Giãn phế quản: nguyên lý nội khoa

2018-04-05 11:40 AM

Chẩn đoán giãn phế quản phụ thuộc vào biểu hiện lâm sàng, khi có các đấu hiệu Xquang phù hợp, ví dụ như hình ảnh đường ray, dấu hiệu vòng nhẫn.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Nguyên nhân và dịch tế

Giãn phế quản là sự giãn đường thở không hồi phục hoặc khu trú (vì tắc nghẽn) hoặc lan tỏa (vì bệnh hệ thống hoặc viêm nhiễm). Giãn phế quản có thể xuất hiện sau các nguyên nhân viêm nhiễm hoặc không.

Về mặt dịch tễ, có nhiều nguyên nhân gây bệnh; nói chung, tỉ lệ giãn phế quản tăng lên theo tuổi và cao hơn ở phụ nữ.

25–50% số bệnh nhân giãn phế quản là bệnh nguyên phát.

Bảng. ĐIỀU TRỊ KHÁNG SINH THEO KINH NGHIỆM VIÊM PHỔI LIÊN QUAN ĐẾN CHĂM SÓC SỨC KHỎE

Bệnh nhân không có nguy cơ đa kháng thuốc

Ceftriaxone (2 g tiêm TM mỗi 24h) hoặc

Moxifloxacin (400 mg tiêm TM mỗi 24h), ciprofloxacin (400 mg tiêm

TM mỗi 8h), hoặc levofloxacin (750 mg tiêm TM mỗi 24h) hoặc

Ampicillin/sulbactam (3 g tiêm TM mỗi 6h) hoặc

Ertapenem (1 g tiêm TM mỗi 24h)

Bệnh nhân có nguy cơ đa kháng thuốc

1. β-lactam:

Ceftazidime (2 g tiêm TM mỗi 8h) hoặc cefepime (2 g tiêm TM mỗi 8–12h) hoặc Piperacillin/tazobactam (4.5g tiêm TM mỗi 6h), imipenem (500mg tiêm TM mỗi 6h hoặc 1g tiêm TM mỗi 8h), hoặc meropenem (1g tiêm TM mỗi 8h) kết hợp với

2. Thuốc tác động lên vi khuẩn Gram âm:

Gentamicin hoặc tobramycin (7 mg/kg tiêm TM mỗi 24h) hoặc amikacin (20 mg/kg tiêm TM mỗi 24h) hoặc

Ciprofloxacin (400 mg tiêm TM mỗi 8h) hoặc levofloxacin (750 mg tiêm TM mỗi 24h) kết hợp với

3. Thuốc tác động lên vi khuẩn Gram dương

Linezolid (600 mg tiêm TM mỗi 12h) hoặc

Vancomycin (15 mg/kg, có thể tới 1 g tiêm TM mỗi 12h)

Cơ chế bệnh sinh

Cơ chế được nhắc đến nhiều nhất gây giãn phế quản là “giả thuyết vòng luẩn quẩn”, khi mà khả năng dễ bị nhiễm khuẩn và sự làm sạch đường thở của các tế bào lông mao bị suy giảm gây nên sự xâm nhập của vi khuẩn vào đường thở. Cơ chế gây giãn phế quản không viêm nhiễm được cho là các phản ứng miễn dịch qua trung gian tế bào gây phá hủy thành phế quản và nhu mô phổi, hậu quả là gây nên xơ phổi (xơ hóa phổi sau xạ trị hoặc xơ hóa phổi nguyên phát).

Biểu hiện lâm sàng

Bệnh nhân thường ho xuất tiết kéo dài dai dẳng với đờm dày dính và dai.

Khám thực thể thường thấy ran, rít và có thể thấy ngón tay dùi trống.

Đợt cấp thường liên quan tới khạc đờm nhày mủ.

Chẩn đoán

Chẩn đoán giãn phế quản phụ thuộc vào biểu hiện lâm sàng khi có các đấu hiệu Xquang phù hợp, ví dụ như hình ảnh đường ray, dấu hiệu vòng nhẫn (diện cắt ngang đường thở với đường kính ít nhất 1,5 lần mạch máu đi kèm), không có hình ảnh kích thước phế quản giảm dần, dày thành phế quản, hoặc nang khí bắt nguồn từ thành phế quản.

