Choáng váng và chóng mặt: nguyên lý nội khoa

2018-02-13 01:08 AM

Khi choáng váng không chắc chắn, nghiệm pháp kích thích để làm xuất hiện các triệu chứng có thể hữu ích. Nghiệm pháp Valsalva, thở nhanh, hoặc thay đổi sang tư thế đứng có thể làm xuất hiện choáng váng.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Tiếp cận bệnh nhân choáng váng và chóng mặt

Thuật ngữ choáng váng thường được bệnh nhân mô tả là một loạt các cảm giác ở đầu hoặc đứng không vững. Hỏi bệnh sử cẩn thận thường có thể phân biệt giữa choáng váng (tiền ngất) và chóng mặt (một cảm giác mơ hồ hoặc ảo giác về chuyển động của cơ thể hoặc môi trường xung quanh, thường là cảm giác xoay tròn).

Khi choáng váng không chắc chắn, nghiệm pháp kích thích để làm xuất hiện các triệu chứng có thể hữu ích. Nghiệm pháp Valsalva, thở nhanh, hoặc thay đổi sang tư thế đứng có thể làm xuất hiện choáng váng. Quay nhanh trên ghế xoay là một nghiệm pháp kích thích đơn giản để làm xuất hiện chóng mặt.

Chóng mặt do tư thế lành tính được xác định bằng nghiệm pháp DixHallpike để phát hiện chóng mặt và rung giật nhãn cầu đặc trưng; bệnh nhân bắt đầu ở tư thế ngồi với đầu quay 45 độ; giữ phía sau đầu, người khám nhẹ nhàng hạ bệnh nhân nằm xuống với đầu ngửa ra 20 độ và quan sát rung giật nhãn cầu; sau 30 giây bệnh nhân được nâng lên ở tư thế ngồi và sau 1 phút nghỉ ngơi làm lại nghiệm pháp bên còn lại.

Nếu một nguyên nhân trung ương của chóng mặt được nghi ngờ (không có dấu hiệu của chóng mặt ngoại biên hoặc có các bất thường khác về thần kinh), sau đó cần thiết phải đánh giá nhanh chóng bệnh trung ương. Xét nghiệm ban đầu thường là MRI hố sau. Phân biệt giữa nguyên nhân trung ương và ngoại biên có thể được thực hiện với các xét nghiệm chức năng tiền đình, gồm ghi hình rung giật nhãn cầu và các kiểm tra đơn giản cạnh giường bệnh như test lắc đầu mạnh (quay đầu nhanh, biên độ nhỏ trong khi bệnh nhân được hướng dẫn tập trung vào mặt người khám; nếu nguyên nhân ngoại biên, mắt giật lại ở cuối vòng quay) và test thị lực động (đo thị lực lúc nghỉ và quay đầu ra phía sau và phía trước ; giảm thị lực hơn một dòng trên bảng gần hoặc biểu đồ Snellen cho thấy có rối loạn chức năng tiền đình).

Choáng váng

Choáng váng thường được mô tả như cảm giác xây xẩm kèm theo nhìn mờ, người lắc lư cùng với cảm giác nóng bức, vã mồ hôi, và buồn nôn.

Nó là một triệu chứng của thiếu máu, oxy, hoặc hiếm hơn, thiếu glucose máu não. Nó có thể xảy ra trước khi ngất do bất kì nguyên nhân nào với thở nhanh và hạ đường huyết. Xây xẩm hiếm khi xảy ra trong tiền triệu trước cơn động kinh. Xây xẩm mạn tính là một rối loạn của cơ thể phổ biến cùng với trầm cảm.

Chóng mặt

Thường do rối loạn trong hệ thống tiền đình; bất thường thị giác hoặc hệ thống cảm giác bản thể có thể góp phần dẫn đến chóng mặt. Thường đi kèm với buồn nôn, đứng không vững, và loạng choạng; có thể được kích thích hoặc làm xấu đi bởi vận động đầu.

Chóng mặt sinh lý là kết quả của những vận động đầu mà không quen (say sóng) hoặc sự mất cân xứng giữa các tín hiệu đi vào của hệ thống thị giáccảm giác bản thể-tiền đình (chóng mặt khi lên cao, chóng mặt khi nhìn thất những cảnh chuyển động đuổi bắt). Chóng mặt thật sự gần như không bao giờ xảy ra như là một triệu chứng tiền ngất.

