- Trang chủ
- Phác đồ - Test
- Nguyên lý y học nội khoa
- Đau vùng chậu: rối loạn hệ sinh sản nữ giới
Đau vùng chậu: rối loạn hệ sinh sản nữ giới
Xác định liệu rằng cơn đau là cấp tính hay mãn tính, liên tục hay co thắt từng đợt, và theo chu kỳ hay không theo chu kỳ sẽ giúp chỉ định thêm các xét nghiệm.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Các hormon tuyến yên, hormone tạo hoàng thể (LH) và hormone kích thích nang trứng (FSH), kích thích phát triển nang trứng và gây rụng trứng vào khoảng ngày 14 của chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày.
Nguyên nhân
Đau vùng chậu có thể liên quan với chu kỳ kinh nguyệt bình thường hay bất thường và có thể bắt nguồn từ xương chậu hoặc biểu hiện của một khu vực khác của cơ thể. Khi nghi ngờ nhiều cần phải xem xét các rối loạn ngoài khung chậu mà lại có các triệu chứng tại đó, chẳng hạn như viêm ruột thừa, viêm túi thừa, viêm túi mật, tắc ruột, nhiễm trùng đường tiết niệu. Khai thác tiền sử tỉ mỉ, đầy đủ bao gồm kiểu đau, vị trí đau, hướng lan, và yếu tố làm tăng hoặc giảm mức độ đau có thể giúp xác định nguyên nhân gây ra đau vùng chậu cấp tính. Nên tìm sự liên quan với chảy máu âm đạo, hoạt động tình dục, đại tiện, tiểu tiện, di chuyển, hoặc ăn uống. Xác định liệu rằng cơn đau là cấp tính hay mãn tính, liên tục hay co thắt từng đợt, và theo chu kỳ hay không theo chu kỳ sẽ giúp chỉ định thêm các xét nghiệm.
Đau vùng chậu cấp tính
Bệnh lí viêm nhiễm vùng chậu thường xuất hiện cùng với những cơn đau vùng bụng dưới nhất. Đau đơn thuần gợi ý bệnh lý phần phụ gồm vỡ, chảy máu, hoặc xoắn u nang buồng trứng, hoặc, ít phổ biến, u buồng trứng, ống dẫn trứng, hoặc các cơ quan cạnh buồng trứng. Thai ngoài tử cung có liên quan với đau vùng bụng dưới bên phải hoặc bên trái, chảy máu âm đạo, và bất thường chu kỳ kinh nguyệt, có dấu hiệu lâm sàng xuất hiện 6-8 tuần sau kỳ kinh nguyệt bình thường cuối cùng. Các dấu hiệu khi đứng dậy và sốt có thể xuất hiện. Bệnh lý ở tử cung bao gồm viêm nội tâm mạc và u mềm cơ trơn thoái hóa.
Bảng. CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY ĐAU VÙNG CHẬU
Đau vùng chậu mãn tính
Nhiều phụ nữ cảm thấy khó chịu vùng bụng dưới cùng với sự rụng trứng (mittelschmerz), được mô tả là đau âm ỉ ở giữa chu kì kinh kéo dài vài phút đến vài giờ. Ngoài ra, phụ nữ rụng trứng có thể gặp các triệu chứng cơ thể trong vài ngày trước khi hành kinh, bao gồm phù nề, căng vú, và đầy bụng hoặc cảm giác khó chịu. Tập hợp các triệu chứng gây khó chịu theo chu kỳ, trầm cảm, và thờ ơ được gọi là hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS). Co thắt nghiêm trọng hoặc mất khả năng có chu kinh nguyệt rụng trứng trong trường hợp có thể giải thích được các rối loạn vùng chậu được gọi là đau bụng kinh nguyên phát.
Đau bụng kinh thứ phát là do bệnh lý vùng chậu tiềm ẩn như lạc nội mạc tử cung, lạc màng trong tử cung, hoặc hẹp cổ tử cung.
