Động kinh: nguyên lý nội khoa

2018-01-25 03:58 PM

Các nguyên nhân chủ yếu của GCSE là không sử dụng đúng hoặc cai thuốc chống động kinh, các rối loạn chuyển hóa, ngộ độc thuốc, nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Được định nghĩa khi co giật liên tục hoặc tái diễn, các cơn co giật riêng lẻ có suy giảm ý thức giữa các cơn. Thời gian cơn co giật kinh điển khoảng 15-30 phút. Định nghĩa hay dùng trên lâm sàng hơn là bất kỳ tình trạng nào cần sử dụng ngay thuốc chống co giật; trong trạng thái động kinh co giật toàn thể (GCSE), điển hình khi co giật kéo dài > 5 phút.

Triệu chứng lâm sàng

Động kinh gồm nhiều loại: GCSE (vd: dai dẳng, co giật toàn thể trên điện não, hôn mê, và động kinh co cứng - co giật), và động kinh không co giật (vd: cơn vắng ý thức kéo dài hoặc động kinh cục bộ, lú lẫn, hoặc giảm ý thức cục bộ, và những bất thường vận động nhỏ). GCSE dễ nhận thấy khi co giật rõ, nhưng sau 30-45 phút co giật liên tục, các dấu hiệu có thể trở nên khó nhận thấy hơn (co giật nhẹ các ngón tay; chuyển động mắt nhanh nhẹ; hoặc những giai đoạn nhịp nhanh kịch phát, dãn đồng tử, và tăng huyết áp). EEG có thể là phương tiện chẩn đoán duy nhất khi các dấu hiệu lâm sàng khó nhận thấy; vì vậy, nếu một bệnh nhân vẫn còn hôn mê sau co giật, nên thực hiện EEG để loại trừ tình trạng động kinh tiếp diễn.

GCSE đe dọa tính mạng khi kèm theo rối loạn chức năng tim phổi, tăng thân nhiệt, và rối loạn chuyển hóa như toan máu (do hoạt động cơ kéo dài).

Tổn thương thần kinh không phục hồi có thể xảy ra do co giật dai dẳng, thậm chí trên một bệnh nhân bị liệt do ức chế thần kinh cơ.

Nguyên nhân

Các nguyên nhân chủ yếu của GCSE là không sử dụng đúng hoặc cai thuốc chống động kinh, các rối loạn chuyển hóa, ngộ độc thuốc, nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương, khối u hệ thần kinh trung ương, động kinh khó chữa, và chấn thương đầu.

ĐIỀU TRỊ TÌNH TRẠNG ĐỘNG KINH CO CỨNG - CO GIẬT TOÀN THỂ Ở NGƯỜI LỚN

 Điều trị động kinh

Hình. Điều trị tình trạng động kinh co cứng-co giật toàn thể ở người lớn. Thanh ngang màu xám chỉ dẫn tương đối khoảng thời gian tiêm thuốc. TM: tiêm tĩnh mạch; PE: tương đương phenytoin.

Điều trị trạng thái động kinh

GCSE là một cấp cứu y khoa cần phải được điều trị ngay lập tức.

Đầu tiên chú ý đến vấn đề tim phổi hoặc tăng thân nhiệt cấp tính.

Tiến hành khám toàn diện và khám thần kinh, lập đường truyền tĩnh mạch, và xét nghiệm kiểm tra những bất thường chuyển hóa gồm nồng độ thuốc chống co giật nếu bệnh nhân có tiền sử động kinh.

Liệu pháp chống co giật nên bắt đầu ngay sau đó không trì hoãn.

Đồng thời, tìm ra nguyên nhân co giật là cần thiết để ngừa tái phát và điều trị các bất thường kèm theo.

Điều trị tình trạng động kinh không co giật ít khẩn cấp hơn khi co giật liên tục không kèm theo rối loạn chuyển hóa nặng của GCSE; tuy nhiên, nhiều bằng chứng tổn thương tế bào tại chỗ các vùng co giật cục bộ, vì vậy nên được điều trị nhanh nhất có thể theo hướng tiếp cận chung cho GCSE.

Tiên lượng

Tỷ lệ tử vong là 20% trong GCSE, và tỷ lệ di chứng thần kinh kéo dài là 10–50%.

Bài viết cùng chuyên mục

Ve cắn và liệt do ve

Trong khi ve hút máu ký chủ, thì các chất tiết của nó cũng có thể gây ra các phản ứng tại chỗ, truyền nhiều tác nhân gây bệnh, dẫn đến các bệnh lý gây sốt hoặc liệt.

Tràn khí màng phổi: nguyên lý nội khoa

Tràn khí màng phổi do chấn thương, là hậu quả của chấn thương lồng ngực dạng xuyên thấu hoặc không, thường có chỉ định mở màng phổi dẫn lưu.

Một số bệnh làm giảm lưu lượng động mạch ngoại vi

Heparin truyền tĩnh mạch được sử dụng nhằm ngăn ngừa lan tràn huyết khối. Trong trường hợp nhồi máu nặng, cấp tính, lấy huyết khối nội mạch.

Rối loạn nhịp nhanh: nguyên lý nội khoa

Loạn nhịp với phức bộ QRS rộng có thể gợi ý nhịp nhanh thất hoặc nhịp nhanh trên thất với dẫn truyền rối loạn. Các yếu tố thúc đẩy nhịp nhanh thất bao gồm.

Ho ra máu: nguyên lý nội khoa

Khái huyết thường có nguồn gốc từ phế quản có kích thước từ nhỏ đến trung bình. Vì nguồn cấp máu thường là từ động mạch phế quản, nên có khả năng mất máu nhanh chóng.