Chóng mặt bệnh lý có thể được gây ra bởi một tổn thương ngoại biên (mê đạo hoặc dây VIII) hoặc tổn thương thần kinh trung ương. Phân biệt các nguyên nhân này là bước quan trọng đầu tiên trong chẩn đoán (bảng) vì các tổn thương trung ương yêu cầu xét nghiệm hình ảnh khẩn cấp, thường là MRI.

Chóng mặt ngoại biên

Thường nặng, kèm theo buồn nôn và nôn. Ù tai, cảm giác nặng tai, hoặc mất thính lực có thể xảy ra. Rung giật nhãn cầu phản xạ hầu như luôn có.

Rung giật nhãn cầu không đổi hướng khi thay đổi hướng nhìn; thường giật ngang có xoay và có pha nhanh đi ra xa phía tổn thương. Nó được ức chế khi nhìn cố định. Bệnh nhân cảm nhận được chuyển động xoay tròn ra xa tổn thương và có xu hướng khó di chuyển, với ngã về phía tổn thương, đặc biệt là trong tối hoặc nhắm mắt lại. Không có bất thường thần kinh khác.

Bảng. ĐẶC ĐIỂM CỦA CHÓNG MẶT NGOẠI BIÊN VÀ TRUNG ƯƠNG

Đặc điểm của chóng mặt

aTrong bệnh Ménièreư, hướng của pha nhanh hay biến đổi.

bRung giật nhãn cầu kết hợp theo chiều dọc-xoay gợi ý chóng mặt tư thế kịch phát lành tính.

Chóng mặt kéo dài cấp tính có thể do nhiễm khuẩn, chấn thương, hoặc thiếu máu. Thường không tìm thất nguyên nhân đặc hiệu, và thời kì viêm mê đạo cấp tính (hoặc viêm thần kinh tiền dinhd) không đặc hiệu thường được dùng để mô tả sự việc. Rối loạn chức năng mê đạo hai bên cấp tính thường do thuốc (kháng sinh nhóm aminoglycoside), rượu, hoặc một rối loạn thoái hóa hệ thần kinh. Rối loạn chức năng mê đạo tái phát với các triệu chứng của bệnh ốc tai thường do bệnh Ménière (chóng mặt tái phát kèm theo ù tai và điếc). Chóng mặt tư thế thường được thúc đẩy bởi đầu ở tư thế nằm. Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính (BPPV) do ống bán khuyên sau thường hay gặp; hình ảnh rung giật nhãn cầu rất khác biệt. Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính có thể kèm theo chấn thương nhưng thường vô căn; nó thường sẽ giảm đi một cách tự nhiên sau vài tuần hoặc vài tháng. U bao sợi thần kinh tiền đình của dây thần kinh sọ số VIII (u dây thần kinh thính giác) thường xuất hiện cũng như mất thính lực và ù tai, đôi khi kèm theo yếu mặt và mất cảm giác do sự tham gia của dây thần kinh sọ số VII và V. Chóng mặt do tâm lý nên được nghi ngờ ở những bệnh nhân chóng mặt mất khả năng mạn tính người có chứng sợ không gian, cơn hoảng loạn, khám thần kinh bình thường, và không có rung giật nhãn cầu.

Bảng. ĐIỀU TRỊ CHÓNG MẶT

Điều trị chóng mặt

aTất cả các thuốc trong danh sách đều được chấp thuận bởi Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, nhưng đa số đều không được chấp thuận để điều trị chóng mặt.

bThường uống (trừ khi có chỉ định khác) liều khởi đầu ở người lớn; có thể đạt được liều duy trì cao hơn bằng cách tăng liều từ từ.

cChỉ dùng cho say tàu xe.

dDùng cho chóng mặt tư thế kịch phát lành tính.

eDùng cho bệnh Ménière.

fDùng cho đau nửa đầu tiền đình.

gDùng cho viêm dây thần kinh tiền đình cấp tính (bắt đầu dùng trong vòng 3 ngày kể từ khi khởi phát).

hDùng cho chóng mặt tâm thể.

Chóng mặt trung ương

Được xác định bằng các dấu hiệu có liên quan đến thân não và tiểu não như loạn vận ngôn, nhìn đôi, khó nuốt, nấc cụt, các bất thường thần kinh sọ não khác, yếu, mất điều hòa chi; tùy thuộc vào nguyên nhân, đau đầu có thể có. Rung giật nhãn cầu có thể thấy ở bất kì dạng nào (như chiều dọc hoặc đa chiều) nhưng thường hoàn toàn theo chiều ngang không có xoay và đổi hướng với các hướng nhìn khác nhau. Rung giật nhãn cầu trung ương không bị ức chế bởi nhìn cố định. Chóng mặt trung ương có thể là mạn tính, nhẹ, và thường không kèm theo ù tai hoặc mất thính lực. Nó có thể là do bệnh mạch máu, thoái hóa myelin, ung thư. Chóng mặt có thể là một biểu hiện của đau nửa đầu hoăc hiếm hơn, của động kinh thùy thái dương.

