- Trang chủ
- Phác đồ - Test
- Nguyên lý y học nội khoa
- Đỏ mắt hoặc đau mắt
Đỏ mắt hoặc đau mắt
Mất thị lực đột ngột hoặc nhìn đôi ở những trường hợp mắt không bị đau và không bị viêm thường là các rối loạn thị giác hoặc thần kinh nghiêm trọng và nên được theo dõi chặt chẽ.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Hỏi tiền sử và khám lâm sàng sẽ giúp chẩn đoán chính xác hầu hết các bệnh về mắt mà không cần xét nghiệm hoặc chẩn đoán hình ảnh.
Đánh giá cần thiết trên lâm sàng bao gồm đo thị lực, phản xạ đồng tử, sự vận động của mắt, tổ chức liên kết hốc mắt, thị trường, và đo nhãn áp.
Kiểm tra mi mắt, kết mạc, giác mạc, tiền phòng, mống mắt và thể thủy tinh bằng đèn khe. Quan sát đáy mắt bằng kính soi đáy mắt.
Mất thị lực đột ngột hoặc nhìn đôi ở những trường hợp mắt không bị đau và không bị viêm thường là các rối loạn thị giác hoặc thần kinh nghiêm trọng và nên được theo dõi chặt chẽ. Ngược lại, khi mắt bị đỏ, thậm chí là đau, thì ít nghiêm trọng hơn miễn là thị lực bình thường.
Các nguyên nhân hay gặp gây đỏ hoặc đau mắt được liệt kê ở Bảng.
Đỏ mắt hoặc đau mắt do chấn thương nhẹ
Nhận định
Chấn thương có thể gây ra trầy xước giác mạc, xuất huyết dưới kết mạc, hoặc dị vật. Tính toàn vẹn của biểu mô giác mạc được đánh giá bằng cách nhỏ fluorescein vào mắt và kiểm tra bằng đèn khe (sử dụng ánh sáng xanh coban) hoặc màu xanh penlight. Dị vật ở các cùng đồ kết mạc được tìm cẩn thận bằng cách kéo mi mắt dưới xuống và lật mi mắt trên.
Điều trị
Bị bắn hóa chất và có dị vật được điều trị bằng cách rửa nước muối liên tục.
Dị vật có thể được lấy ra bằng đầu bông ẩm sau khi gây tê tại chỗ.
Trầy xước giác mạc có thể cần dùng kháng sinh tại chỗ, thuốc giãn đồng tử (1% cyclopentolate), và băng mắt lại.
Bảng. CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY ĐỎ MẮT HOẶC ĐAU MẮT
Chấn thương do vật tù hoặc sắc nhọn.
Tiếp xúc hóa chất.
Trầy xước giác mạc.
Dị vật.
Kính áp tròng ( dùng quá lâu hoặc nhiễm trùng).
Phơi nhiễm giác mạc (liệt dây 5, 7, tật lộn mi).
Xuất huyết dưới kết mạc.
Viêm mi mắt.
Viêm kết mạc ( nhiễm trùng hoặc dị ứng).
Loét giác mạc.
Viêm kết mạc Herpes.
Zona mắt.
Khô kết và giác mạc mắt ( chứng khô mắt).
Viêm túi lệ.
Viêm thượng củng mạc.
Viêm củng mạc.
Viêm màng bồ đào trước (viêm mống mắt hoặc viêm mống mắt - thể mi).
Viêm nội nhãn.
Glocom cấp góc đóng.
Do thuốc.
Mộng mỡ.
Mộng thịt.
Lồi mắt (khối sau nhãn cầu, viêm tổ chức hốc mắt, bệnh mắt Grave, u giả viêm hốc mắt, dò ĐM cảnh - xoang hang).
Nhiễm trùng mắt
Nhận định chung
Nhiễm trùng mi mắt và kết mạc (viêm kết mạc mi) làm cho mắt đỏ và rát nhưng không làm mất thị lực hoặc đau. Adenovirus là virus phổ biến nhất gây ra “bệnh đau mắt đỏ.” Nó tạo ra một lớp mỏng, tiết nhiều nước, trong khi nhiễm vi khuẩn lại tiết nhiều nhầy mủ hơn. Khi kiểm tra bằng đèn khe thì nên xác định giác mạc không bị ảnh hưởng, bằng cách quan sát thấy giác mạc vẫn trong và bóng. Nhiễm trùng giác mạc (viêm giác mạc) nghiêm trọng hơn viêm kết mạc mi vì nó có thể gây ra sẹo, thủng và mất thị lực vĩnh viễn. Trên thế giới, hai nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mù lòa do viêm giác mạc là bệnh đau mắt hột do nhiễm khuẩn chlamydia và thiếu vitamin A do suy dinh dưỡng; ở Hoa Kỳ, kính áp tròng cũng đóng vai trò quan trọng. Tổn thương hình cành cây trong nhuộm fluorescein giác mạc là đặc trưng cho viêm giác mạc do herpes simplex, nhưng chỉ thấy ở một số ít các trường hợp.