Nhuyễn xương: nguyên lý chẩn đoán điều trị

Trong nhuyễn xương tiến triển, có thể bị giảm calci máu do huy động canxi từ xương chưa khoáng hóa đầy đủ.

Run và các rối loạn vận động

Sự dao động theo nhịp điệu của một bộ phận cơ thể do sự co cơ từng cơn, thường ảnh hưởng các đoạn chi ở xa và ít ảnh hưởng đến đầu, lưỡi hay hàm.

Ngất: nguyên lý nội khoa

Các rối loạn khác phải được phân biệt với ngất, bao gồm động kinh, thiếu máu động mạch sống nền, hạ oxy máu, và hạ đường huyết.

Nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng

Tỷ lệ mắc bệnh và tử vong liên quan đến nhiễm trùng huyết tăng theo tuổi và tình trạng bệnh trước đó, với hai phần ba các trường hợp xảy ra trên bệnh nhân có các bệnh lý kèm theo nặng.

Viêm cột sống dính khớp: nguyên lý chẩn đoán và điều trị

MRI là lựa chọn khi phim x quang không chuẩn bị không cho thấy bất thường khớp cùng-chậu và có thể cho thấy viêm nội khớp sớm, thay đổi sụn.

Thiếu máu do rối loạn quá trình hồng cầu trưởng thành

Là các hậu quả hoặc do sai sót tổng hợp hemoglobin, dẫn đến các khiếm khuyết của tế bào chất trưởng thành và hồng cầu nhỏ, khá rỗng, hoặc do sao chép DNA chậm bất thường.

Bệnh não do thiếu máu cục bộ

Khám lâm sàng tại nhiều thời điểm khác nhau sau chấn thương giúp đánh giá tiên lượng. Tiên lượng tốt hơn trên những bệnh nhân còn nguyên chức năng thân não.

Béo phì: nguyên lý chẩn đoán điều trị

Điều trị là quan trọng bởi các nguy cơ sức khỏe liên quan, nhưng khá khó khăn bởi lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả bị hạn chế.

Tiếp cận bệnh nhân suy đa phủ tạng: nguyên lý nội khoa

Suy đa phủ tạng là một hội chứng được định nghĩa bởi có đồng thời sự giảm chức năng hoặc suy hai hay nhiều cơ quan ở những bệnh nhân có bệnh nặng.

X quang bụng: nguyên lý nội khoa

Nên là chỉ định hình ảnh ban đầu ở một bệnh nhân nghi ngờ tắc ruột. Dấu hiệu của tắc ruột cao trên X quang gồm nhiều mức hơi dịch, không có bóng hơi ruột già, và có bậc thang xuất hiện ở quai ruột non.

Xét nghiệm tiêu bản máu ngoại vi

Hồng cầu đa kích thước-kích thước hồng cầu không đều nhau, các tế bào khổng lồ là hậu quả của quá trình tổng hợp DNA từ tiền thân hồng cầu bị chậm lại do thiếu folate hoặc vitamin B12.

Ung thư da biểu mô tế bào vảy: nguyên lý nội khoa

Hay gặp nhất là cắt bỏ tại chỗ và phẫu thuật vi phẫu Mohs; xạ trị một số ca chọn lọc. Bệnh di căn có thể điều trị bằng xạ trị hoặc liệu pháp sinh học kết hợp.

Đau ngực: nguyên lý nội khoa

ECG quan trọng trong đánh giá ban đầu để nhanh chóng phân biệt bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên, bệnh nhân cần được điều trị tái tưới máu ngay lập tức.

Sự phát triển của kháng thuốc điều trị ung thư

Trong kháng thuốc mắc phải, các khối u đáp ứng ban đầu với hóa trị sau đó xuất hiện kháng thuốc trong quá trình điều trị, thường do xuất hiện các dòng kháng thuốc trong quần thể tế bào ung thư.

Phòng ngừa đột quỵ nguyên phát và thứ phát

Yếu tố nguy cơ huyết khối tại tim là rung nhĩ, nhồi máu cơ tim, bệnh van tim, và bệnh cơ tim. Tăng huyết áp và đái tháo đường cũng là yếu tố nguy cơ đặc biệt.

U tuyến yên: nguyên lý chẩn đoán điều trị

U tuyến yên là khối u đơn dòng lành tính phát sinh từ một trong năm loại tế bào thùy trước tuyến yên và có thể gây ra các tác dụng trên lâm sàng.

Amiodarone: thuốc gây bất thường chức năng tuyến giáp

Amiodarone là thuốc chống loạn nhịp tim type III có một số cấu trúc tương tự với hormon tuyến giáp và có hàm lượng iốt cao.

Nhồi máu cơ tim ST chênh lên (STEMI)

Troponins T và I cơ tim khá đặc hiệu trong tổn thương cơ tim và là hai chỉ dấu được ưu tiên sử dụng để chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp. Nồng độ hai chỉ dấu này tăng kéo dài trong 7 đến 10 ngày.

Khó thở: nguyên lý nội khoa

Khó thở khi nằm thường thấy trong suy tim sung huyết. Khó thở về đêm thường thấy trong suy tim sung huyết và hen. Khó thở từng cơn gợi ý thiếu máu cơ tim, hen, hoặc thuyên tắc phổi.

Biến chứng nhồi máu cơ tim ST chênh lên

Vỡ vách liên thất và hở van hai lá cấp do thiếu máu, nhồi máu cơ nhú xảy ra trong tuần đầu tiên sau nhồi máu và có đặc điểm là suy tim sung huyết cấp với âm thổi mới xuất hiện.