Đau và sưng các khớp: nguyên lý nội khoa

2018-02-12 07:35 PM

Sưng đau các khớp có thể là những biểu hiện của những rối loạn tác động một cách nguyên phát lên hệ cơ xương khớp hoặc có thể phản ánh bệnh toàn thân.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Đau cơ xương khớp rất hay gặp ở những bệnh nhân ngoại trú và là một trong các nguyên nhân gây tàn tật và không thể làm việc. Đau các khớp phải được đánh giá đồng bộ, xuyên suốt và hợp lý để đảm bảo những chẩn đoán chính xác nhất và lên kế hoạch thăm khám và điều trị phù hợp. Sưng đau các khớp có thể là những biểu hiện của những rối loạn tác động một cách nguyên phát lên hệ cơ xương khớp hoặc có thể phản ánh bệnh toàn thân.

Đánh giá ban đầu đau cơ xương khớp

1. Đau khớp thực sự hay không. Liệu cơn đau khu trú tại khớp hay tại cấu trúc quanh khớp như mô mềm hoặc cơ?

2. Viêm hay không viêm. Viêm được gợi ý bởi các dấu hiệu sưng, nóng, đỏ; đặc điểm toàn thân (cứng khớp buổi sáng, mệt mỏi, sốt và sút cân) hoặc có bằng chứng cận lâm sàng về viêm (tăng tiểu cầu, tốc độ máu lắng hoặc CRP).

3. Cấp (≤6 tuần) hay mạn.

4. Khu trú hay toàn thân.

Khai thác bệnh sử

Tuổi, giới, chủng tộc, và tiền sử gia đình.

Triệu chứng khởi điểm (đột ngột hay từ từ), tiến triển (kéo dài âm ỉ, ngắt quãng, di chuyển, cộng dồn) và khoảng thời gian (cấp hay mạn).

Số lượng và phân bố các cấu trúc có liên quan : một khớp, nhiều khớp (2-3 khớp), đa khớp (>3 khớp); đối xứng.

Các đặc điểm khác: cứng khớp buổi sáng, hiệu quả các cử động; đặc điểm cải thiện hay xấu đi.

Dấu hiệu ngoài khớp: sốt, phát ban, gầy sút, thay đổi thị lực, khó thở, tiêu chảy, đái khó, tê bì, yếu cơ.

Các sự kiện gần đây: chấn thương, dùng thuốc, đi du lịch, các bệnh khác.

Khám thực thể

Cần phải khám toàn diện: đặc biệt lưu ý tới da, màng, tóc (có thể nhận thấy các đặc điểm của bệnh vảy nến), mắt. Khám cẩn thận và xuyên suốt các khớp bị bệnh và không bị bệnh cũng như các cấu trúc xung quanh; cần phải tiến hành khám toàn diện từ đầu tới chân hoặc từ ngoài vào trong đặc biệt lưu ý cần xác định sự có mặt của:

Da nóng và/hoặc ban xuất huyết.

Sưng.

Dày màng hoạt dịch.

Sai khớp, nhầm vị trí, mất cấu trúc khớp.

Bất động khớp.

Hạn chế giới hạn hoạt động chủ động và thụ động.

Tiếng rắc.

Những thay đổi quanh khớp.

Những thay đổi ở cơ bao gồm yếu cơ, thiểu dưỡng.

Chẩn đoán đau xương khớp

Hình. Sơ đồ chẩn đoán các bệnh đau xương khớp. Tiếp cận với các chẩn đoán phân biệt (xem chữ in nghiêng). CMC, carpo-metacarpal (khớp cổ đốt bàn); CRP, C-reactive protein; DIP, distal interphalangeal (khớp gian đốt xa); ESR, erythrocyte sedimentation rate (tốc độ máu lắng); JA, juvenile arthritis (viêm khớp tự phát ở thiếu niên); MCP, metacarpophalangeal (khớp bàn ngón); MTP, meta-tarsophalangeal (khớp bàn ngón chân cái); PIP, proximal interphalangeal (khớp gian đốt gần); SLE, systemic lupus erythematosus (Lupus ban đỏ hệ thống).

Phân tích dịch khớp

Hình. Sơ đồ tiếp cận, phân tích, sử dụng, giải thích sự hút dịch từ bao hoạt dịch. PMNs, polymorphonuclear leukocytes; WBC, white blood cell count.

Cận lâm sàng

Xét nhiệm bổ trợ thường được chỉ định với viêm một khớp, chấn thương, viêm hoặc các bệnh mạn tính, các bệnh đi kèm với sự thay đổi thần kinh, có biểu hiện toàn thân.

Với tất cả các bệnh: công thức bạch cầu, máu lắng hoặc CRP.