Điều trị nhiễm trùng mắt
Viêm kết mạc mi: Rửa tay đúng cách và dùng kháng sinh phổ rộng tại chỗ (sulfacetamide 10%, polymyxin-bacitracin-neomycin, hoặc trimethoprimpolymyxin).
Viêm giác mạc đòi hỏi điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm (thường bôi ngoài và dưới kết mạc) trong khi chờ kết quả cấy vi khuẩn từ mảnh cạo giác mạc.
Viêm giác mạc do Herpes được điều trị bằng thuốc bôi kháng virus, cycloplegics, và uống acyclovir.
Viêm mắt
Nhận định chung
Viêm mắt, mà không có nhiễm trùng, có thể gây viêm thượng củng mạc, viêm củng mạc, hoặc viêm màng bồ đào (viêm mống mắt hoặc viêm mống mắt - thể mi). Hầu hết các trường hợp là tự phát, nhưng một số thì xảy ra cùng bệnh tự miễn. Không sinh miễn dịch. Một vòng cương tụ quanh rìa giác mạc xuất hiện do cương tụ các mạch máu kết mạc và thượng củng mạc sâu. Điểm mấu chốt trong chẩn đoán viêm màng bồ đào bằng đèn khe là quan sát các tế bào viêm trong dịch tiền phòng hoặc chất lắng đọng trên nội mô giác mạc (kết tủa keratic).
Điều trị viêm mắt
Các thuốc giãn đồng tử (để giảm đau và ngăn ngừa sự hình thành của synechiae), NSAIDs, và glucocorticoid tại chỗ. (Chú ý: điều trị glucocorticoids kéo dài ở mắt có thể gây đục thủy tinh thể và glocom).
Glocom cấp góc đóng
Nhận định chung
Đây là một nguyên nhân hiếm gặp nhưng thường bị chẩn đoán sai nguyên nhân gây đỏ, đau mắt. Nguyên nhân do khi tiền phòng nông, dòng thủy dịch chảy qua góc tiền phòng bị chặn lại bởi mống mắt ngoại vi. Nhãn áp tăng đột ngột gây đau mắt, cương tụ, phù giác mạc, màng che trước mắt, đau đầu, buồn nôn và nhìn mờ. Các bước chẩn đoán quan trọng là đánh giá nhãn áp trong suốt cơn xảy ra.
Điều trị glocom cấp góc đóng
Điều trị cơn cấp bằng nhỏ thuốc co đồng tử là pilocarpine và thuốc hạ nhãn áp là acetazolamide (uống hoặc tiêm truyền tĩnh mạch), thuốc chẹn beta dùng tại chỗ, tương tự prostaglandin, và các chất chủ vận α2-adrenergic.
Nếu các phương pháp trên thất bại, thì có thể điều trị bằng laser bằng cách tạo lỗ ở mống mắt ngoại vi để giảm khối nhú.
Bài viết cùng chuyên mục
Vũ khí vi sinh
Các sửa đổi làm tăng ảnh hưởng có hại của chất sinh học gồm thay đổi di truyền của vi khuẩn tạo ra các vi khuẩn kháng kháng sinh, bình xịt vi phân tử, xử lý hóa chất để làm ổn định.
Hình ảnh học gan mật: nguyên lý nội khoa
MRI nhạy nhất trong việc phát hiện các khối u và nang gan; cho phép phân biệt dễ dàng các u mạch máu với u gan; công cụ không xâm lấn chính xác nhất để đánh giá tĩnh mạch gan.
Nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng
Tỷ lệ mắc bệnh và tử vong liên quan đến nhiễm trùng huyết tăng theo tuổi và tình trạng bệnh trước đó, với hai phần ba các trường hợp xảy ra trên bệnh nhân có các bệnh lý kèm theo nặng.
Viêm gan do thuốc và nhiễm độc
Liều và thời điểm khởi phát có thể thay đổi; một số nhỏ bệnh nhân phơi nhiễm bị ảnh hưởng, có thể sốt, phán ban, đau khớp, rối loạn bạch cầu ưa acid.
Đau bụng: nguyên lý nội khoa
Bệnh sử là công cụ chẩn đoán then chốt, Khám lâm sàng có thể không phát hiện hoặc có nhầm lẫn, xét nghiệm cận lâm sàng và chụp X quang có thể bị trì hoãn hoặc không có ích.
Tăng calci máu: nguyên lý chẩn đoán điều trị
Cường cận giáp nguyên phát là rối loạn toàn bộ quá trình chuyển hóa xương do tăng tiết hormon cận giáp bởi u tuyến.
Tăng huyết áp: nguyên lý nội khoa
Ở những bệnh nhân tăng huyết áp tâm thu có hiệu áp cao, nên nghĩ đến ngộ độc giáp tố, hở van động mạch chủ, và dò động tĩnh mạch hệ thống.
