- Trang chủ
- Phác đồ - Test
- Nguyên lý y học nội khoa
- Đau đầu: nguyên lý nội khoa
Đau đầu: nguyên lý nội khoa
Kiểm tra toàn bộ hệ thống thần kinh là rất quan trong trong đánh giá đau đầu. Nếu kiểm tra bất thường hoặc nghi ngờ các nguyên nhân tiềm ẩn, bước đầu chỉ định chuẩn đoán hình ảnh.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Đau đầu là nguyên nhân phổ biến mà bệnh nhân tìm đến lời khuyên y khoa. Đau đầu có thể nguyên phát hoặc thứ phát (bảng).
Bước đầu-Phân biệt với các nguyên nhân lành tính. Triệu chứng nghi ngờ cho các nguyên nhân nghiêm trọng được liệt kê trong bảng.
Mức độ đau hiếm khi có giá trị chuẩn đoán; phần lớn bệnh nhân ở phòng cấp cứu có đau đầu rất nặng. Vị trí đau có thể gợi ý cấu trúc liên quan (đau thái dương trong viêm động mạch tế bào khổng lồ, đau mặt (trong viêm xoang), vỡ phình mạch ( khởi phát cấp), đau đầu từng cơn mang tính chu kì (đạt đỉnh 3-5 phút), và đau nửa đầu (khởi phát từ vài phút vài vài giờ) khác nhau trong thời điểm đạt đỉnh đau. Kích thích do các yếu tố môi trường gợi ý nguyên nhân lành tính.
Bảng. NGUYÊN NHÂN THƯỜNG GẶP GÂY ĐAU ĐẦU
Kiểm tra toàn bộ hệ thống thần kinh là rất quan trong trong đánh giá đau đầu. Nếu kiểm tra bất thường hoặc nghi ngờ các nguyên nhân tiềm ẩn, bước đầu chỉ định chuẩn đoán hình ảnh (CT hoặc MRI). Chọc dò tủy sống (LP) được yêu cầu trong viêm màng não (cứng cổ, sốt) hoặc có thể trong xuất huyết dưới nhện (chuẩn đoán hình ảnh có gợi ý). Trạng thái tâm lý của bệnh nhân nên được đánh giá khi có mối liên hệ giữa đau và bệnh trầm cảm (depression).
Đau nửa đầu
Hội chứng đau đầu lành tính và tái phát liên quan đến các triệu hứng rối loạn thần kinh kết hợp đa dạng. Thứ phát do căng thẳng - nguyên nhân phổ biến nhất gây đau đầu; gây đau~15% ở phụ nữ 6% ở nam giới. Tiêu chuẩn chuẩn đoán đau nửa đầu được liệt kê ở. Thường khời phát khi còn nhỏ, thanh thiếu liên và người trưởng thành; tuy nhiên đợt cấp ban đầu có thể xảy ra ở bất khì tuổi nào. Thường có tiền sử gia đình. Phụ nữ có thể tăng nhậy cảm đau trong kì kinh nguyệt. Bộ ba kinh điển là tiền triệu thị giác (thoáng qua hoặc nhấp nháy), triệu chứng cảm giác hoặc vận động, đau nhói một bên, nôn và buồn nôn. Phần lớn bệnh nhân có tiền triệu ở thị giác và và các tiền triệu khác, do đó chúng được gọi là “đau nửa đầu thông thường”.
Triệu chứng phổ biến là sợ tiếng động sợ ánh sáng. Có thể xất hiện chóng mặt. Rối loạn thần kinh khu trú không kèm đau đầu hoặc nôn (đau nửa đầu thầm lặng) có thể xuất hiện. Đợt cấp kéo dài 4-72h là điển hình, và giảm đi khi ngủ.
