, cặp nhiệt thực quản nên đặt dưới thanh quản 24cm.

Điều trị hạ thân nhiệt

Nên khởi đầu bằng theo dõi hoạt động tim và cung cấp oxy, kèm theo cố gắng giới hạn để không mất nhiệt hơn nữa. Hạ thân nhiệt nhẹ được kiểm soát nhờ sưởi ấm thụ động bên ngoài và cách ly. Nên đặt bệnh nhân trong phòng ấm và đắp chăn giúp cho quá trình tạo nhiệt nội sinh để hồi phục lại nhiệt độ cơ thể bình thường. Khi đấu cũng được che phủ, tốc độ làm ấm thường 0.5°-2.0°C/giờ. Sưởi ấm chủ động cấn thiết đới với các trường hợp hạ thân nhiệt từ trung bình đến nặng, bất ổn định về tim mạch, tuổi quá thấp hoặc quá cao, rối loạn chức nặng hệ thần kinh trung ương, thiếu nội tiết tố hoặc hạ thân nhiệt do biến chứng của các bệnh lý hệ thống. Sưởi ấm chủ động có thể từ bên ngoài (mền làm ấm từ không khí bắt buộc, nguồn nhiệt bức xạ và túi chườm nóng) hoặc bên trong (thở không khí ấm, làm ấm oxy ẩm ở nhiệt độ 40°-45°C, truyền dịch tĩnh mạch được làm ấm ở 40°-42°C, hoặc rửa màng bụng hoặc màng phổi với dung dịch thẩm tích hoặc saline được làm ấm ở 40°-45°C). Kỹ thuật sưởi ấm chủ động từ bên trong hiệu quả nhất là sưởi ấm ngoài cơ thể bằng thẩm tách máu và cầu nối động - tĩnh mạch. Sưởi ấm bên ngoài có thể gây hạ huyết áp do làm giảm sự co mạch ngoại biên. Nên cung cấp đủ dịch bằng dung dịch đẳng trương được làm ấm; nên tránh dùng dung dịch lactated Ringer’s vì chuyển hóa lactate bị suy giảm khi hạ thân nhiêt. Nếu nghi ngờ nhiễm trùng huyết, nên cho kháng sinh phổ rộng theo kinh nghiệm sau khi lấy mẫu máu để cấy.

Rối loạn nhịp nhĩ thường không cần điều trị chuyên biệt. Rung nhĩ thường dai dẳng, khó chữa. Chỉ nên cố gắng thực hiện một chuỗi 3 lần khử cực (2J/kg) khi nhiệt độ < 30°C; có thể cố gắng khử cực lại lần nữa sau khi nhiệt độ đã lên trên 30°C. Thỉnh thoảng, khi rất khó để phân biệt giữa hạ thân nhiệt sâu với chết, cố gắng hồi sức tim phổi và sưởi ấm chủ động từ bên trong nên được tiếp tục cho đến khi nhiệt độ trung tâm > 32°C hoặc tình trạng tim mạch đã được ổn định.

Bài viết cùng chuyên mục

Tắc nghẽn đường tiết niệu: nguyên lý nội khoa

Trong số bệnh nhân bệnh nặng hơn, tắc nghẽn niệu quản do u là phổ biến nhất và liên quan đến nguyên nhân gây tắc nghẽn đường tiết niệu.

Táo bón: nguyên lý nội khoa

Thay đổi nhu động đại tràng do rối loạn chức năng thần kinh, đái tháo đường, tổn thương tuỷ sống, đa xơ cứng, bệnh Chagas, bệnh Hirschsprung, giả tắc ruột mạn tính vô căn.

Ngộ độc và quá liều thuốc

Carbon monoxid là nguyên nhân hàng đầu gây chết do ngộ độc. Ngộ độc Acetaminophen là thuốc phổ biến nhất gây tử vong. Tử vong do các thuốc khác thường do thuốc giảm đau.

Viêm gan do thuốc và nhiễm độc

Liều và thời điểm khởi phát có thể thay đổi; một số nhỏ bệnh nhân phơi nhiễm bị ảnh hưởng, có thể sốt, phán ban, đau khớp, rối loạn bạch cầu ưa acid.

Bệnh nền tác động đến say độ cao

Bệnh nhân thiếu máu cục bộ tim, nhồi máu trước đó, phẫu thuật mạch, và/ hoặc phẫu thuật bắc cầu nên có bài kiểm tra chạy bộ. Test chạy bộ dương tính mạnh chống chỉ định với độ cao lớn.

Nhện cắn: nguyên lý nội khoa

Vì hiệu quả còn nghi ngờ và yếu tố nguy cơ sốc phản vệ và bệnh huyết thanh, kháng nọc độc chỉ nên dành cho trường hợp nặng với ngưng hô hấp, tăng huyết áp khó trị, co giật hoặc thai kỳ.

Xơ vữa động mạch ngoại vi: nguyên lý nội khoa

Đo áp lực và siêu âm Doppler mạch ngoại vi trước và trong khi hoạt động nhằm định vị chỗ hẹp, chụp cộng hưởng từ mạch máu, chụp CT mạch máu.