Bảng. CƠ CHẾ BỆNH SINH VÀ CÁC CHIẾN LƯỢC NGĂN CHẶN VIÊM PHỔI DO THỞ MÁY

CƠ CHẾ BỆNH SINH VÀ CÁC CHIẾN LƯỢC NGĂN CHẶN VIÊM PHỔI DO THỞ MÁY

aCác chiến lược có hiệu quả trong ít nhất một thử nghiệm lâm sàng.

bCác chiến lược có kết quả thử nghiệm ngẫu nhiên âm tính hoặc trái ngược nhau.

Điều trị giãn phế quản

Điều trị giãn phế quản bội nhiễm bằng cách kiểm soát trực tiếp nhiễm khuẩn chủ động và cải thiện sự làm sạch các chất tiết và vệ sinh phế quản.

Các đợt cấp nên được điều trị trong từ 7-10 ngày bằng kháng sinh đích tiêu diệt căn nguyên; H. influenzae và P. aeruginosa thường được phân lập.

Các thuốc làm lỏng và loãng đờm, khí dung giãn phế quản và các thuốc làm tăng độ thẩm thấm (ví dụ: hypertonic saline), và vật lí trị liệu lồng ngực có thể sử dụng để tăng cường làm sạch chất tiết.

Với những bệnh nhân tái nhập viện ≥3 lần mỗi năm, điều trị kháng sinh làm giảm thiểu hoạt động của vi khuẩn và làm giảm số đợt cấp đã được đề nghị.

Ở những trường hợp nhất định, phẫu thuật (bao gồm ghép phổi) nên được cân nhắc.

Bài viết cùng chuyên mục

Thăm khám lâm sàng tim mạch: nguyên lý nội khoa

Khám tổng quát một bệnh nhân nghi ngờ có bệnh lý tim mạch bao gồm dấu hiệu sinh tồn, nhịp thở, mạch, huyết áp và quan sát màu sắc da, ví dụ tím, xanh xao, móng tay dùi trống.

Hội chứng Cushing: cường năng tuyến thượng thận

Béo phì, tăng huyết áp, loãng xương, rối loạn tâm lý, mụn trứng cá, rậm lông, vô kinh, và bệnh đái tháo đường tương đối không đặc hiệu

Viêm gan mãn tính: nguyên lý chẩn đoán điều trị

Một số bệnh nhân có xuất hiện các biến chứng xơ gan: cổ trướng, dãn tĩnh mạch chảy máu, bệnh lý não, và lách to.

Một số vấn đề về độ cao

Đầy hơi, bụng trướng,trung tiên nhiều có thể do giảm áp xuất khí quyển. Tiêu chảy không liên quan đến độ cao nhưng có thể do vi khuẩn kí sinh trùng, một vấn đề phổ biến.

Sụt cân: nguyên lý nội khoa

Hỏi bệnh sử có các triệu chứng đường tiêu hoá, gồm khó ăn, loạn vị giác, khó nuốt, chán ăn, buồn nôn, và thay đổi thói quen đi cầu. Hỏi lại tiền sử đi du lịch, hút thuốc lá, uống rượu.

Bệnh bạch cầu kinh dòng lympho/u lympho

Thường chỉ định điều trị hỗ trợ cho đến khi xuất hiện thiếu máu hoặc giảm tiểu cầu. Khi đó, các xét nghiệm được chỉ định để tìm nguyên nhân gây thiếu máu hoặc giảm tiểu cầu.

Bệnh bướu cổ không độc: nguyên lý chẩn đoán và điều trị

Bướu giáp dưới xương ức có thể cản trở phía trên ngực và nên đánh giá với các phép đo lưu lượng hô hấp và CT hoặc MRI ở bệnh nhân có dấu hiệu hoặc triệu chứng.

Thiếu máu do tăng phá hủy hồng cầu và chảy máu cấp

Tương tự, các nguyên nhân mắc phải có mối liên hệ với các yếu tố ngoài hồng cầu vì hầu hết các yếu tố này là ngoại sinh. Trường hợp ngoại lệ là hồng cầu tan máu ure máu có tính gia đình.

X quang bụng: nguyên lý nội khoa

Nên là chỉ định hình ảnh ban đầu ở một bệnh nhân nghi ngờ tắc ruột. Dấu hiệu của tắc ruột cao trên X quang gồm nhiều mức hơi dịch, không có bóng hơi ruột già, và có bậc thang xuất hiện ở quai ruột non.

Suy tim: nguyên lý nội khoa

X quang ngực có thể thấy tim to, tái phân phối tuần hoàn phổi, đường Kerley B, tràn dịch màng phổi. Rối loạn chức năng co bóp và tâm trương thất trái có thể tiếp cận bằng siêu âm tim Doppler.