Đợt cấp có thể bị kích thích bởi ánh sáng chói, ánh sáng đèn, âm thanh, đói, căng thẳng, hoạt động thể lực gắng sức, biến động nội tiết, thiếu ngủ, uống rượu, hoặc kích thích hóa học
Bảng. CHỨNG ĐAU ĐẦU GỢI Ý TÌNH TRẠNG NGHIÊM TRỌNG
Đau lúc nào tồi tệ
Đau giữ dội ngay lần đầu tiên
Đau nặng bán cấp trong vài ngày hoặc vài tuần
Kháng thần kinh bất thường
Sốt hoặc có triệu chứng toàn thân không rõ nguyên nhân
Nôn trước đau đầu
Đau khi ho, gập người, đi lên cao
Đau có rối loạn giấc ngủ, đau ngay khi thức dậy
Bệnh hệ thống không rõ
Khởi phát sau 55 tuổi
Ấn đau cục bộ ví dụ ở vùng động mạch thái dương
Bảng. TIÊU CHUẨN CHUẨN ĐOÁN ĐAU NỬA ĐẦU
Đợt đau đầu cấp tái phát kéo dài 4-72 h, khám lâm sàng bình thường,
không có nguyên nhân khác gây đau đầu và,
Ít nhất hai biểu hiện sau
Đau một bên
Đau nhói
Tăng lên khi vận động
Mức độ trung bình hoặc nặng
Cộng với ít nhất một biểu hiện sau
Nôn/ buồn nôn
Sợ ánh sáng và âm thanh
Điều trị đau nửa đầu
Có ba cách tiếp cận để điều trị đau nửa đầu: không dùng thuốc (tránh các yếu tố kích thích cơn đau; điều trị thuốc trong đợt cấp (bảng); và thuốc dự phòng (bảng).
Thuốc điều trị là cần thiết cho phần lớn các bệnh nhân đau nửa đầu, nhưng ở một số bệnh nhân chỉ cần tránh các yếu tố môi trường kích thích.
Nguyên tắc chung trong điều trị thuốc:
Tỉ lệ đáp ứng rất khác nhau từ 50-70%.
Lựa chọn thuốc ban đầu theo kinh nghiệm-Phụ thuộc vào tuổi, bệnh kèm theo và tác dụng phụ.
Có thể mất vài tháng với mỗi thuốc để đánh giá của hiệu quả sử dụng thuốc dự phòng.
Khi có đợt cấp, dùng thuốc sau 60 phút liều đầu, tăng liều đầu cho các đợt cấp tiếp theo.
Cơ đau nửa đầu cấp nhẹ đến trung bình thường đáp ứng khi dùng sớm các thuốc NSAID không theo đơn (OTC).
Triptan được sử dụng rộng dãi nhưng nhiều trường hợp có giảm đau với liều đầu và tái phát lại sau đó.
Đau đầu ít tái phát hơn khi sử dụng ergots nhưng nhiều tác dụng phụ hơn.
Trong dự phòng, thuốc chống trầm cảm ba vòng là lựa chọn hàng đầu và tốt nhất ho những người trẻ khó ngủ; verapamil thường là lựa chọn hàng đầu cho dự phòng ở người già.
Bảng. ĐIỀU TRỊ ĐAU NỬA ĐẦU (MIGRAINE)
aKhông phải tất cả các thuốc được chỉ định đặc hiệu do FDA cho đau nửa đầu. Quy định và hướng dẫn cụ thể nên được tham vấn.
Chú ý: Antiemetics (ví dụ., domperidone 10 mg hoặc ondansetron 4 hoặc 8mg) hoặc prokinetics (ví dụ., metoclopramide 10 mg) đôi khi là thuốc hỗ trợ hiệu quả.
Viết tắt: NSAIDs, thuốc chống viêm không steroid; 5-HT, 5-hydroxytryptamine.
Bảng. PHÂN TẦNG TRONG ĐIỀU TRỊ ĐAU NỬA ĐẦU ĐẶC HIỆU
Bảng. ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG ĐAU NỬA ĐẦUa
aBiển pháp phòng ngừa phổ biến được liệt kê cùng với liều điền hình và tác dụng phụ phổ biến. Không phải các thuốc liệt kê đều được FDA cấp phép; các quy định và hướng dẫn tại địa phương nên được tham vấn.
bKhông sẵn có
Một vài bệnh nhân cần liều tổn là 10mg, mặc dù liều thông thường là 1-1.5mg/ kg cân nặng
Đau đầu do căng thẳng
Phổ biến ở tất cả các nhóm tuổi. Đau được điễn tả thắt chặt cả hai bên, khó chịu như có dải băng cuốn ở đâu. Có thể kéo dài trong vài tiếng đến vài ngày; thường từ từ.