Hội chứng rối loạn sinh tủy: nguyên lý nội khoa

Đặc điểm bệnh lý của MDS là tủy bào với các mức độ tế bào học không điển hình thay đổi gồm nhân chậm trưởng thành, tế bào chất trưởng thành bất thường.

Bệnh trung thất: nguyên lý nội khoa

Có nhiều loại u trung thất khác nhau được xác định tại trung thất trước, giữa và sau. Các khối u hay gặp nhất trong trung thất trước là u tuyến ức, u lympho, u teratom và khối tuyến giáp.

Bệnh phổi do môi trường: nguyên lý nội khoa

Khí dạng hòa tan trong nước như ammonia được hấp thụ ở đường thở trên và gây kích thích và co phế quản phản ứng, trong khi khí ít hòa tan trong nước.

Ngất: nguyên lý nội khoa

Các rối loạn khác phải được phân biệt với ngất, bao gồm động kinh, thiếu máu động mạch sống nền, hạ oxy máu, và hạ đường huyết.

Mất ngôn ngữ: nguyên lý nội khoa

Mặc dù các lời nói nghe có vẻ đúng ngữ pháp, hài hòa và trôi chảy, nhưng hầu như là không hiểu được do lỗi về cách dùng từ, cấu trúc, thì và có các lỗi loạn dùng từ ngữ.

Bệnh ống thận: nguyên lý nội khoa

Thuốc là một nguyên nhân gây nên thể này của suy thận, thường được xác định bằng sự tăng từ từ creatinin huyết thanh ít nhất vài ngày sau điều trị.

Chọc dịch màng bụng: nguyên lý nội khoa

Đối với một chọc lớn khối lượng, hệ thống hút trực tiếp vào thùng chứa chân không lớn sử dụng kết nối ống là một lựa chọn thường được sử dụng.

Xơ gan mật tiên phát: nguyên lý chẩn đoán điều trị

Hội chứng Sjogren, bệnh mạch collagen, viêm tuyến giáp, viêm cầu thận, thiếu máu ác tính, toan hóa ống thận.

Vàng da: nguyên lý nội khoa

Bilirubin là sản phẩm thoái giáng chủ yếu của hemoglobin được giải phóng từ hồng cầu già. Đầu tiên, nó gắn vào albumin, được vận chuyển vào gan, được liên hợp với một dạng chất tan trong nước.

Xuất huyết tiêu hóa trên: nguyên lý nội khoa

Chất hút từ ống thông mũi-dạ dày có nhiều máu, nếu từ bệnh sử không rõ nguồn chảy máu, có thể âm tính giả lên đến 16 phần trăm nếu máu đã ngừng chảy hoặc chảy máu nguồn gốc ở tá tràng.

Eczema và viêm da

Một trong ba bệnh liên quan của viêm da cơ địa là viêm mũi dị ứng, hen và bệnh chàm. Bệnh thường bị theo đợt, mạn tính, ngứa rất nhiều, viêm da chàm hóa với các đám hồng ban có vảy, mụn nước,vảy tiết, và nứt nẻ.

Tràn dịch màng phổi: nguyên lý nội khoa

Hai phân loại chính của tràn dịch màng phổi là dịch thấm, gây nên bởi tác động toàn thân lên sự tạo thành dịch màng phổi hoặc tái hấp thu.

Phòng các biến chứng của xơ vữa động mạch

Các hướng dẫn Chương trình giáo dục về cholesterol quốc gia dựa trên nồng độ LDL huyết tương và các yếu tố nguy cơ khác.

Các rối loạn toan kiềm hỗn hợp: nguyên lý nội khoa

Hồi sức thể tích của những bệnh nhân có DKA thường sẽ làm tăng độ lọc cầu thận và thận sẽ bài tiết nước tiết chứa ceton, kết quả là giảm AG xảy ra mà không có nhiễm toan AG bình thường xuất hiện.

Suy tuyến yên: nguyên lý chẩn đoán và điều trị

Chẩn đoán sinh hóa của suy tuyến yên được thực hiện bằng cách chứng minh nồng độ hormon tuyến yên thấp hoặc không phù hợp với bình thường.

Bất thường không triệu chứng của hệ tiết niệu

Trên sinh thiết thận thấy màng đáy cầu thận mỏng lan tỏa với những thay đổi tối thiểu khác. Có thể di truyền, trong một số trường hợp gây nên bởi thiếu collagen typ IV.

U tuyến yên: nguyên lý chẩn đoán điều trị

U tuyến yên là khối u đơn dòng lành tính phát sinh từ một trong năm loại tế bào thùy trước tuyến yên và có thể gây ra các tác dụng trên lâm sàng.

Bệnh lý lympho ác tính: nguyên lý nội khoa

Phần lớn ung thư bạch huyết chưa rõ nguyên nhân. Các tế bào ác tính đơn dòng và thường chứa nhiều bất thường về di truyền. Một số biến đổi di truyền đặc trưng cho các thực thể mô học đặc biệt.