Sốc nhiễm trùng với các biểu hiện ở da

Biểu hiện bóng xuất huyết với hoại tử và loét trung tâm và một vành ban đỏ trên bệnh nhân sốc nhiễm trùng do Pseudomonas aeruginosa hoặc Aeromonas hydrophila.

Cổ trướng: nguyên lý nội khoa

Đánh giá thường quy gồm khám toàn diện, protein, albumin, glucose, đếm và phân biệt tế bào, nhuộm Gram và nhuộm kháng acid, nuôi cấy, tế bào học; một số ca cần kiểm tra amylase.

Rối loạn thính giác: nguyên lý nội khoa

Chấn thương ở trước đầu, tiếp xúc với các thuốc gây độc ốc tai, tiếp xúc với tiếng ồn nghề nghiệp hoặc giải trí, hoặc tiền sử gia đình có giảm thính lực cũng quan trọng.

Rối loạn hệ thần kinh tự chủ: nguyên lý chẩn đoán điều trị

Bệnh thần kinh ngoại biên ảnh hưởng đến sợi myelin và không myelin nhỏ của hệ giao cảm và đối giao cảm là nguyên nhân phổ biến nhất của suy tự chủ mạn.

Động kinh: nguyên lý nội khoa

Các nguyên nhân chủ yếu của GCSE là không sử dụng đúng hoặc cai thuốc chống động kinh, các rối loạn chuyển hóa, ngộ độc thuốc, nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương.

Một số bệnh làm giảm lưu lượng động mạch ngoại vi

Heparin truyền tĩnh mạch được sử dụng nhằm ngăn ngừa lan tràn huyết khối. Trong trường hợp nhồi máu nặng, cấp tính, lấy huyết khối nội mạch.

Choáng váng và chóng mặt: nguyên lý nội khoa

Khi choáng váng không chắc chắn, nghiệm pháp kích thích để làm xuất hiện các triệu chứng có thể hữu ích. Nghiệm pháp Valsalva, thở nhanh, hoặc thay đổi sang tư thế đứng có thể làm xuất hiện choáng váng.

Bệnh khí ép

Phần lớn xuất hiện các biểu hiện nhẹ đau, mệt mỏi, biểu hiện thần kinh nhẹ như dị cảm. Biểu hiện hô hấp và tim mạch có thể đe doạ sự sống như khó thở, đau ngực, loạn nhịp tim.

Siêu âm: nguyên lý nội khoa

Nó nhạy và đặc hiệu hơn CT scan trong đánh giá bệnh lý túi mật. Có thể dễ dàng xác định kích thước của thận ở bệnh nhân suy thận và có thể loại trừ sự hiện diện của ứ nước.

Ung thư chưa rõ nguyên phát: nguyên lý nội khoa

Khi khối U đã di căn, các xét nghiệm chẩn đoán nên làm để phát hiện các khối U có khả năng điều trị khỏi, như u limpho, bệnh Hodgkin, u tế bào mầm, ung thư buồng trứng.

Nhuyễn xương: nguyên lý chẩn đoán điều trị

Trong nhuyễn xương tiến triển, có thể bị giảm calci máu do huy động canxi từ xương chưa khoáng hóa đầy đủ.

Sỏi mật: nguyên lý nội khoa

Phần lớn sỏi mật phát triển thầm lặng nghĩa là bệnh nhân không có biểu hiện triệu chứng gì. Triệu chứng xuất hiện khi sỏi gây viêm hoặc tắc ống túi mật hoặc ống mật chủ.

Đột quỵ: nguyên lý nội khoa

Hầu hết đột quỵ do thiếu máu do tắc nghẽn huyết khối các mạch máu não lớn; huyết khối có thể có nguồn gốc từ tim, cung động mạch chủ hoặc những sang thương động mạch khác.

Cường Aldosteron: cường năng tuyến thượng thận

Chẩn đoán được gợi ý khi tăng huyết áp kháng trị kết hợp với hạ kali máu kéo dài ở bệnh nhân không bị phù và không dùng lợi tiểu gây giảm kali.

Khó thở: nguyên lý nội khoa

Khó thở khi nằm thường thấy trong suy tim sung huyết. Khó thở về đêm thường thấy trong suy tim sung huyết và hen. Khó thở từng cơn gợi ý thiếu máu cơ tim, hen, hoặc thuyên tắc phổi.