Đau thường được điều trị bằng các thuốc giảm đau thông thường như acetaminophen, aspirin, hoặc NSAIDs.
Thường liên quan đến stress; đáp ứng với các phương pháp tiếp cận bao gồm thư giãn.
Amitriptyline có thể hiệu quả cho trường hợp mãn tính (>15 ngày/tháng) dự phòng đau đầu do căng thẳng.
Đau đầu từng cơn có tính chu kỳ (Cluster Headache)
Dạng đau đầu nguyên phát hiếm gặp; tần xuất 0.1%. Đặc điểm đau từng cơn tái phát, đau rát hóc mắt, một bên, sâu. Tắc kết mạc và có thể gặp chảy nước mắt, mũi một bên. Triệu chứng thị giác, nôn hoặc buôn nôn thường hiếm. Không giống như đau nửa đầu, cơ đau có tính chất di chuyển. Biểu hiện cốt lõi là tính chu kỳ. Điền hình có một đến hai cơn đau hằng ngày, đau một bên, thời gian đau ngắn trong 8-10 tuần một năm; kế tiếp thường là khoảng thời gian không đau trung bình ít hơn một năm. Rượu kích thích xảy ra đợt cấp tới 70%.
Dự phòng với verapamil (40-80 mg bắt đầu ngày 2 lần), lithium (400-800 mg/ngày), prednisone (60 mg/ngày trong 7 ngày sau đó giảm liều trong 21 ngày), hoặc ergotamine (1-2 mg viên đạn 1-2 h trước đợt cấp).
Oxy chậm liều cao (10-12 L/phút trong 15-20 phút) hoặc sumatriptan (6 mg SC hoặc 20-mg xịt mũi) hiệu quả trong đợt cấp.
Kích thích sâu não vùng chất xám dưới đồi sau hiệu quả trường hợp khó điều trị, là một cách kích thích thần kinh chẩm ít xâm lấn
Đau đầu sau sang chấn
Thường sau va chạm xe cơ giới, nguyên nhân khác là chấn thương ở đầu; tổn thương nặng hoặc mất ý thức thường không có. Các triệu chứng của đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, suy giảm trí nhớ, kém tập trung, dễ bị kích thích; thường tồn tại sau vài tuần đến vài tháng. Khám thần kinh và các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh thần kinh bình thường. Không phải là một rối loạn chức năng; không rõ nguyên nhân và điều trị thường không cải thiện.
Đau đầu do chọc dò tủy sống
Thường khởi phát trong vòng 48h sau chọc dò tủy sống; xảy ra ở 10-30% bệnh nhân được chọc dò. Tư thế: khởi phát khi bệnh nhân ngồi hoặc đứng, giảm khi nằm. Đa số các trường hợp tự khỏi trong vòng ≤1 tuần. Caffeine uống hoặc truyền tĩnh mạch (500mg truyền tĩnh mạch trong 2h) hiệu quả trong 85%; dùng miếng dán ngoài màng cứng có tác dụng tức thì trong các trường hợp kháng trị.
Đau đầu khi ho
Đau đầu nặng thoáng qua với ho, cúi đầu, nâng người, hắc hơi, hoặc khom lưng; kéo dài trong vài phút; nam > nữ. Thường lành tính, nhưng có thể là tổn thương choáng chỗ ở hố sau trong một số bệnh nhân; vì vậy nên cân nhắc chụp MRI não.
Đau đầu đáp ứng với Indomethacin
Một tập hợp các rối loạn đa dạng mà đáp ứng nhạy với indomethacin bao gồm:
Đau nửa đầu kịch phát: đau một bên thường xuyên, nặng, từng cơn ngắn, thường đau sau hốc mắt và kết hợp với hiện tượng tự chủ như chảy nước mắt và nghẹt mũi.