Chẩn đoán
Chẩn đoán dựa vào hỏi tiền sử, khám phụ khoa, xét nghiệm hCG, xét nghiệm vi khuẩn chlamydia và lậu cầu, và siêu âm vùng chậu. Phẫu thuật nội soi hay mở bụng được chỉ định trong một số trường hợp đau vùng chậu chưa xác định được nguyên nhân.
Điều trị
Đau bụng kinh nguyên phát được điều trị tốt nhất với NSAID hoặc uống các thuốc tránh thai. Đau bụng kinh thứ phát không đáp ứng với các thuốc NSAIDs gợi ý bệnh lý vùng chậu, chẳng hạn như lạc nội mạc tử cung. Nhiễm trùng cần được điều trị với thuốc kháng sinh thích hợp. Các triệu chứng tiền kinh nguyệt có thể cải thiện khi điều trị thuốc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc (SSRI). Phần lớn các trường hợp mang thai ngoài tử cung chưa vỡ được điều trị bằng methotrexate, trong đó tỷ lệ thành công khoảng 85-95%. Phẫu thuật có thể được chỉ định khi bất thường cấu trúc.
Bài viết cùng chuyên mục
Ung thư da biểu mô tế bào vảy: nguyên lý nội khoa
Hay gặp nhất là cắt bỏ tại chỗ và phẫu thuật vi phẫu Mohs; xạ trị một số ca chọn lọc. Bệnh di căn có thể điều trị bằng xạ trị hoặc liệu pháp sinh học kết hợp.
Hội chứng mệt mỏi mãn tính: nguyên lý nội khoa
Điều trị CFS khởi đầu bằng sự nhận biết của bác sĩ dựa vào sự suy giảm các chức năng hằng ngày của bệnh nhân. Thông tin cho bệnh nhân những hiểu biết hiện tại về CFS.
Xanh tím: nguyên lý nội khoa
Ngón tay dùi trống có thể do di truyền, vô căn hoặc mắc phải do ung thư phổi, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, giãn phế quản, hoặc xơ gan.
Phương tiện hình ảnh học thần kinh
Xuất hiện nhiều kĩ thuật can thiệp hình ảnh học thần kinh bao gồm tắc mạch, coiling, và đặt stent mạch máu cũng như can thiệp cột sống như chụp đĩa gian đốt sống.
Sốc nhiễm trùng với các biểu hiện ở da
Biểu hiện bóng xuất huyết với hoại tử và loét trung tâm và một vành ban đỏ trên bệnh nhân sốc nhiễm trùng do Pseudomonas aeruginosa hoặc Aeromonas hydrophila.
Ung thư đầu và cổ: nguyên lý nội khoa
Tổn thương vòm họng thường không tạo ra triệu chứng cho đến khi giai đoạn muộn và sau đó gây viêm tai giữa huyết thanh một bên hay nghẹt mũi hay chảy máu mũi.
Bệnh Alzheimer: nguyên lý chẩn đoán điều trị
Bệnh Alzheimer không thể chữa, và thuốc không có hiệu quả cao, chủ yếu là sử dụng thận trọng thuốc ức chế cholinesterase, quản lý triệu chứng của vấn đề hành vi.
Khám cảm giác: nguyên lý chẩn đoán điều trị
Bệnh nhân với sang thương não bộ có những bất thường về phân biệt cảm giác như là khả năng cảm nhận được hai kích thích đồng thời, định vị chính xác kích thích.
Thiếu máu: nguyên lý nội khoa
Tiếp cận chẩn đoán theo phương diện sinh lý dựa vào sự hiểu biết về tình trạng giảm hồng cầu trong hệ tuần hoàn có liên quan đến tình trạng sản xuất không đủ hồng cầu.
Bệnh gan do rượu: nguyên lý chẩn đoán điều trị
Rối loạn chức năng của ty nạp thể, cảm ứng enzym vi thể làm thay đổi chuyển hóa thuốc peroxy hóa lipid làm tổn thương màng.
Đỏ mắt hoặc đau mắt
Mất thị lực đột ngột hoặc nhìn đôi ở những trường hợp mắt không bị đau và không bị viêm thường là các rối loạn thị giác hoặc thần kinh nghiêm trọng và nên được theo dõi chặt chẽ.