Nếu có triệu chứng lâm sàng gợi ý: yếu tố dạng thấp, ANA, kháng thể kháng bạch cầu đa nhân trong tế bào chất(ANCA), kháng thể kháng streptolysin O, kháng thể Lyme.

Có hoặc nghi ngờ bệnh toàn thân: chức năng gan/thận, phân tích nước tiểu.

Acid uric: chỉ áp dụng với chẩn đoán gout và đánh giá điều trị.

CPK, aldolase: cân nhắc đau cơ, yếu cơ.

Hút dịch từ màng hoạt dịch và phân tích: luôn chỉ định trong trường hợp nghi ngờ viêm một khớp cấp hoặc khi nhiễm trùng hoặc bệnh khớp tinh thể. Nên đánh giá (1) tính chất, độ nhớt; (2) số lượng tế bào (nghi ngờ nhiễm khuẩn nếu BC 50,000/μL); (3) tinh thể sử dụng kính hiển vi phân cực; (4) nhuộm Gram, nuôi cấy (hình).

Chẩn đoán hình ảnh

Xquang thường quy là một công cụ hữu ích để chẩn đoán và phân loại giai đoạn bệnh khớp (bảng).

Các phương tiện chẩn đoán hình ảnh khác bao gồm siêu âm, chụp nhấp nháy đồ, CT, MMRI có thể hữu ích khi có triệu chứng lâm sàng nhất định.

Cân nhắc đặc biệt ở người già

Việc đánh giá các bệnh cơ xương khớp ở người già thường gặp phải khó khăn khi những triệu chứng thường khởi phát âm ỉ và kéo dài, có các bệnh đồng mắc và cần phải làm nhiều các xét nghiệm để chẩn đoán. Mặc dù các bệnh cơ xương khớp đều gây khó chịu cho người già, chỉ có một số bệnh là hay gặp nhất. Lưu ý đặc biệt tới việc xác định hậu quả của thấp khớp tiềm tàng ở những bệnh gian phát và vấn đề điều trị khi đánh giá một bệnh nhân cao tuổi có đau cơ xương khớp.

Bảng. ỨNG DỤNG XQUANG THƯỜNG QUY TRONG CHẨN ĐOÁN BỆNH KHỚP

Chấn thương

Nghi ngờ nhiễm khuẩn xương hoặc khớp mạn tính

Bất động khớp tiến triển

Bệnh ở một khớp

Đánh giá cơ bản tiến triển của bệnh khớp mạn tính

Cân nhắc những thay đổi trong điều trị (ví dụ: viêm khớp dạng thấp)

Bài viết cùng chuyên mục

Biến chứng hội chứng ly giải u khi điều trị ung thư

Khi khối u phát triển nhanh được điều trị với phác đồ hóa trị hiệu quả, các tế nào u sắp chết có thể giải phóng lượng lớn các sản phẩm phân hủy của acid nucleic.

Tăng áp mạch máu phổi: nguyên lý nội khoa

Giãn tĩnh mạch cổ, giãn thất phải, P2 mạnh, S4 bên phải, hở van 3 lá. Xanh tím và phù ngoại vi là những biểu hiện muộn.

Hạ thận nhiệt: nguyên lý nội khoa

Nhiễm lạnh cấp gây nhịp tim nhanh, tăng cung lượng tim, co mạch ngoại biên và tăng kháng lực mạch máu ngoại biên, thở nhanh, tăng trương lực cơ vân, run lạnh và loạn vận ngôn.

Thiếu máu: nguyên lý nội khoa

Tiếp cận chẩn đoán theo phương diện sinh lý dựa vào sự hiểu biết về tình trạng giảm hồng cầu trong hệ tuần hoàn có liên quan đến tình trạng sản xuất không đủ hồng cầu.

Thiếu máu do giảm sinh hồng cầu

Thiếu máu do giảm sinh hồng cầu là một trong những tình trạng thiếu máu phổ biến. Hình thái hồng cầu thường bình thường chỉ số hồng cầu lưới thấp.

Tâm phế mãn: nguyên lý nội khoa

Thở nhanh, nhịp đập thất phải dọc bờ trái xương ức, tiếng P2 lớn, tiếng T4 nghe bên phải, xanh tím, móng tay dùi trống là những biểu hiện muộn.

Liệt mặt: thần kinh mặt (VII)

Tổn thương thần kinh ngoại biên với phục hồi không hoàn toàn có thể tạo những đợt co thắt của các cơ bị ảnh hưởng.

Bệnh khí ép

Phần lớn xuất hiện các biểu hiện nhẹ đau, mệt mỏi, biểu hiện thần kinh nhẹ như dị cảm. Biểu hiện hô hấp và tim mạch có thể đe doạ sự sống như khó thở, đau ngực, loạn nhịp tim.