Đau nửa đầu liên tục: Đau một bên mức độ vừa và liên tục kết hợp với những đợt đau nặng mà có thể kèm theo các triệu chứng tự chủ.
Đau đầu như dao đâm nguyên phát: Đau như dao đâm chỉ giới hạn ở đầu hoặc hiếm khi ở mặt kéo dài từ một đến vài giây hoặc vài phút.
Đau đầu khi ho nguyên phát
Đau đầu khi gắng sức nguyên phát: Có đặc điểm tương tự như đau đầu khi ho và đau nửa đầu; thường được thúc đẩy bởi bất kì hình thức gắng sức nào.
Đau mặt
Nguyên nhân phổ biến nhất của đau mặt là do răng; được gây ra bởi thức ăn nóng, lạnh hoặc ngọt. Tiếp xúc với lạnh liên tục gây ra đau răng. Đau dây thần kinh sinh ba bao gồm những cơn đau kịch phát như điện giật ở vùng chi phối của dây thần kinh sinh ba; đau dây thần kinh chẩm biểu hiện đau nhói ở vùng chẩm.
Bài viết cùng chuyên mục
Ung thư da biểu mô tế bào đáy: nguyên lý nội khoa
Loại bỏ tại chỗ bằng electrodesiccation và nạo, cắt bỏ, phẫu thuật lạnh hoặc xạ trị; hiếm khi di căn nhưng có thể lan rộng tại chỗ. Ung thư da biểu mô tế bào đáy gây tử vong là điều rất bất thường.
Truyền máu: nguyên lý nội khoa
Mục tiêu chính của thay máu là loại bỏ những hồng cầu lạ và thay bằng những hồng cầu bình thường để làm gián đoạn của chu trình tạo hồng cầu hình liềm, ứ trệ, tắc mạch.
Tiếp cận bệnh nhân chèn ép tủy sống
Trên những bệnh nhân có triệu chứng tuỷ sống, bước đầu tiên là loại trừ chèn ép do khối u có thể điều trị được. Bệnh lý chèn ép thường có các dấu hiệu cảnh báo.
Cổ trướng do xơ gan: nguyên lý nội khoa
Nguy cơ tăng ở bệnh nhân có xuất huyết tĩnh mạch thực quản và khuyến cáo dự phòng viêm phúc mạc tự phát do vi khuẩn khi bệnh nhân có biểu hiện xuất huyết tiêu hoá trên.
Áp xe phổi: nguyên lý nội khoa
Các mẫu đờm có thể được nuôi cấy để phát hiện ra vi khuẩn hiếu khí nhưng lại có độ tin cậy không cao trong nuôi cấy vi khuẩn kỵ khí.
Tăng kali máu: nguyên lý nội khoa
Trong phần lớn các trường hợp, tăng Kali máu là do giảm bài tiết K+ ở thận. Tuy nhiên, tăng K+ nhập vào qua ăn uống có thể gây ảnh hưởng lớn đến những bệnh nhân dễ nhạy cảm.
Tràn dịch màng ngoài tim ép tim ở bệnh nhân ung thư
Thường gặp nhất trên những bệnh nhân ung thư phổi hoặc vú, bệnh bạch cầu hay u lympho, chèn ép màng ngoài tim cũng có thể phát triển như là biến chứng muộn của xạ trị trung thất.
Rối loạn nhịp chậm: nguyên lý nội khoa
Loại trừ hoặc chữa trị các nguyên nhân ngoại sinh như thuốc hoặc suy giáp. Mặt khác triệu chứng chậm nhịp đáp ứng với đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn.
Các bệnh rối loạn quanh khớp
Kết quả của sự bất động khớp vai kéo dài, Vai đau và nhạy cảm khi sờ nắn, cả vận động chủ động và thụ động đều bị hạn chế.
Chức năng đường tiêu hóa bình thường
Sự vận động của ruột già được điều hoà nhờ các nhu động tại chỗ để đẩy phân ra. Sự đi cầu được thực hiện nhờ cơ thắt trong hậu môn giãn để đáp ứng với trực tràng căng.