Điều trị chóng mặt

Điều trị cơn chóng mặt cấp bao gồm các thuốc ức chế tiền đình để giảm trong thời gian ngắn (bảng). Chúng có thế cản trở sự bù trừ của hệ thần kinh trung ương, kéo dài thời gian của các triệu chứng, và do đó nên sử dụng vừa phải.

Phục hồi chức năng tiền đình thúc đẩy quá trình thích nghi của hệ thần kinh trung ương và có thể quen với sự thay đổi của vận động và các triệu chứng của choáng váng bản thể.

Chóng mặt tư thế kịch phát có thể đáp ứng đáng kể với các nghiệm pháp điều chỉnh tư thế như thủ thuật Epley dùng để làm sạch các mảnh vỡ hạt từ ống bán khuyên sau.

Đối với viêm dây thần kinh tiền đình, các thuốc kháng virus được chứng minh không có lợi ích trừ khi có herpes zoster ở tai. Một số tài liệu cho thấy glucocorticoid cải thiện khả năng hồi phục trong viêm dây thần kinh tiền đình.

Bệnh Ménière có thể đáp ứng với chế độ ăn ít muối (1 g/ngày) hoặc với lợi tiểu. Đề nghị khám ở khoa tai mũi họng.

Cơn chóng mặt có liên quan đến đau nửa đầu tái phái nên được điều trị với liệu pháp trị đau nửa đầu.

Bài viết cùng chuyên mục

Viêm mũi dị ứng: bệnh quá mẫn tức thì (typ I)

Viêm bề mặt niêm mạc mũi có thể cho phép các chất gây dị ứng thâm nhập vào sâu trong mô, nơi chúng liên kết với các tế bào mast quanh tiểu tĩnh mạch.

Suy giảm chức năng thần kinh ở bệnh nhân nặng

Phần lớn những bệnh nhân ở ICU tiến triển thành mê sảng, được mô tả bởi những thay đổi cấp tính về trạng thái tâm thần, giảm tập trung, suy nghĩ hỗn loạn.

Hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS): nguyên lý nội khoa

Phù phế nang đặc trưng nhất trong các phần phụ thuộc của phổi; gây xẹp phổi và giảm độ đàn hồi phổi. Hạ oxy máu, thở nhanh và phát triển khó thở tiến triển, và tăng khoảng chết trong phổi cũng có thể dẫn đến.

Viêm cầu thận cấp: nguyên lý nội khoa

Hầu hết các thể của viêm cầu thận cấp đều được điều chỉnh bởi cơ chế miễn dịch dịch thể. Đặc điểm lâm sàng tùy thuộc vào tổn thương.

Viêm gan virut cấp

Viêm gan virut cấp tính là một nhiễm trùng toàn thân chủ yếu ảnh hưởng đến gan. Biểu hiện lâm sàng là mệt mỏi, buồn nôn, nôn, ỉa chảy, sốt nhẻ, tiếp theo là nước tiểu đậm màu, vàng da, gan to mềm.

Giảm và tăng phosphate máu: nguyên lý chẩn đoán điều trị

Các nguyên nhân gây giảm phosphate máu bao gồm giảm hấp thụ đường ruột do thiếu hụt vitamin D, các thuốc kháng acid gắn P, kém hấp thu.

Viêm khớp phản ứng: nguyên lý chẩn đoán và điều trị

Viêm khớp phản ứng liên quan đến viêm khớp cấp tính không có mủ đang có biến chứng nhiễm trùng nơi khác trong cơ thể.

Sốc: nguyên lý nội khoa

Tiền căn các bệnh lý nền, gồm bệnh tim, bệnh mạc vành, suy tim, bệnh màng tim, Sốt gần đây hay viêm nhiễm dẫn đến nhiễm trùng huyết, tác dụng phụ của thuốc.

Bệnh thoái hóa dạng bột: nguyên lý chẩn đoán và điều trị

Bệnh thoái hóa dạng bột được xác định bởi tính chất sinh hóa của protein trong sự lắng đọng các sợi và được phân loại theo toàn thân hay tại chỗ, mắc phải hay di truyền.