Tiếp cận bệnh nhân rối loạn tri giác

Rối loạn tri giác thường gặp, nó luôn báo hiệu mệt bệnh lý của hệ thần kinh, Nên đánh giá để vác định đây là sự thay đổi mức độ tri giác hay và hoặc nội dung tri giác.

Bệnh Parkinson: nguyên lý chẩn đoán và điều trị

Hầu hết các trường hợp bệnh Parkinson là tự phát và không rõ nguyên nhân, sự thoái hoá của các neuron của vùng đặc chất đen ở não giữa dẫn đến việc thiếu dopamin.

Say độ cao: nguyên lý nội khoa

Bệnh não có đặc điểm nổi bật là thất điều và thay đổi ý thức kèm tổn thương não lan tỏa nhưng nói chung không có dấu hiệu thần kinh khu trú.

Sự phát triển của khối u ung thư

Khi tế bào ác tính, động lực phát triển của chúng cũng tương tự các tế bào nình thường nhưng thiếu sự điều hòa. Vì các nguyên nhân chưa rõ, khối u phát triển theo đường cong Gompertzian.

Viêm khớp phản ứng: nguyên lý chẩn đoán và điều trị

Viêm khớp phản ứng liên quan đến viêm khớp cấp tính không có mủ đang có biến chứng nhiễm trùng nơi khác trong cơ thể.

Viêm khớp vảy nến: nguyên lý chẩn đoán điều trị

Một số bệnh nhân sẽ mang kháng nguyên hòa hợp tổ chức HLA B27, khởi phát của bệnh vảy nên thường trước khi có sự phát triển của bệnh khớp.

Bệnh porphyrin: nguyên lý chẩn đoán điều trị

Các biểu hiện chính bệnh porphyrin thuộc gan là các triệu chứng thuộc thần kinh, đau bụng do thần kinh, bệnh thần kinh, rối loạn tâm thần.

Chức năng đường tiêu hóa bình thường

Sự vận động của ruột già được điều hoà nhờ các nhu động tại chỗ để đẩy phân ra. Sự đi cầu được thực hiện nhờ cơ thắt trong hậu môn giãn để đáp ứng với trực tràng căng.

U tuyến yên: nguyên lý chẩn đoán điều trị

U tuyến yên là khối u đơn dòng lành tính phát sinh từ một trong năm loại tế bào thùy trước tuyến yên và có thể gây ra các tác dụng trên lâm sàng.

Bạch cầu cấp dòng tủy: nguyên lý nội khoa

Các yếu tố kích thích dòng có ít hoặc không có lợi ích, một số khuyến cáo sử dụng ở những bệnh nhân lớn tuổi và những người có nhiễm trùng hoạt động

Ung thư thận: nguyên lý nội khoa

Cắt hoàn toàn thận là tiêu chuẩn đối với bệnh nhân ở giai đoạn I, II, và phần lớn giai đoạn III. Phẫu thuật cũng có thể được chỉ định trong những trường hợp di căn với các triệu chứng khó.

Biến chứng nhồi máu cơ tim ST chênh lên

Vỡ vách liên thất và hở van hai lá cấp do thiếu máu, nhồi máu cơ nhú xảy ra trong tuần đầu tiên sau nhồi máu và có đặc điểm là suy tim sung huyết cấp với âm thổi mới xuất hiện.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD): nguyên lý nội khoa

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh tiến triển, tuy nghiên, tốc độ giảm chức năng phổi thường sẽ chậm đáng kể nếu ngừng hút thuốc.

Viêm gan virut cấp

Viêm gan virut cấp tính là một nhiễm trùng toàn thân chủ yếu ảnh hưởng đến gan. Biểu hiện lâm sàng là mệt mỏi, buồn nôn, nôn, ỉa chảy, sốt nhẻ, tiếp theo là nước tiểu đậm màu, vàng da, gan to mềm.

Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: nguyên lý nội khoa

Kê đơn kháng sinh không phù hợp trong nhiễm khuẩn đường hô hấp trên là một nguyên nhân hàng đầu của kháng kháng sinh của các tác nhân gây bệnh mắc phải trong cộng đồng như Streptococcus pneumoniae.

Thoái hóa khớp: nguyên lý chẩn đoán điều trị

Tỉ lệ hiện hành của thoái hóa khớp tương quan rõ rệt với tuổi, và bệnh phổ biến ở nữ giới hơn là nam giới.

Đánh giá ban đầu và bệnh nhân nhập viện

Bệnh nhân điều trị nội trú thường chỉ chú trọng vào chẩn đoán và điều trị những vấn đề nội khoa cấp tính. Tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân có nhiều vấn đề ảnh hưởng trên nhiều cơ quan.