Khám vận động: nguyên lý chẩn đoán điều trị
Đánh giá sức chi trên bằng sự trôi cơ sấp và lực của phản xạ cổ tay, ngón tay, Đánh giá sức chi dưới yêu cầu bệnh nhân đi lại bình thường, đi bằng gót chân, bằng ngón chân.
Tình trạng tăng thẩm thấu tăng đường huyết: nguyên lý nội khoa
Thiếu insulin tương đối và không đủ lượng dịch nhập là nguyên nhân chính của HHS. Tăng đường huyết gây lợi niệu thẩm thấu dẫn đến giảm thể tích nội mạch tuyệt đối.
Các khối u ruột non
Nội soi và sinh thiết hữu dụng nhất cho các khối u ở tá tràng và đoạn gần của hỗng tràng; phương pháp khác là chụp x quang có baryt là xét nghiệm chẩn đoán tốt nhất.
Đau hay tê mặt: thần kinh sinh ba (V)
Cần phải phân biệt các hình thức đau mặt phát sinh từ bệnh ở hàm, răng, hay xoang, nguyên nhân ít gặp gồm herpes zoster hay khối u.
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng: nguyên lý nội khoa
Năng lượng trung bình nhập vào khoảng 2800 kcal một ngày cho đàn ông và khoảng 1800 kcal một ngày cho phụ nữ, mặc dù sự tính toán này còn phụ thuộc vào tuổi, trọng lượng cơ thể.
Phù: nguyên lý nội khoa
Giới hạn ở một cơ quan đặc biệt hoặc giường mạch máu, dễ dàng phân biệt được với phù toàn thân, Phù một bên chi thường do tắc tĩnh mạch hoặc mạch bạch huyết
Đau và sưng các khớp: nguyên lý nội khoa
Sưng đau các khớp có thể là những biểu hiện của những rối loạn tác động một cách nguyên phát lên hệ cơ xương khớp hoặc có thể phản ánh bệnh toàn thân.
U lympho tiến triển chậm
Thời gian sống thêm trung bình khoảng 10 năm. U lympho thể nang hay gặp nhất trong nhóm này, chiếm khoảng một phần ba tất cả các bệnh lý lympho ác tính.
Rắn độc cắn: nguyên lý nội khoa
Nọc độc rắn là một hợp chất hỗn hợp phức tạp của nhiều men và các chất khác tác dụng tăng tính thấm thành mạch, gây hoại tử mô, ảnh hưởng đến quá trình đông máu.
Bệnh gout: nguyên lý chẩn đoán và điều trị
Bệnh gout cấp có thể bởi chế độ ăn uống dư thừa, chấn thương, phẫu thuật, uống quá nhiều ethanol, điều trị giảm axit uric máu.
Bệnh sỏi thận: nguyên lý nội khoa
Sỏi bể thận có thể không có triệu chứng hoặc gây đái máu đơn thuần, tắc nghẽn có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào dọc theo đường tiết niệu.
Hội chứng thần kinh cận ung thư: nguyên lý nội khoa
Khi phát hiện hội chứng cận ung thư, nên tiến hành tìm ung thư sớm, vì điều trị ở giai đoạn sớm có thể cải thiện các rối loạn thần kinh do ung thư; rất nhiều các rối loạn này cũng gặp ở người không mắc ung thư.
Khám cảm giác: nguyên lý chẩn đoán điều trị
Bệnh nhân với sang thương não bộ có những bất thường về phân biệt cảm giác như là khả năng cảm nhận được hai kích thích đồng thời, định vị chính xác kích thích.
Globulin miễn dịch đơn dòng và bệnh thận
Chẩn đoán bệnh thận do trụ dựa vào phát hiện thấy chuỗi nhẹ trong huyết thanh và/hoặc nước tiểu, thường bằng điện di protein và immunofixation.
Bệnh thoái hóa dạng bột: nguyên lý chẩn đoán và điều trị
Bệnh thoái hóa dạng bột được xác định bởi tính chất sinh hóa của protein trong sự lắng đọng các sợi và được phân loại theo toàn thân hay tại chỗ, mắc phải hay di truyền.
Sinh lý bệnh cơ quan dẫn truyền cảm giác đau
Tác nhân thay đổi cảm nhận đau hoạt động bằng cách giảm viêm ở mô, can thiệp vào con đường dẫn truyền đau, hoặc làm dịu thần kinh.
Bệnh van tim: nguyên lý nội khoa
Triệu chứng thường xảy ra ở độ tuổi 40, nhưng hẹp van hai lá thường gây mất chức năng nặng ở độ tuổi sớm hơn ở các nước đang phát triển. Triệu chứng chính là khó thở và phù phổi do gắng sức.
Cổ trướng do xơ gan: nguyên lý nội khoa
Nguy cơ tăng ở bệnh nhân có xuất huyết tĩnh mạch thực quản và khuyến cáo dự phòng viêm phúc mạc tự phát do vi khuẩn khi bệnh nhân có biểu hiện xuất huyết tiêu hoá trên.