Rối loạn thông khí tăng giảm: nguyên lý nội khoa
Thông khí áp lực dương không xâm nhập trong khi ngủ, mang lại sự hỗ trợ về thông khí, và điều trị ngưng thở khi ngủ, do các bệnh thần kinh cơ.
Viêm gan do thuốc và nhiễm độc
Liều và thời điểm khởi phát có thể thay đổi; một số nhỏ bệnh nhân phơi nhiễm bị ảnh hưởng, có thể sốt, phán ban, đau khớp, rối loạn bạch cầu ưa acid.
Hạ canxi máu: nguyên lý chẩn đoán điều trị
Giảm calci máu thoáng qua thường xảy ra ở những bệnh nhân nặng bị bỏng, nhiễm trùng huyết và suy thận cấp, sau truyền máu do có muối citrate chống đông máu.
Bệnh thoái hóa dạng bột ống thận: nguyên lý nội khoa
Bệnh nhân không thể toan hóa nước tiểu mặc dù nhiễm toan hệ thống; có khoảng trống anion, phản ánh một sự giảm bài tiết amoni.
Hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS): nguyên lý nội khoa
Phù phế nang đặc trưng nhất trong các phần phụ thuộc của phổi; gây xẹp phổi và giảm độ đàn hồi phổi. Hạ oxy máu, thở nhanh và phát triển khó thở tiến triển, và tăng khoảng chết trong phổi cũng có thể dẫn đến.
Xuất huyết khoang dưới nhện: nguyên lý nội khoa
Đau đầu dữ dội, đột ngột thường kèm mất tri giác tạm thời lúc khởi phát; thường có nôn ói. Chảy máu có thể gây tổn thương mô não kế bên và gây khiếm khuyết thần kinh khu trú.
Xét nghiệm chức năng gan: nguyên lý nội khoa
Đo mức độ hoạt động của các yếu tố đông máu, đông máu kéo dài do thiếu hoặc các yếu tố đông máu kém hoạt động; tất cả các yếu tố đông máu trừ yếu tố VIII được tổng hợp trong gan.
Đái tháo nhạt: nguyên lý chẩn đoán điều trị
Đái tháo nhạt do thận là do kháng hormon AVP ở thận, nó có thể là do di truyền hoặc mắc phải do tiếp xúc với thuốc.
Các khối u ruột non
Nội soi và sinh thiết hữu dụng nhất cho các khối u ở tá tràng và đoạn gần của hỗng tràng; phương pháp khác là chụp x quang có baryt là xét nghiệm chẩn đoán tốt nhất.
Huyết khối tăng đông
Trong bệnh viện thường bắt đầu điều trị chống đông bằng heparin trong 4 đến 10 ngày, duy trì tiếp warfarin sau khi dùng đồng thời 3 ngày. Thời gian điều trị phụ thuộc vào bệnh nền.
Nhiễm trùng huyết mà không có ổ nhiễm trùng rõ ràng
Bệnh Tularemia và bệnh dịch hạch có thể gây ra hôi chứng thương hàn hoặc nhiễm trùng huyết với tỷ lệ tử vong khoảng 30 phần trăm và nên được nghĩ đến khi có yếu tố dịch tễ.
Tăng bạch cầu: nguyên lý nội khoa
Bệnh lý huyết học, bệnh bạch cầu, u lympho, hội chúng tăng sinh tủy mạn ác tính và loạn sản tủy, thiếu máu tan máu, giảm bạch cầu trung tính mạn vô căn.
Ung thư bàng quang: nguyên lý nội khoa
Bệnh nhân ở giai đoạn đầu được điều trị bằng nội, các khối u trên bề mặt có thể loại bỏ qua nội soi, khối cơ xâm lấn cần được cắt rộng hơn.
Lách to: nguyên lý nội khoa
Dòng máu chảy qua lách cho phép lọc được mầm bệnh từ máu và duy trì việc kiểm soát chất lượng hồng cầu-chúng bị phá huỷ khi già và không biến dạng, và các thể vùi nội bào.