Đánh giá suy dinh dưỡng: nguyên lý nội khoa
Hai thể của suy dinh dưỡng thường gặp là marasmus, nó đề cập đến sự thiếu ăn xảy ra do giảm nhập năng lượng kéo dài, và kwashiorkor, đề cập đến suy dinh dưỡng có chọn lọc protein.
Phương pháp thăm dò không xâm lấn tim
Siêu âm là phương pháp không xâm lấn được lựa chọn để nhanh chóng xác định tràn dịch màng ngoài tim và các ảnh hưởng huyết động, trong chèn ép tim thì có sập thất phải và nhĩ phải kì tâm trương.
Mất ngôn ngữ: nguyên lý nội khoa
Mặc dù các lời nói nghe có vẻ đúng ngữ pháp, hài hòa và trôi chảy, nhưng hầu như là không hiểu được do lỗi về cách dùng từ, cấu trúc, thì và có các lỗi loạn dùng từ ngữ.
Chèn ép tủy sống ở bệnh nhân ung thư
U tủy sống nguyên phát hiếm gặp, và chèn ép tủy là triệu chứng thường gặp do di căn ngoài màng cứng từ khối u liên quan thân đốt sống, đặc biệt là tiền liệt tuyến, phổi, vú.
Bệnh tim bẩm sinh ở người lớn: nguyên lý nội khoa
Phương pháp điều trị bị giới hạn và bao gồm dãn động mạch phổi và xem xét ghép đơn lá phổi kèm sửa chữa khiếm khuyết ở tim, hoặc cấy ghép tim phổi.
Tiếp cận bệnh nhân sốc: nguyên lý nội khoa
Mặc dù hạ huyết áp thì thường thấy được trong sốc, nhưng không có một ngưỡng huyết áp riêng nào để xác định được sốc. Sốc có thể là do giảm lưu lượng máu.
Bệnh thận đa nang: nguyên lý nội khoa
Biểu hiện của bệnh thận đa nang là rất khác nhau, với độ tuổi khởi phát của bệnh thận giai đoạn cuối từ trẻ em cho đến người gia.
Khối thượng thận được phát hiện ngẫu nhiên
Chọc hút bằng kim nhỏ hiếm khi được chỉ định và chống chỉ định tuyệt đối nếu nghi ngờ u tủy thượng thận.
Bệnh nền tác động đến say độ cao
Bệnh nhân thiếu máu cục bộ tim, nhồi máu trước đó, phẫu thuật mạch, và/ hoặc phẫu thuật bắc cầu nên có bài kiểm tra chạy bộ. Test chạy bộ dương tính mạnh chống chỉ định với độ cao lớn.
Bệnh phổi do môi trường: nguyên lý nội khoa
Khí dạng hòa tan trong nước như ammonia được hấp thụ ở đường thở trên và gây kích thích và co phế quản phản ứng, trong khi khí ít hòa tan trong nước.
Bạch cầu cấp dòng tủy: nguyên lý nội khoa
Các yếu tố kích thích dòng có ít hoặc không có lợi ích, một số khuyến cáo sử dụng ở những bệnh nhân lớn tuổi và những người có nhiễm trùng hoạt động
Đái tháo nhạt: nguyên lý chẩn đoán điều trị
Đái tháo nhạt do thận là do kháng hormon AVP ở thận, nó có thể là do di truyền hoặc mắc phải do tiếp xúc với thuốc.
Suy hô hấp: nguyên lý nội khoa
Suy hô hấp tăng cacbondioxit do giảm thông khí phút và/hoặc tăng khoảng chết sinh lý. Trình trạng chung liên quan với suy hô hấp tăng cacbondioxit gồm bệnh lý thần kinh cơ.
Hạ natri máu: nguyên lý nội khoa
Đáng chú ý, hạ Natri máu thường do nhiều yếu tố, trên lâm sàng có những yếu tố kích thích giảm áp suất thẩm thấu có thể làm tiết AVP và tăng nguy cơ hạ Natri máu.
Phối hợp vận động và tư thế dáng bộ
Đánh giá cử động thay đổi nhanh của ngón tay, ngón chân, nghiệm pháp ngón tay chạm mũi, Quan sát bệnh nhân khi họ đi trên đường thẳng.