Các dạng phơi nhiễm phóng xạ hạt nhân

Vải và da thường có thể ngăn cản được hạt nhân alpha xâm nhập vào cơ thể. Nếu hạt alpha vào trong cơ thể, chúng gây tổn thương tế bào nghiêm trọng.

Ngộ độc sinh vật biển do ăn uống

Hội chứng Ciguatera liên quan đến ít nhất 5 loại độc tố có nguồn gốc từ tảo đơn bào hai roi quang hợp và tích lũy trong chuỗi thức ăn. Ba loại độc tố ciguatoxins chính.

Khám vận động: nguyên lý chẩn đoán điều trị

Đánh giá sức chi trên bằng sự trôi cơ sấp và lực của phản xạ cổ tay, ngón tay, Đánh giá sức chi dưới yêu cầu bệnh nhân đi lại bình thường, đi bằng gót chân, bằng ngón chân.

Khó tiêu: nguyên lý nội khoa

Sự hiện diện của các triệu chứng khó nuốt, nuốt đau, giảm cân không giải thích được, nôn ói tái phát dẫn đến mất nước, mất máu tiềm ẩn hoặc nhiều, hoặc có một khối u sờ được.

Nhiễm khuẩn tai ngoài: nguyên lý nội khoa

Điều trị đòi hỏi phải dùng kháng sinh hoạt động toàn thân chống lại các tác nhân gây bệnh phổ biến nhất, Pseudomonas aeruginosa và S. aureus, và thường bao gồm một penicilin.

Bạch cầu cấp dòng tủy: nguyên lý nội khoa

Các yếu tố kích thích dòng có ít hoặc không có lợi ích, một số khuyến cáo sử dụng ở những bệnh nhân lớn tuổi và những người có nhiễm trùng hoạt động

Sa sút trí tuệ: nguyên lý chẩn đoán điều trị

Vai trò của hình ảnh chuyển hoá chức năng trong chẩn đoán sa sút trí tuệ vẫn đang nghiên cứu, tích tụ amyloid gợi ý chẩn đoán bệnh Alzheimer.

Bệnh phổi do môi trường: nguyên lý nội khoa

Khí dạng hòa tan trong nước như ammonia được hấp thụ ở đường thở trên và gây kích thích và co phế quản phản ứng, trong khi khí ít hòa tan trong nước.

Cổ trướng do xơ gan: nguyên lý nội khoa

Nguy cơ tăng ở bệnh nhân có xuất huyết tĩnh mạch thực quản và khuyến cáo dự phòng viêm phúc mạc tự phát do vi khuẩn khi bệnh nhân có biểu hiện xuất huyết tiêu hoá trên.

Viêm họng cấp: nguyên lý nội khoa

Điều trị kháng sinh cho bệnh nhân nhiễm GAS và được khuyến cáo để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh sốt thấp khớp. Điều trị triệu chứng của viêm họng do virus thường là đủ.

Tăng calci máu ở bệnh nhân ung thư

Giảm albumin máu liên quan đến bệnh lý ác tính có thể làm triệu chứng nặng hơn tùy theo nồng độ canxi huyết thanh vì càng nhiều canxi sẽ làm tăng lượng canxi tự do hơn lượng gắn kết với protein.

Ung thư đại trực tràng và hậu môn

Phần lớn ung thư đại tràng có nguồn gốc từ các polyp tuyến. Các bậc di truyền từ polyp đến loạn sản thành ung thư tại chỗ, ung thư thâm nhiễm đã được xác định.

Ngăn ngừa các biến chứng của bệnh nhân nặng

Huyết khối tĩnh mạch sâu có thể xảy ra mặc dù có thể dự phòng bằng heparin tiêm dưới da hoặc các thiết bị nén khí liên tục ở chi dưới và có thể xảy ra tại vị trí đặt catheter tĩnh mạch trung ương.

Hội chứng mệt mỏi mãn tính: nguyên lý nội khoa

Điều trị CFS khởi đầu bằng sự nhận biết của bác sĩ dựa vào sự suy giảm các chức năng hằng ngày của bệnh nhân. Thông tin cho bệnh nhân những hiểu biết hiện tại về CFS.

Khám các dây thần kinh sọ: nguyên lý chẩn đoán điều trị

Khám sơ bộ kiểm tra đáy mắt, thị trường, kích thước đồng tử và độ phản ứng, cử động ngoài mắt, và cử động trên mặt

Chụp cộng hưởng từ (MRI): nguyên lý nội khoa

Cardiac MRI được chứng minh hữu ích để đánh giá vận động thành tim và để đánh giá khả năng phát triển cơ tim trong bệnh tim thiếu máu cục bộ.